Trang chủ

Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào môi trường biển

Thứ ba 12/08/2014 07:04

ANTĐ - Đó là lời khuyên của ông Pascal Lamy - nguyên Tổng giám đốc WTO với doanh nghiệp Việt Nam tại buổi tọa đàm do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều qua, 11-8.
 


- Các hiệp định thương mại thường coi trọng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng việc bảo vệ công ăn việc làm, bảo vệ ngành sản xuất cũng đáng quan tâm, ông đánh giá như thế nào về 2 nội dung này?


- Ông Pascal Lamy: Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay bảo vệ công ăn việc làm, bảo vệ ngành sản xuất, tất cả đều xoay quanh vấn đề chất lượng sản phẩm. Đây là điều quan trọng hàng đầu. Tôi lấy ví dụ ở ngành thủy sản hay thực phẩm, các tiêu chí so sánh được đưa ra trong quá trình thương mại là chất lượng, tiêu chuẩn. Ngay cả ở những phân khúc thị trường thấp chúng ta cũng phải đặt vấn đề chất lượng.

Sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, để lại hậu quả hàng chục năm. Khi thu nhập gia tăng, người dân sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và sẽ dẫn đến xu hướng thận trọng thái quá. Tuy nhiên đây là thực tế mà chúng ta phải cân nhắc. Ngoài ra công nghệ thông tin phát triển trong thời gian gần đây cũng giúp nhiều trong việc đo đạc chính xác những con số ảnh hưởng đến người tiêu dùng và biết được sự tác động của những việc đó.

- Ông có lời khuyên nào với Việt Nam trong việc thực hiện chính sách nhập khẩu, vai trò của ngành nghề, hiệp hội đối với việc đàm phán các hiệp định và cam kết WTO?

- Ông Pascal Lamy: Với chính sách nhập khẩu, nhiều khi chúng ta phải nhập khẩu những mặt hàng buộc phải nhập để phục vụ nhu cầu trong nước. Mục tiêu cuối cùng là cung cấp hàng hóa với mức giá tối ưu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi chúng ta nhập mặt hàng nào đó thì phải cân nhắc lợi và hại.

Tôi cũng xin giải thích một chút về việc phải chọn được ưu tiên. Ta phải xác định lợi thế của mình ở đâu và tạo được bao nhiêu giá trị gia tăng và cần phải nhập khẩu trong các lĩnh vực mà ta có thể tận dụng được. Thường người ta chú trọng đến xuất khẩu và không muốn nhập khẩu. Tuy nhiên trong thế giới ngày nay lại khác. Những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất cũng là những quốc gia nhập khẩu nhiều. Tôi muốn nhấn mạnh phải có góc nhìn xem lại lợi thế so sánh của mình ở lĩnh vực nào, sau đó xác định lĩnh vực ưu tiên rồi nhập khẩu.

 


Ngư dân Bình Định chuyển những con cá ngừ tươi
được đánh bắt theo công nghệ Nhật Bản vào cảng


- Vậy phải điều hoà cán cân xuất nhập khẩu như thế nào để hài hoà các lợi ích nền kinh tế?

- Ông Pascal Lamy: Trong trường hợp của Việt Nam cũng như một số nước khác thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nâng cao lợi thế cạnh tranh. Lợi thế của các bạn nằm ở người dân, đây là sức mạnh rất to lớn. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao đầu tư cho giáo dục.

Như nhiều quốc gia khác Việt Nam không thể tăng trưởng kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên mà phải dựa vào môi trường biển. Nhưng vấn đề ở đây không phải là chúng ta đánh bao nhiêu cá mà phải tận dụng được nguồn nhân lực làm sao để đánh bắt và chế biến cá tốt nhất, có giá trị cạnh tranh cao trên thị trường.
Do đó, theo tôi, để thành công, ngoài việc Việt Nam cần đảm bảo việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới, thì cần chính sách thương mại tốt nhất là đầu tư và nâng cao giáo dục - đào tạo.

 

Hà Linh (Lược ghi)

 
 
 
 
Pause
Current Time 0:00
/
Duration Time 0:01
Remaining Time -0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
0:00
Fullscreen
 
00:00
Unmute


Tin tức liên quan