Chiều ngày 17/8, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về kết quả quá trình gia nhập WTO. Làm việc với Đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cùng với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai tích cực các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật nhà nước về hội nhập quốc tế bằng việc hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến hội nhập quốc tế; tổ chức quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế. Tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư nước ngoài, thiết lập quan hệ với các cơ quan ngoại giao, các tổ chức hợp tác quốc tế về thương mại và đầu tư; tập trung huy động nguồn lực đẩy mạnh đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các KCN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, minh bạch hóa chính sách kinh tế, cơ chế quản lý, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng 2 năm 2013 và thứ 13 năm 2014. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, KT-XH của tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Tăng trưởng kinh tế đạt mức cao, bình quân hàng năm trên 9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2014, thu ngân sách năm tăng 205 lần, xuất khẩu tăng 77,1%, nhập khẩu tăng 70,3%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 25,7% so với năm 2007. Đặc biệt, vốn đầu tư nước ngoài tăng, tính đến tháng 6/2015, tỉnh Thừa Thiên Huế có 84 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 2,32 tỷ USD, xếp thứ 22 cả nước, vốn đầu tư thực hiện 795 triệu USD.
Tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Đoàn giám sát có ý kiến với Chính phủ, Ủy ban Hội nhập quốc gia sớm có hướng dẫn mô hình tổ chức Ban hội nhập tại địa phương; Chính phủ cần có quy hoạch chiến lược quốc gia về hội nhập quốc tế, trong đó có chương trình hành động cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể để các ngành, địa phương triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập cảnh; ưu tiên và cần có chính sách kế hoạch tổng thể của quốc gia cho một số vấn đề như: công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực và hiện đại hóa kênh phân phối hàng hóa thị trường nội địa, phát triển kênh phân phối hiệu quả, phù hợp cho hàng nông sản..
Thay mặt Đoàn giám sát, ông Mai Xuân Hùng đánh giá cao sự thúc đẩy, phát triển thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư, chủ động hội nhập… của Thừa Thiên Huế từ khi nha nhập WTO. Đồng thời lưu ý các vấn đề còn hạn chế như: hội nhập nhưng chưa thật sự gắn với việc nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững cho phát triển; chưa sát với mô hình tăng trưởng; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghệ còn chậm.
Ông Mai Xuân Hùng đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cần linh hoạt, chủ động, tích cực tham gia chuỗi sản xuất, chuỗi thị trường; hội nhập phải đi đôi với hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính; hội nhập phải gắn liền với khai thác tiềm năng và khai thác lợi thế so sánh của tỉnh với việc huy động nguồn lực bên ngoài và nguồn lực bên trong để phát triển; hội nhập gắn với đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế tỉnh nhà.
www.thuathienhue.gov.vn
Cá