Trang chủ

Đồng chí Dương Tuấn Anh - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh TT Huế trả lời phòng vấn thông tấn xã Việt Nam

 ĐỒNG CHÍ DƯƠNG TUẤN ANH,

CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRẢ LỜI PHỎNG VẤN THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
 
 

1/ Dưới cương vị là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh TT-Huế, anh đánh giá thế nào về tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân?

Hội nghị BCH.TW5 khóa XII đã có Đề án tổng kết 15 năm thực hiện NQTW5 khóa IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Qua đó cho thấy vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Ở Thừa Thiên Huế cũng vậy, từ khi có NQ.TW5 (2002), Tỉnh ủy đã có nhiều Nghị quyết, chỉ thị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có trên 6000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 90% số doanh nghiệp đăng ký thành lập (so với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, số doanh nghiệp đang hoạt động của Thừa Thiên Huế đứng thứ hai, sau TP.Đà Nẵng).Trong đó, đến 98,53% doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 0,87%doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (49 doanh nghiệpFDI); và 0,60%doanh nghiệp nhà nước (34 doanh nghiệp). Điều này đã nói lên sự nổ lực của Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc đầu tư chỉ đạo, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân không ngừng phát triển vì trước năm 2000, số doanh nghiệp khu vực tư nhân chỉ chiếm khoảng 30-40%. Kinh tế tư nhân đang ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách cho tỉnh, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Năm 2016, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chưa tính doanh nghiệp FDI) nộp ngân sách cho tỉnh 797,5 tỷ , giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động. Song, nhìn chung công tác phát triển kinh tế khu vực tư nhân của tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cập; doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa còn chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 99%), số doanh nghiệp/vạn dân còn thấp so với trung bình của cả nước và một số tỉnh trong khu vực, trong lúc đó số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn có đến hơn 1 vạn hộ chưa chuyển lên doanh nghiệp.
Vì vậy, nên việc Hội nghị TW5 khóa XII chủ trương tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX của Đảng về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, phát huy hơn nữa vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững là thực sự cần thiết.
 

2/ Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước, hiệu quả kinh doanh còn thấp… Theo anh nguyên nhân từ đâu?

Điều này đã đượng Đảng và Nhà nước chỉ rõ trong nhiều Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo, đánh giá tổng kết hiệu quả SXKD của doanh nghiệp nhà nước, nhất là chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Vai trò của doanh nghiệp nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước đề cao, là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là thành phần chr đạo của nền kinh tế nước ta. Không phủ nhận là doanh nghiệp Nhà nước đã có những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế đất nước nhất là thời kỳ đầu của đổi mới nền kinh tế. Tuy vậy, khi kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế thị trường và ngày càng hội nhập sâu với kinh tế quốc tế thì mô hình quản lý doanh nghiệp có 100% vố của nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm như:doanh nghiệp chỉ có một sở hữu nên thiếu tạo động lực và cơ chế quản lý năng động; không huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, hiệu quả; sức cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp không được nâng lên. Thực tiễn khẳng định cổ phần hóa đã trở thành giải pháp quan trọng, chủ yếu để cơ cấu lại, đổi mới cơ chế quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của công ty, như vậy có thể làm giảm chi phí quản lý đồng thời tạo được khả năng quản lý tốt và có hiệu quả cao hơn cho nhà nước.
 

3/Nhìn nhận từ thực tế, các Nghị định của Chính phủ ban hành (như Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định 71/2013/NĐ-Cp về đầu tư vốn NN vào doanh nghiệp và quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay Nghị quyết 15/NQ-CP về 1 số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái hóa vốn NN tại Doanh nghiệp) đã đạt được hiệu quả hay chưa?

 

Không chỉ Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần; Nghị định 71/2013/NĐ-Cp về đầu tư vốn NN vào doanh nghiệp và quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay Nghị quyết 15/NQ-CP về 1 số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái hóa vốn NN tại Doanh nghiệp) mà từ những năm cuối thập kỷ1990 và đầu 2000, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như các Nghị định 28/CP, Nghị định 44/CP đã đạt ban hành và trong thực tế gần 20 năm qua đã chứng minh đây là một chủ trương đúng đắn. Cổ phần hoá tạo ra được khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, linh hoạt.Tăng hiệu quả của các doanh nghiệp ở cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân do tính cạnh tranh cao, thúc đẩy cả hai bên đều phải cải tiến năng lực.Cổ phần hoá thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo dựng được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư của nhân dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động.Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán vì khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, chúng sẽ phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.

Tuy vậy quá trình cổ phần hóa vẫn  còn nhiều bất cập. Tốc độ tiến hành cổ phần hoá còn quá chậm.Việc tiến hành cổ phần hoá không đồng đều giữa các ngành các địa phương. Nhiều mục tiêu cổ phần hóa chưa đạt như mục tiêu huy động vốn của toàn xã hội vào đầu tư phát triển ;mục tiêu tạo điều kiện để người lao động các doanh nghiệp cổ phần có cổ phần ,được mua cổ phiếu với giá ưu đãi. Tài sản Nhà nước bị thất thoát nhiều trong quá trình cổ phần hoá do không định giá đúng được tài sản . Tổ chức Đảng trong công ty cổ phần chưa được đổi mới về chức năng nhiệm vụ ,phương hướng hoạt động nên lúng túng trong sinh hoạt ,chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của mình .
 

4/ Theo anh, để khắc phục những khuyết điểm trên, chúng ta cần có phương án gì để đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được hiệu quả?

          Theo tôi, Đảng đã có nhiều Chỉ thị , Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Nhà nước cũng có nhiều Nghị quyết, Nghị định, Thông tư chỉ đạo hướng dẫn thực hiện việc đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước và nếu cần thì nên có một Nghị quyết mới của Đảng, một Nghị quyết hoặc Nghị định mới của Chính phủ . Vấn đê còn lại là cả hệ thống chính trị phải có một quyết tâm mới và lớn hơn, mạnh mẽ hơn nữa, nhất là vai trò của các Bộ, ngành, địa phương quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động của các Tập đoàn, các Tổng công ty, các doanh nghiệp của Nhà nước. Điều cần nữa là xác định trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải dám làm, dám chịu trách nhiệm, chịu kỷ luật trước Đảng , Nhà nước và nhân dân nếu để doanh nghiệp Nhà nước chậm đổi mới mô hình hoạt động theo chỉ đạo, làm ăn thua lỗ, lãng phí ngân sách, tài sản của Nhà nước, của dân.  
 
 

5/ Có cần thiết phải ban hành một nghị quyết mới của TW để tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp trong thời gian tới?

Theo tôi là rất cần. Vì thực tiễn cho thấy mỗi lần ban hành mọt Nghị quyết mới của TW là một quy trình chuẩn bị rất công phu của TW. Từ khảo sát đánh giá thực trạng tình hình đến nghiên cứu khoa học tìm ra mô hình mới, tổ chức thực hiện thí điểm rút kinh nghiệp rồi mới triển khai rộng ra...Tất cả là một công trình lãnh đạo chỉ đạo có tính trí tuệ tập thể cao của Đảng nên việc có một Nghị quyết mới của TW để chỉ ra phương cách đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian tới là rất cần thiết.

Tin tức liên quan