Tin tức & Hoạt động Hiệp Hội

Góp ý Dự thảo Đề án phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh TT Huế

          Hiệp Hội DN tỉnh nhận được Công văn của Sở Kế hoạch và Đầu tư kèm theo bản Dự thảo Đề án phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, đề nghị Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh tham gia góp ý cho Dự thảo có nội dung quan trọng này trước khi trình UBND tỉnh duyệt và ban hành.

          Nhận thấy Đề án có nội dung hết sức cấp thiết, vì vậy Hiệp Hội đã gửi toàn văn Đề án do Sở KH&ĐT chủ trì soạn thảo đến 33 Ủy viên Ban chấp hành Hiệp Hội và gửi thư điện tử kèm toàn văn dự thảo Đề án đến các doanh nghiệp hội viên để nghiên cứu góp ý cho Dự thảo này.

           Sau đây là một số ý kiến góp ý cho Dự thảo đề án về các nội dung như sau: 

            1/ Các ý kiến đều cho đây là một Đề án thực sự cần thiết và cần sớm được tỉnh ban hành: Kinh tế tư nhân đang ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách cho tỉnh, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội. Song, nhìn chung công tác phát triển kinh tế khu vực tư nhân của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế, số doanh nghiệp/vạn dân còn thấp so với trung bình của cả nước và một số tỉnh trong khu vực, trong lúc đó số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn có số lương lớn chưa phát triển lên doanh nghiệp. Vì vậy, nên việc tỉnh có một Đề án quy mô để phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm quán triệt và triển khai nội dung NGhị quyết của Hội nghị TW5 khóa XII trên địa bàn tỉnh là thực sự cần thiết. Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình sẽ tích cực góp phần cùng với tỉnh triển khai thực hiện thành công Đề án quan trọng này.

2-Về bố cục và nội dung tổng thể của Đề án: Đây là bản Đề án có nội dung đầy đủ và rất phong phú về khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể nói đây là một Đề án được soạn thảo công phu, có số liệu tổng hợp  khá đầy đủ về thực trạng tình hình cũng như  nêu quan điểm, định hướng, mục tiêu và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
           3/ Về chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân, đề án nêu đến 2020 có ít nhất 7900 doanh nghiệp KTTN, tức là tăng thêm 2000 DN so với hiện nay. Như vậy bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 600 doanh nghiệp, đạt 10%. Chỉ tiêu này là vừa phải so với tốc độ phát triển số lượng doanh nghiệp hàng năm hiện nay của tỉnh, nhưng khi có đề án ra đời, với trách nhiệm của các cấp các ngành, các địa phương được nâng cao hơn, thì chỉ tiêu này là thấp, trong lúc đó chỉ tiêu kế tiếp trong dự thảo là bình quân thời kỳ 2016-2020 đạt 15-16% (tức phải phát triển thêm thêm mỗi năm chừng 900 doanh nghiệp) và đến 2020 chỉ tiêu phấn đấu đạt phải là: 9000 doanh nghiệp KTTN).
Các kênh hình thành doanh nghiệp mới nên tập trung chỉ đạo :
     *  Từ chương trình Khởi nghiệp (bắt đầu kinh doanh mới có sự hỗ trợ của chương trình khởi nghiệp;
     * Từ tự phát khởi nghiệp, lập nghiệp ,
     * Đặc biệt từ vận động các hộ kinh doanh cá thể đủ điều kiện chuyển thành doanh nghiệp . Nên đặc biệt quan tâm, vì loại hình DN nầy đang có số lượng lớn, một số hộ kinh doanh có tiềm năng, khi trở thành DN sẽ có khả năng thành công cao, vì đã qua cọ xát trên thương trường. Việc chuyển đổi nầy sẽ giúp cho dn có điều kiện lớn mạnh hơn, tăng sức cạnh tranh, làm cho DN minh bạch hơn. Để khuyến khích, có thể cho hưởng các ưu đãi như DN khởi nghiệp .
4/ Ở nhóm giải pháp thúc dẩy phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế tư nhân, Hiệp Hội xin đề nghị bổ sung thêm giải pháp:
“ Trong giai đoạn 2016-2020, việc thu hút các Doanh nghiệp lớn từ nước ngoài và trong nước vào đầu tư là rất cần thiết, nhưng khi ký kết hợp tác cần đưa điều kiện các Doanh nghiệp KTTN của tỉnh được ưu tiên cung ứng nguyên vật liệu, được ưu tiên cung cấp các dịch phụ phụ trợ, người lao động địa phương được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc ở doanh nghiệp mới đầu tư...”
5/ Đề án cũng  nên quy định tỉnh rất thành lập một “Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp” có năng lực và có tính pháp lý cao để làm nhiệm vụ kết nối khi mời các nhà đầu tư vào đầu tư tại địa phương để thể thực hiện việc liên kết, cung ứng sản phẩm phụ trợ cho các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn trong nước đến đầu tư và được lập các dự án đào tạo, cung ứng lao động...
 6/ Ở phần nội dung phân công tổ chức thực hiện, đề án nên bổ sung vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp để nâng cao trách nhiệm tham gia vận động phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
Trân trọng cảm ơn ! 
Văn phòng Hiệp hội

Tin tức liên quan