Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Bạn biết gì về CSR - "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp"?

Đại sứ quán Đan Mạch và phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam đồng tổ chức hội nghị “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam thông qua Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp” ngày 8/01/2008 tại khách sạn Melia. Sau đây là chút chia sẻ với mọi người về hiểu biết về CSR thu hái được.

Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR) là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.

CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trở thành điều kiện bắt buộc để DN tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại VN (Việt Nam) và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở DN còn hạn chế.

Vậy theo CSR, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?
- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty
- Bảo vệ quyền lợi cho người lao động
- Chống tham nhũng
- Bảo vệ môi trường
- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động
- Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo
- Vì lợi ích cộng đồng

Để thực hiện được điều đó đòi hỏi DN phải rõ ràng, minh bạch trong các báo cáo tài chính, họat động và minh bạch cả trong nguyên tắc làm việc. Theo xu hướng phát triển bền vững của thế giới, DN muốn phát triển tốt không nên đặt Profit – Lợi nhuận lên hàng đầu mà còn cần phải quan tâm đến cuộc sống của nhân viên, cuộc sống của người dân trong khu vực, làm việc vì lợi ích cộng đồng. Tất nhiên tùy từng đặc thù kinh doanh của từng DN mà DN đó lập một chiến lươc CSR phù hợp. Theo ông Thomas Thomas, CEO – Singapore Compact (www.csrsingapore.org) mục tiêu kinh doanh của DN đang thay đổi dần theo xu hướng: Lợi nhuận or (hoặc) Hành tinh + con người -> Lợi nhuận and (và) Hành tinh + con người -> Lợi nhuận is (là) hành tinh + con người. Nhiều ví dụ được đưa ra, cùng một số case-study cuả chính các doanh nghiệp như Tập đoàn A.P. Moller Maersk, Vinashin, công ty Thủy sản Scancon … cho thấy thực hiện CSR giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của DN này so với các công ty khác, nâng cao hình ảnh của công ty trên thương trường. Nhờ có thực hiện CSR họ đã tạo được lòng tin với khách hàng. Theo ông Thomas (Singapore Compact), sắp tới sẽ có ISO 26000 – Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, một tiêu chuẩn về CSR, mục tiêu phấn đấu mới cho các DN.

Vậy FSoft đã thực hiện được đến đâu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - CSR? Tới nay, FSoft thưc hiện khá nhiều họat động xã hội có ý nghĩa như “tình nguyện mùa đông”, thăm nom các trẻ em làng SOS, các cụ già không nơi nương tựa…. ; có hẳn 1 bộ phận chuyên chăm lo đời sống tinh thần “anh em”, phát động các hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội cho nhân viên, nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc cho nhân viên, hoạt động bảo vệ môi trường FPT Green … Có thể nói công ty có nhiều hoạt động mang tính CSR nhưng những hoạt đông này từ trước đến giờ chưa được gọi cái tên là CSR. Tuy nhiên, các hoạt động vì cộng đồng của công ty thường huy động đóng góp của nhân viên, chưa đươc đưa vào thành chiến lược của công ty. Nhiều hoạt động chưa hoàn chỉnh. Các anh chị nghĩ sao về khoảng cách lãnh đạo – nhân viên trong công ty, về điều kiện làm việc của mình? Theo các anh chị, các anh chị đã đươc quan tâm đúng mức chưa? Theo anh chị, đối với 1 công ty phần mềm như FSoft thì những yếu tố nào cần chú trọng khi lập chiến lược CSR?

Làm thế nào để CSR của Fsoft được bên ngoài biết đến, góp phần tao dựng hình ảnh tốt đẹp giữa cộng đồng, nâng cao khả năng cạnh tranh? Các ý kiến đóng góp/phản hồi đều hết sức ý nghĩa.


Tin tức liên quan