Thư viện pháp luật chung

Hướng dẫn Người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

 Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, ngày 01/7/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.


• Những điều cần biết khi thành lặp công ty

• Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty

• Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

• Cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho các bạn trẻ có đam mê tại Công ty TNHH L'ORÉAL Việt Nam

• Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sản xuất


Ngày 07/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất sẽ do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đảm nhận.

Để cụ thể hóa các nội dung thực hiện đối với nhiệm vụ của NHCSXH, ngày 08/7/2021, Tổng Giám đốc NHCSXH đã ban hành văn bản số 6199/HD-NHCS hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất, cụ thể như sau:

1.  Đối tượng áp dụng

1.1. Người sử dụng lao động vay vốn để trả lương cho người lao động theo quy định tại khoản 11 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (sau đây gọi chung là khách hàng).

1.2. Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là NHCSXH nơi cho vay).

1.3. Các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

2. Nguyên tắc cho vay

2.1. Việc cho vay phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch.

2.2. Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, có trách nhiệm hoàn trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn.

3. Điều kiện vay vốn

3.1. Đối với khách hàng vay vốn trả lương ngừng việc

a) Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc, phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.

b) Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.

3.2. Đối với khách hàng vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh

a) Đối với khách hàng phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022

- Phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.

- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.

b) Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh

- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.

- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.

- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn.

4. Mục đích sử dụng vốn vay

Vốn vay được khách hàng sử dụng để trả lương cho người lao động ngừng việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh theo chính sách hỗ trợ của Chính phủ quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP.

5. Mức cho vay

5.1. Khách hàng được vay vốn một hoặc nhiều lần để trả lương ngừng việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất với thời gian tối đa 03 tháng/người lao động.

5.2. Việc xác định mức cho vay hằng tháng đối với khách hàng như sau:

5.3. Mức tiền lương tối thiểu vùng căn cứ theo quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

6. Lãi suất cho vay

6.1. Lãi suất cho vay: 0%/năm (không phần trăm).

6.2. Lãi suất nợ quá hạn: 12%/năm.

7. Thời hạn cho vay: Thời hạn cho vay do NHCSXH nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận dưới 12 tháng, kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên.

8. Bảo đảm tiền vay: Khách hàng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.

9. Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp đến khách hàng.

10. Hồ sơ vay vốn

10.1. Khách hàng tự kê khai, lập danh sách, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với số lao động ngừng việc, số lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và các thông tin, hồ sơ, tài liệu cung cấp cho NHCSXH nơi cho vay.

10.2. Đối với khách hàng vay vốn trả lương ngừng việc

10.2.1. Hồ sơ vay vốn lần đầu gồm:  

a) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 12a ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

b) Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13a ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng.

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có).

đ) Văn bản thỏa thuận ngừng việc giữa người sử dụng lao động với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

10.2.2. Hồ sơ vay vốn các lần tiếp theo gồm:

- Các hồ sơ nêu tại tiết a, b, đ điểm 10.2.1 khoản 10 văn bản này.

- Bổ sung hồ sơ nêu tại tiết c, d điểm 10.2.1 khoản 10 văn bản này nếu có thay đổi so với hồ sơ vay vốn lần đầu.

10.3. Đối với khách hàng vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất, kinh doanh

10.3.1. Hồ sơ vay vốn lần đầu gồm:

a) Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 12b ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đối với khách hàng phải tạm dừng hoạt động, Mẫu số 12c ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 13b/13c ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

c) Phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất, kinh doanh.

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng.

- Văn bản bổ nhiệm hoặc cử người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

đ) Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có).

e) Bản sao văn bản về việc người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022 (đối với khách hàng phải tạm dừng hoạt động).

g) Bản sao thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng lao động (đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng).

10.3.2. Hồ sơ vay vốn các lần tiếp theo gồm:

- Các hồ sơ nêu tại tiết a, b điểm 10.3.1 khoản 10 văn bản này.

- Bổ sung hồ sơ nêu tại tiết c, d, đ, e điểm 10.3.1 khoản 10 văn bản này nếu có thay đổi so với hồ sơ vay vốn lần đầu.

10.4. Thời gian nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 3 năm 2022.

11. Quy trình cho vay

11.1. Giám đốc NHCSXH nơi cho vay phân công cán bộ tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ quy định tại khoản 10 văn bản này do khách hàng cung cấp, lập Thông báo tiếp nhận hồ sơ vay vốn (Mẫu số 01/CVTL) trình Giám đốc ký gửi khách hàng.

11.2. Trong vòng 04 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng, cán bộ được phân công thực hiện các công việc sau:

a) Tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) để xác định tình trạng nợ xấu của khách hàng; in kết quả tra cứu thông tin kèm theo hồ sơ vay vốn.

b) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn.

c) Trình phê duyệt cho vay:

- Trường hợp hồ sơ vay vốn đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ và khách hàng không có nợ xấu theo quy định, lập Tờ trình phê duyệt cho vay (Mẫu số 02/CVTL) trình Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng/Tổ trưởng Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ để trình Giám đốc xem xét, phê duyệt. Đồng thời, lập Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (Mẫu số 03/CVTL) gửi khách hàng.

- Trường hợp khách hàng không đủ điều kiện phê duyệt cho vay, lập Thông báo từ chối cho vay (Mẫu số 04/CVTL), ghi rõ lý do từ chối trình Giám đốc ký gửi khách hàng.

11.3. Căn cứ kết quả phê duyệt cho vay, cán bộ được phân công cùng khách hàng thỏa thuận, lập Hợp đồng tín dụng/Phụ lục hợp đồng tín dụng (Mẫu số 05/CVTL, 05PL/CVTL):

a) Hợp đồng tín dụng được lập một lần với khách hàng vay vốn lần đầu và lập Phụ lục hợp đồng tín dụng cho các lần vay vốn tiếp theo (nếu có).

b) Trường hợp khách hàng có nhu cầu mở tài khoản tại NHCSXH để phục vụ cho việc giải ngân, thu nợ, thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản số 1155/NHCS-KTTC ngày 07/4/2017 của Tổng Giám đốc. Khi mở tài khoản, NHCSXH nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng về việc NHCSXH được chủ động trích số dư trong tài khoản này để thu nợ gốc, thu lãi quá hạn (nếu có).

12. Tổ chức giải ngân

12.1. Căn cứ Hợp đồng tín dụng/Phụ lục hợp đồng tín dụng đã ký, NHCSXH nơi cho vay giải ngân cho khách hàng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng.

12.2. NHCSXH nơi cho vay thực hiện giải ngân tới khách hàng trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo vốn.

12.3. Trường hợp đề nghị vay vốn để trả lương cho người lao động đối với các tháng 5, 6, 7 năm 2021, khách hàng lập hồ sơ vay vốn từng tháng. NHCSXH nơi cho vay căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng để phê duyệt, ký Hợp đồng tín dụng và thực hiện giải ngân 01 lần.

12.4. Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện đến hết ngày 05 tháng 4 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được Ngân hàng nhà nước cho vay tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.


• Hướng dẫn số 6199/HD-NHCS về việc hướng dẫn nghiệp vụ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất

• Quyết định của Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19


Tin tức liên quan