Khắc phục hậu quả mưa lũ
Ngày cập ngày: 18/11/2010 04:12 AM
Tính đến ngày 17/11, trên địa bàn tỉnh có thêm 1 người chết, nâng số người chết lên 4 người; 1 người mất tích và 1 người bị thương nặng.
Lúc 10 giờ, ngày 17/11, tại thôn Quy Lai, xã Phú Thanh (Phú Vang), thôn Thuận Hoà B, xã Hương Phong (Hương Trà) vẫn còn ngập trong nước lũ. Đây là các địa phương nằm cuối hạ lưu sông Hương, gần cửa biển Thuận An nên chịu sức ép lớn trong mùa lũ lụt và triều cường. Đời sống người dân nơi đây vốn nhiều khó khăn, thêm những cơn lũ vừa qua khiến nhiều hộ dân càng lâm vào cảnh khốn khó. Phần lớn hộ dân ở các xã Phú Thanh, Hương Phong chủ yếu là trồng lúa và rau màu. Những cơn lũ vừa qua đã càn quét sạch diện tích rau màu cuả bà con. Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi nội đồng bị sạt lở nghiêm trọng và thiệt hai nặng.
Chúng tôi đến xã Phú Mậu (Phú Vang), một trong những địa phương gặp không ít khó khăn trong lũ lụt. Theo UBND xã Phú Mậu, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương của tỉnh, địa phương đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xã vận động người dân trồng hoa, rau màu, nhất là trồng hoa chất lượng cao khoảng 30 ha. Không ít hộ trồng hoa đã thoát được nghèo, vươn lên khá. Nhưng lũ lụt đã làm ngập úng hầu hết diện tích hoa và rau màu trên địa bàn ước tính thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Đến chiều 17/11 tại thôn Thuận Hoà B, xã Hương Phong vẫn còn ngập nặng
Không chỉ thiệt hại sản xuất trước mắt, lũ còn làm thiệt hại nặng đến nguồn giống chuẩn bị cho vụ đông xuân 2010-2011 sắp đến. Theo bà con nông dân, nếu nước lũ còn tiếp tục kéo dài sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị nguồn giống chất lượng và đảm đảm Các cấp chính quyền và người dân sẽ mất nhiều tiền của và thời gian để khắc phục các công trình.
Tính đến ngày 17/11, trên địa bàn tỉnh có thêm 1 người chết, nâng số người chết lên 4 người; 1 người mất tích và 1 người bị thương nặng. Số người chết là do chủ quan, bất cẩn trong khi nước lũ chảy xiết và dâng cao. Mặc dù tỉnh, các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền và cảnh báo người dân không nên lội nước, đánh cá, vớt củi... trong khi nước lũ dâng cao, nhưng do ý thức của một bộ phận người dân còn thấp đã để xảy ra chết người đáng tiếc.Các địa phương, ban ngành cần tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý nhân dân, nhất là triển khai tốt phương châm “tự quản tại chỗ”… Đến chiều 17-11, toàn tỉnh có khoảng 27 ngàn ngôi nhà vẫn còn ngập trong nước lũ. Nhiều tuyến đường thấp trũng ngập sâu từ 0,5 đến 1,2 mét gây khó khăn trong việc giao thông đi lại. Nhiều đoạn kè bờ sông bị sạt lở nặng. Tại xã Thuỷ Bằng (Hương Thuỷ) do sạt lở bờ sông làm mất 7,1 ha đất ở, đất sản xuất, khiến 250 hộ phải di dời khẩn cấp.
Thêm 1 người chết do lũ cuốn là Võ Trọng Sáu, sinh năm 1971 ở tổ 1, phường Thuỷ Châu, thị xã Hương Thuỷ; 1 người mất tích là Lê Ngọc Hoà, 40 tuổi, ở thôn 2, xã Hương Hữu (Nam Đông); 1 người bị thương nặng là Lê Thị Phượng ở thôn Tân Phong, xã Hương Bình (Hương Trà). Có gần 100 ha rau màu, 2 ha cá bị lũ gây ngập úng và cuốn trôi. Gần 10 km kè bờ sông bị sạt lở, lún sụt. Khoảng 8.000 hộ có khả năng phải di dời do ảnh hưởng sạt lở bờ sông, ngập nặng…
Bài, ảnh: Hoàng Thế
nguonBaothuathienhue