Tin tức & Hoạt động Hiệp Hội

THÔNG TIN CHUYẾN ĐI HỌC TẬP TẠI HOA KỲ
Kính gửi quý doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp thông qua sáng tạo và đổi mới công nghệ trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0", Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trân trọng kính mời các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân quan tâm đăng ký tham gia chương trình học tập và khảo sát thực tế tại Mỹ:"PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO & ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CHO NHÀ LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM"
🔶(Nội dung và lịch trình chi tiết trong file đính kèm)
🔶 Thời gian: 23/11 - 03/12/2018
🔶 Địa điểm: Đại học Maryland, Washington DC, New York, Los Angeles, Las Vegas
🔶 Hạn đăng ký: 10/11/2018
🔶Chi tiết liên hệ: Ms. Hồ Thị Như Ý, Thư ký HHDN tỉnh - ĐT: 0905.272.991; Email: hothinhuy91@gmail.com

Các chủ đề của chương trình:
1. Nguyên tắc và mô hình lãnh đạo thay đổi trong CM 4.0
2. Đổi mới sáng tạo trong Kinh doanh toàn cầu
3. Thay đổi Chiến lược công nghệ đáp ứng CM 4.0
4. Thay đổi tầm nhìn lãnh đạo và tinh thần doanh nhân
5. Nền kinh tế số và kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.

VCCI rất mong nhận được sự quan tâm và tham gia của các đơn vị, cá nhân. Do nhu cầu xin visa Mỹ của người Việt rất lớn nên BTC hy vọng nhận được đăng ký sớm để kịp lấy lịch phỏng vấn cho các học viên. (Sau khi nhận được thông tin đăng ký qua email, Ban Tổ chức sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục và giấy tờ cần chuẩn bị để xin VISA).

Trân trọng cảm ơn!

Chi tiết liên hệ:
Ms. Hồ Thị Như Ý - 0905.272.991
Email: hothinhuy91@gmail.com


CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ ĐỐI MỚI SÁNG TẠO
CHO LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - Leadership USA11
Thời gian học tập: Từ ngày 23/11/2018 đến ngày 03/12/2018
Địa điểm: Đại học Maryland, Washington DC, Hoa Kỳ

I- GIỚI THIỆU CHUNG

Trong khuôn khổ hợp tác “ Hỗ trợ doanh nhân Việt Nam phát triển kỹ năng lãnh đạo” giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Trường Đại Học Maryland, năm 2018 Trường Đại Học Maryland sẽ thực hiện một chương trình đào tạo quản trị với tên gọi “Phát triển kỹ năng lãnh đạo và Đổi mới sáng tạo cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam”

Leadership USA11 là một chương trình đào tạo nghiệp vụ lãnh đạo ngắn hạn nhằm mục đích nâng cao kỹ năng lãnh đạo và quản lý kinh doanh toàn cầu theo hướng đối mới sáng tạo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chương trình đào tạo có thời gian là 02 ngày học tập và trao đổi với các giảng viên cao cấp và các chuyến đi thực tế tại doanh nghiệp. Thời gian còn lại dành cho các chương trình ngoại khoá tại New York, Log Angeles, Las Vegas. Học viên sẽ học tập trung tại khu học xá của Trường chính sách công Maryland nằm ở ngoại ô Washington, DC, gần Nhà trắng.

 

ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ
 Ban lãnh đạo doanh nghiệp/Tập đoàn.
 Đội ngũ quản lý cấp cao, cấp trung.
 Đối tượng có nhu cầu

LỢI ÍCH KHI THAM DỰ

• Nâng cao kiến thức về quản lý và lãnh đạo cũng như được cung cấp thêm những kỹ năng tiên tiến nhất trong việc giải quyết những thách thức cơ bản về thương mại, kinh tế và tài chính mà Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế
• Học tập và sử dụng các chế độ ưu đãi tại Đại học Maryland danh tiếng nơi đào tạo quan chức chính quyền Hoa Kỳ và chia sẻ kinh nghiệm với các lãnh đạo CEO hàng đầu của Hoa Kỳ
• Đối thoại trực tiếp giữa học viên và giảng viên để chia sẻ và củng cố những kỹ năng ưu việt nhất.
• Tham dự các buổi học tập thực địa tại các Tâp đoàn, tổ chức liên bang và quốc tế Tại Hoa Kỳ
• Cơ hội trao đổi về những cơ hội kinh doanh, dự án cần tài trợ, định hướng vào thị trường Hoa Kỳ
• Chứng chỉ tốt nghiệp Khóa học được Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Đại học Maryland trao trực tiếp cho học viên hoàn thành
• Cơ hội tham quan đất nước và con người của Hoa Kỳ, đặc biệt tại Washington D.C.: Thăm quan Nhà trắng, Trung tâm bay vũ trụ Goddard; Annapolis; Căn cứ không quân Andrew, . .
• Cơ hội tới thăm các tập đoàn lớn, các quỹ đầu tư, vườn ươm doanh nghiệp.

II- NỘI DUNG VÀ LỊCH TRÌNH DỰ KIẾN

Các chủ đề dự kiến của chương trình:

1. Nguyên tắc và mô hình lãnh đạo thay đổi trong CM4.0
2. Đổi mới sáng tạo trong Kinh doanh toàn cầu
3. Thay đổi Chiến lược công nghệ đáp ứng CM 4.0
4. Thay đổi tầm nhìn lãnh đạo và tinh thần doanh nhân
5. Nền kinh tế số và kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn.

Giảng viên
Chương trình sẽ do các giảng viên của Trường Chính Sách Công Đại Học Maryland giảng dạy trực tiếp. Những giảng viên tham gia giảng dạy trong chương trình này đều là những Giáo sư, chuyên gia có tên tuổi của nước Hoa Kỳ. Mỗi giảng viên đều là những học giả đồng thời là nhà thực hành chuyên nghiệp vừa tham gia giảng dạy tại Đại học đồng thời phục vụ hay cố vấn cho Chính phủ cũng như CEO tại các tập đoàn.

Danh sách ban cố vấn và giảng viên của chương trình:

Kenneth S. Apfel : Giáo sư thực hành Trường Chính sách Công Đại học Maryland. Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu của ông là năng lực lãnh đạo và quản lý công, cũng như chính sách xã hội. Giáo sư Apfel đã là Chủ tịch Sid Richardson về Các vấn đề tại Trường Công vụ của Đại học Texas LBJ. Ủy viên của Cục an sinh xã hội từ năm 1997, đồng thời Ông là Ủy viên an ninh xã hội đầu tiên được Thượng viện phê chuẩn sau khi SSA trở thành một cơ quan độc lập và được Quốc hội cho phép có vị trí mới ở cấp Nội các. Ông từng làm Phó giám đốc nhân sự tại Văn phòng quản lý và ngân sách, đồng thời làm Phụ tá bộ trưởng đặc trách về Quản lý và ngân sách tại Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ.

G. Edward DeSeve, Điều hành tại cư xá tại Viện Brookings, cựu cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Barack Obama để giám sát việc thực hiện Đạo luật thu hồi và tái đầu tư tại nước ngoài trị giá 787 tỷ USD, và cựu giám đốc tài chính cho thành phố Philadelphia.

Anthony McCann, cựu Giám đốc Sở Y tế và Vệ sinh Tâm thần thành phố Maryland; cựu Trợ lý thư ký quản lý ở cả Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ và Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ.

Đại sứ Susan Schwab, Giáo sư và cựu Hiệu trưởng trường Đại học Chính sách công Maryland; nguyên Phó chủ tịch của Tập đoàn Motorola; cựu quan chức cấp Nội các dưới chính quyền Tổng thống George W. Bush với vai trò Đại diện Thương mại Hoa Kỳ.

Dr. Phillip Swagel, Giáo sư tại Trường Chính sách Công của Đại học Maryland; cựu Trợ lý Bộ trưởng Chính sách Kinh tế tại Bộ Tài chính Hoa Kỳ, nơi ông đã tư vấn cho Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Hank Paulson về mọi khía cạnh của chính sách kinh tế.

Tiến sĩ James (Jim) Moody : Ông từng phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ, ông là thành viên của ủy ban Tài chính & Thuế vụ, ủy ban Giao thông và Công trình công cộng. Nghị sĩ Moody cũng đã làm việc trong các tiểu ban Y tế, An sinh xã hội, Cơ sở hạ tầng và Tài nguyên nước.. Tại đây, ông chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý khoản ngân sách điều hành 50 triệu đô la để hỗ trợ chương trình cho vay 500 triệu đô la, đồng thời quản lý một danh mục đầu tư của quỹ dự trữ trị giá 2,2 tỷ đô la. Từ 1998-2000, Nghị sĩ Moody là Chủ tịch và Giám đốc điều hành của InterAction, liên minh gồm 165 tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên về cứu trợ thiên tai, trợ giúp người tị nạn và phát triển kinh tế tại Washington, D.C.

Tiến sĩ Elizabeth M. (Betty) Duke : Bà đã làm việc tại Trường Chính sách công với vai trò là Giảng viên cao cấp từ tháng 8 năm 2009. Bà giảng dạy về Quản lý, Năng lực lãnh đạo và Tài chính (MFl), với vai trò là Quan chức cao cấp của Liên bang, bà phụ trách các chương trình cải tiến quy trình cho doanh nghiệp và nguồn nhân lực của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ {HHSJ. Trước khi gia nhập FDA, Bà là Quản lý của Cơ quan quản lý dịch vụ và tài nguyên y tế (HRSA), một cơ quan khác trực thuộc HHS, như FDA, Viện Y tế quốc gia (NIH), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) và bảy cơ quan khác. HRSA là một "mạng lưới an toàn" cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho những người chưa được tiếp cận dịch vụ với hơn tám mươi chương trình và khoản ngân sách bảy tỷ đô la.

Darrell West : Ông là Phó chủ tịch về Nghiên cứu quản lý và Giám đốc Trung tâm cải tiến công nghệ tại Viện Brookings. Trước đây, ông là Giáo sư của John Hazen White về Khoa học chính trị và Chính sách công và là Giám đốc Trung tâm Chính sách công Taubman của Đại học Brown. Nghiên cứu hiện tại của ông tập trung vào chính sách công nghệ, Internet, phương tiện kỹ thuật số, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, quyền riêng tư và bảo mật.

William Reinsch: Ông là một cố vấn cao cấp về thương mại/chính phủ quốc tế tại văn phòng Washington, D.C của công ty. Bill có hơn bốn mươi năm kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách thương mại quốc tế với vai trò là một nhân viên cấp cao của Capitol Hill và một nhà lãnh đạo trong khu vực tư nhân. Ông từng là chủ tịch Hội đồng ngoại thương quốc gia (NFTC), một hiệp hội thương mại gồm 200 thành viên về chính sách thương mại, tài chính xuất khẩu, thuế quốc tế và các vấn đề nhân sự. Trước khi gia nhập NFTC, Bill đã từng làm Thứ trưởng Quản lý xuất khẩu tại Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Là Cục trưởng Cục Quản lý xuất khẩu (nay là Cục Công nghiệp và an ninh), ông đã quản lý và thực thi các chính sách kiểm soát xuất khẩu của chính phủ Hoa Kỳ cũng như luật chống buôn lậu của chính phủ.

Giáo sư Mark Croatti: Ông giảng dạy nhiều lớp về các vấn đề của nhà lãnh đạo trong Chính phủ Hoa Kỳ, Chính quyền tiểu bang và địa phương, Chính quyền của người Mỹ bản địa, Chính sách công, Quản trị công và Chính trị đối sánh, bao gồm cả các hệ thống chính trị của người Canada, Iraq, Kurdish và Israel. Ông đã giảng dạy các khóa học lãnh đạo quản lý và tinh thần phục vụ tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, Cơ quan Hàng hải Hoa Kỳ và Văn phòng Trinh sát Quốc gia, đồng thời ông cũng giảng bài tại các hội thảo phi tín dụng về các chủ đề như giải quyết xung đột, khủng bố và chống khủng bố tại Đại học Georgetown, Đại học Johns Hopkins và Đại học Pennsylvania.

Tiến sỹ Joseph Bailey (Smith School of Business): Giám đốc khoa Nghiên cứu và giảng dạy lợi ích của viễn thông, kinh tế, và chính sách công với trọng tâm về phát triển lợi ích kinh tế của Internet. Lĩnh vực này bao gồm việc xác định các chính sách công hiện có, công nghệ và cơ hội thị trường nhằm thúc đẩy lợi ích của khả năng tương tác. hiện đang nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế thương mại điện tử và cách Internet thay đổi lợi thế cạnh tranh và quản lý chuỗi cung ứng. Ông đã giành được bằng tiến sĩ từ Viện Công nghệ Massachusetts và cũng là giám đốc điều hành cho chương trình QUEST tại Đại học Maryland.

Đại sứ Pradeep Kapur : Ngài đại sứ là người bảo trợ cho chương trình, Ông tham gia vào Trường Chính sách công với vai trò là giáo sư thỉnh giảng kể từ tháng 9 năm 2014. Ông đã lấy bằng Cử nhân công nghệ (B.Tech) về kỹ thuật điện và Thạc sỹ công nghệ (M.Tech) về Hệ thống và Quản lý của Học viện công nghệ Ấn Độ ở Delhi, Ấn Độ trước khi tham gia Đại học Oxford nơi ông tiến hành nghiên cứu về "Chuyển giao công nghệ, Chính sách công và Ngoại giao phát triển". Năm 1991, Đại sứ Kapur được chọn là Học giả của Liên hợp quốc với Giải thưởng ngoại giao thế giới thứ ba, khi đó ông giảng dạy tại Đại học Georgetown.

Giám đốc Chương trình
Leadership USA11 sẽ do một Giám đốc Chương trình chỉ đạo (tên cụ thể sẽ được Trường Maryland thông báo sau). Giám đốc Chương trình sẽ hiện diện trong suốt chương trình, kể cả trong những giờ giảng dạy trên lớp hay giờ học thực địa nhằm đảm bảo sự liên tục của khóa học.

Nhân viên
Nhân viên của chương trình sẽ do Văn phòng Quản trị Chương trình, Trường Chính sách công Đại học Maryland cung cấp.

Ban tổ chức của chương trình: 01 cán bộ phụ trách chương trình của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ ngay từ ở Việt Nam, cùng tham dự và hiện diện trong suốt chương trình bên trường và cùng quay trở về Việt Nam khi kết thúc khoá học.

Dịch thuật: Tất cả các bài giảng, thảo luận và các chuyến thăm quan Doanh nghiệp sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh và được phiên dịch sang Tiếng Việt.

Thời gian học tập và chia sẻ : 7-8 tiếng/ngày. Học 02 ngày.
LỊCH TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH LEADERSHIP USA11

NEW YORK WASHINGTON D.C. LAS VEGAS – LOS ANGELES
Thứ 6 – Thứ 7
(23-24/11) Chủ Nhật
25/11 Thứ 2 (26/11) Thứ 3 (27/11) Thứ 4
(28-29/11) Thứ 5
(30/11) Thứ 6
(1/12) Thứ 7
(2/12) Chủ Nhật
(3/12)
NEW YORK PHILLADELPHIA – Washington D.C 08:30 – 12:00
Tham dự phiên học, Chủ đề: "Đổi mới trong kinh doanh toàn cầu" tại Trường Chính sách công Maryland
- Thăm quan – Vườn ươm kinh doanh quốc tế Maryland

Chủ trì: Ngài Đại sứ Pradeep Kapur 8:30 – 12:00
- Học tập thực tế tại ĐH Hải quân Hoa Kỳ - Chủ đề: “Các nguyên tắc lãnh đạo” tại thành phố Annapolis
- Gặp gỡ Tập đoàn IBM, Boing các dịch vụ kinh doanh quốc tế Washington D.C.  LAS VEGAS LAS VEGAS LAS VEGAS

LOS ANGELES
LOS ANGELES
 UNIVERSAL STUDIO
LOS ANGELES
 VIỆT NAM

Lunch Lunch
14:00 – 18:00
Tham dự phiên học, Chủ đề: "Hệ kinh tế mới" tại Bộ Thương mại - tòa nhà Ronald Reagan

Chủ trì: Tiến sỹ Joseph Bailey (Smith School of Business)

- Tham dự hội thảo tại Điện Capitol Hill – do ngài Fmr. Congressman James Toody chủ trì
14:00- 18:00
-Chia sẻ với Giám đốc phụ trách khu vực ASEAN của Ngân hàng thế giới (World Bank) về tầm nhìn 2035 của Việt Nam và định hướng phát triển trong từng năm và giai đoạn.
Gặp gỡ Hội đồng Doanh nghiệp Hoa Kỳ ASEAN
- Gặp gỡ Phòng Thương mại Hoa Kỳ
- Tham dự Lễ trao chứng nhận và Tiệc bế giảng

III- CHI PHÍ

Tổng chi phí: 160.000.000 VNĐ (Chi phí này ký hợp đồng với VCCI). Chi phí này đã được hỗ trợ 30% kinh phí từ nguồn Học bổng của Trường từ các Tập đoàn hàng đầu.

TT Chi tiết Dịch vụ
1 Lệ phí Visa
2 Chi phí học tập và ăn ở đi lại trong suốt quá trình học tập và study tour tại Hoa Kỳ 
3 Chi phí thăm quan và học tập các mô hình đổi mới sáng tạo tại Bờ Đông, Bờ Tây Hoa Kỳ. 
4 Chi phí phiên dịch viên cho chương trình ( Tiếng Anh sang Tiếng Việt) 
5 Chi phí Vé máy bay quốc tế và nội địa 
6 Chi phí bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế 
7 Chi phí hậu cần: Cán bộ dẫn đoàn, In ấn, hậu cần từ phía ban tổ chức tại Việt Nam, quà tặng 
8 Tiệc giao lưu giữa Ban giám hiệu Trường Maryland, Giảng viên chương trình, Ban quản lý chương trình và toàn bộ học viên trong buổi Lễ khai mạc và Lễ kết khoá. 
9 Các loại phí và lệ phí khác 

Các dịch vụ miễn phí của Trường Maryland

TT Chi tiết Dịch vụ
Miễn phí
1 Sử dụng sân tennis của Đại học Maryland 
2 Sử dụng phòng tập thể dục, thể thao của Đại học Maryland 
3 Sử dụng bể bơi tiêu chuẩn Olympic của Đại học Maryland 
4 Được khám bệnh tại Bệnh viện của Trường Đại học Maryland (rất nhiều đời Tổng thống Hoa Kỳ đã khám bệnh ở đây) 
5 Sử dụng xe buýt miễn phí từ trường đến ga tầu điện ngầm 
6 Sử dụng thư viện của Trường 
7 Tham dự những sự kiện thể thao hoặc giao hữu tai UMD campus 

• Không bao gồm:
1. Hộ chiếu
2. Chi phí dịch thuật tài liệu, giấy tờ cá nhân
3. Đồ uống, điện thoại, giặt là trong Phòng khách sạn.
4. Tiền TIP cho lái xe và hướng dẫn viên ( 10USD/ngày)
5. Chi phí cá nhân, mua sắm.
6. Hành lý quá cước.
7. Và 1 số chi phí phát sinh khác.

 

IV- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

1- Các thành viên đăng ký tham gia nộp qua email (Bản đăng ký + Giấy phép đăng ký kinh doanh + Quyết định cử tham dự chương trình + Hợp đồng ký trước+ Ảnh 5cmx5cm nền trắng, scan hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng) của đơn vị cho Ban Tổ chức VCCI
2- Ban Tổ chức sẽ gửi: Thư mời tham dự chương trình cho từng thành viên, trao đổi với ĐSQ và Cục lãnh sự Hoa Kỳ về chương trình Leadership USA11.
3- Các thành viên chuẩn bị bộ Hồ sơ, thủ tục khai form Visa trên mạng và đi phỏng vấn Visa Mỹ theo hướng dẫn của Ban tổ chức VCCI.
4- Mọi hướng dẫn và kết nối với các thành viên sẽ được thông báo chi tiết và cụ thể thông qua: Email và các phương tiện công nghệ tiên tiến nhất.
5- Hỗ trợ và tư vấn cho từng thành viên chuẩn bị Hồ sơ phỏng vấn Visa tốt nhất.

V QUY ĐỊNH VỀ THANH QUYẾT TOÁN

a - Doanh nghiệp sẽ nộp tiền 01 lần cho VCCI ngay sau khi nhận được giấy mời của Trường.
Lưu ý:
 Thành viên muốn ở phòng đơn (01 người/ phòng) tại khách sạn đăng ký ngay với Ban Tổ chức.

b - Để đảm bảo việc tham dự chương trình nghiêm túc của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ phải đặt cọc tiền khách sạn và học phí. Do vậy, nếu thành viên hủy không tham dự chương trình sẽ phải chịu nộp phạt trong các trường hợp sau:

 Thành viên hoặc người tham dự bị trượt Visa vào Hoa Kỳ sẽ được hoàn lại toàn bộ kinh phí đào tạo (sau khi trừ đi phí phát sinh về thuê khai form Visa online là 75 USD/ người)
 Thành viên hoặc người tham dự hủy không tham dự sau khi đã có visa sẽ phải đóng 5.000 USD.
 Thành viên hoặc người tham dự hủy không tham gia chương trình vì bất cứ lý do gì trước khi đoàn khởi hành 10 ngày sẽ không được hoàn toàn bộ số tiền đóng cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
c - Khi đoàn về, thành viên cần nộp lại cuống vé máy bay, scan Hộ Chiếu với việc xuất nhập cảnh ra vào Việt Nam và Hoa Kỳ.


Chi tiết liên hệ:
Ms. Hồ Thị Như Ý - 0905.272.991
Email: hothinhuy91@gmail.com



 

 


Tin tức liên quan