Trang chủ

Nhật Bản bỏ đánh thuế 95% hàng nhập khẩu theo TPP

 (Kinhdoanhnet) - Nhật Bản sẽ gỡ bỏ 95% thuế đối với hơn 9.000 mặt hàng theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt được.

Nhật sẽ gỡ bỏ 95% thuế đối với hơn 9.000 mặt hàng

 

Sau khoảng 2 tuần kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chính phủ Nhật vừa công bố trong ngày 20/10 chi tiết các thỏa thuận dự kiến của nước này khi tham gia TPP.

 

Theo đó, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ thuế quan đánh vào 95,1% hàng nông sản, sản phẩm công nghiệp và các hàng hóa nhập khẩu khác.
Mức độ dỡ bỏ thuế của Nhật Bản theo TPP là thấp hơn 11 nước thành viên khác, khi thuế áp vào một số nông sản nhạy cảm vẫn được duy trì. Trong số 586 sản phẩm, khoảng 30% sản phẩm sẽ được miễn thuế.

Nhưng mặt khác, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ ngay thuế quan đánh vào 95,3% số sản phẩm công nghiệp nhập khẩu từ các nước thành viên khác, trong khi các nước thành viên khác sẽ miễn thuế đối với 86,9% số sản phẩm mà Nhật Bản xuất khẩu khi TPP có hiệu lực.
Ngoài những mặt hàng trên, theo thông tin vừa được công bố chính thức, phía Nhật cũng sẽ bỏ thuế với nhiều sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu, trong đó có những mặt hàng nhập khẩu, trong đó có những sản phẩm nhạy cảm như gạo, thịt bò, thịt lợn... Việc gỡ bỏ này sẽ ảnh hưởng ngay lập tức (khi TPP có hiệu lực) đến khoảng 51% trong gần 2.330 sản phẩm nông nghiệp của Nhật. Và khi hiệp định có hiệu lực đầy đủ, phạm vi ảnh hưởng sẽ là 81%.
Bộ trưởng Kinh tế phụ trách TPP của Nhật Bản, Akira Amari, bác bỏ quan ngại rằng người nông dân Nhật Bản có thể đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn về giá khi nông sản nhập khẩu giá rẻ ào ạt đổ vào. Ông cho biết khối lượng hàng nông sản nhập khẩu được miễn thuế đặc biệt là thấp và Nhật Bản phụ thuộc lớn vào nhập khẩu các sản phẩm này để đáp ứng cho thị trường trong nước.
Với công nghiệp, Tokyo sẽ bỏ thuế cho tổng cộng 95,3% các sản phẩm nhập khẩu loại này từ các nước thành viên TPP, trong khi ở chiều ngược lại, các đối tác sẽ miễn thuế cho 86,9% các sản phẩm công nghiệp mà Nhật xuất khẩu.
TPP bao trùm một khu vực chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu. Các nước tham gia sẽ cần phải hoàn tất văn bản thỏa thuận để chính thức ký trước khi thông qua lần cuối.
Phương Anh (TH theo TTXVN, VNE)

Tin tức liên quan