Lịch sử hình thành phát triển

Một số nét giới thiệu về Hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Huế

 MỘT SỐ NÉT GIỚI THIỆU VỀ

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

 

 

I- VỀ TỔ CHỨC:

 1/ Tên gọi của Hiệp Hội:

- Tên tiếng Việt: “ Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế “

            - Tên giao dịch tiếng Anh: Thua Thien Hue Association of Enterprises.

            - Tên viết tắt: HUASEN.

2/ Địa chỉ Văn phòng Hiệp Hội: Tầng 2, Tòa nhà 2 tầng, Số 08 Hoàng Hòa Thám, TP Huế

-         Điện thoại: 0234.3837789

-         Fax: 0234.3837879

-         Email: doanhnghiephue@gmail.com

-         Website: doanhnghiephue.com.vn

-         Fanpage (Facebook): https://www.facebook.com/doanhnghiepthuathienhue

Hiệp Hội Doanh nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập theo Quyết định số 1126/2006/ QĐ-UBND ngày 27/4/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiệp Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế, mọi hoạt động của Hiệp Hội đều tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều lệ của Hiệp Hội và theo Luật pháp luật quốc tế mà Nhà nước Việt Nam tham gia hoặc công nhận.

Hiệp Hội hoạt động theo quy định của pháp luật, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra Quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ Hiệp Hội. Hiệp Hội chịu sự quản lý Nhà nước của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực mà Hiệp Hội hoạt động và Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế là cơ quan quản lý tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội.  Hiệp Hội có tư cách pháp nhân, có biểu tượng (logo), con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Hiệp Hội được thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc, các câu lạc bộ, các Chi hội ngành nghề, Chi hội doanh nghiệp huyện, thành phố, thị xã theo quy định của pháp luật để phát huy năng lực, hiệu quả hoạt động của Hiệp Hội và sâu sát với các doanh nghiệp thành viên.

Đến nay đã tiến hành 2 kỳ Đại hội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 2908/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 phê duyệt Điều lệ về Tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội và Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 phê duyệt Điều lệ Hiệp Hội lần thứ 2. Phát triển tổ chức cơ sở và kết nạp thêm hội viên mới là nhiệm vụ thường xuyên của Hiệp Hội.Tổng số doanh nghiệp hội viên ban đầu là 175, hiện nay là 320. Hội viên của Hiệp Hội thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau gồm các Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp dân doanh và bao gồm nhiều loại hình: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hợp tác xã. Đa số hội viên là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiệp hội đã thành lập 4 đơn vị thành viên trực thuộc là: Hội Doanh nghiệp may mặc (110 hội viên), Hội doanh nghiệp đại lý bia Huda Thừa Thiên Huế (52 hội viên), Hội doanh nghiệp Cụm công nghiệp An Hòa, Huế (30 hội viên) và Câu lạc bộ Nữ doanh nhân (55 hội viên). Đang tiếp tục xúc tiến thành lập Chi hội doanh nghiệp đại lý xe máy và phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp FDI của tỉnh.

Ban chấp hành Hiệp Hội nhiệm kỳ thứ nhất (2006-2011) có 25 thành viên, Ban Thường vụ có 9 uỷ viên, Thường trực có 5 thành viên gồm: Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch, 1 Tổng Thư ký.

Ban chấp hành nhiệm kỳ II (2012-2017) có 33 ủy viên, Ban Thường vụ có 11 ủy viên, Thường trực có 5 thành viên gồm Chủ tịch và 4 Phó chủ tịch (có 1 PCT kiêm Tổng thư ký).

Văn phòng Hiệp Hội có 3 cán bộ chuyên trách.

Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hiện là Thành viên chính thức của các Tổ chức: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Tỉnh Thừa Thiên Huế và tham gia thành viên trong một số tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp và người sử dụng lao động như: Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, Ban chỉ đạo phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng tỉnh...

Dự kiến trong thời gian tới, nếu được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của UBND tỉnh, Hiệp Hội sẽ tiến hành thành lập thêm các tổ chức trực thuộc như: Hội Doanh nghiệp các Huyện, Thị xã; Trung tâm Thông tin, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, các Câu lạc bộ Doanh nhân theo ngành nghề và các dự án về kinh tế, dịch vụ vừa hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhằm phát triển nguồn tài chính phục vụ hoạt động của Hiệp Hội.

 

Trong quá trình hoạt động, Hiệp Hội luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo củaTỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như được sự phối hợp hỗ trợ tích cực của các cơ quan ban ngành của tỉnh đồng thời đã thiết lập các mối quan hệ khá tốt với nhiều tổ chức ở Trung ương như: VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam(VINASME). Các tổ chức ở khu vực như: Chi nhánh VCCI Miền Trung tại Đà Nẵng, Hiệp Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Miền Trung, Hiệp Hội DN TP. Hà Nội, TP.HCM, Thành phố Đà Nẵng... Chủ tịch của Hiệp Hội được bầu vào BCH  Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Phòng Thương mại và CN Việt Nam, Ủy viên UBMTTQVN tỉnh, BTV Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh...

 

          II- TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH CỦA HIỆP HỘI:

 

Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế là tổ chức xã hội-nghề nghiệp của các doanh nghiệp và Doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiệp Hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của các Doanh nghiệp, Doanh nhân và các thành viêncông dân, tổ chức của Việt Nam và các doanh nghiệp FDI có liên kết trong tỉnh. Mục đích của Hiệp Hội là nhằm tập hợp, đoàn kết, hợp tác, liên kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc phát triển nghề nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và của đất nước.

 

Hiệp Hội giữ vai trò cầu nối giữa các Doanh nghiệp với các cơ quan chức năng trong mọi mặt hoạt động, nhất là tham mưu, đóng góp ý kiến với các cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách; thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế; giúp hội viên có điều kiện tiếp cận với chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, luật pháp kinh tế thương mại quốc tế và quan hệ hợp tác với các tổ chức kinh tế trong nước, ngoài nước trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.

 

III- VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI:

 

Hàng năm, theo quy định của Điều lệ, Hiệp Hội sẽ tổ chức 2 Hội nghị toàn thể Hội viên thường niên, 5 cuộc họp Ban thường vụ,  4 kỳ họp Ban Chấp hành và một số cuộc họp Thường trực Hiệp Hội để thống nhất việc triển khai các hoạt động thường xuyên cũng như đột xuất của Hiệp Hội. Các Hội nghị BCH, Ban Thường vụ, Thường trực (tại VP Hiệp Hội)...được tổ chức theo đúng quy định của Điều lệ Hiệp Hội kết hợp bồi dưỡng các chuyên đề về  kinh tế... Ngoài ra, còn tổ chức Lễ hội Doanh nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam, tổ chức Hội nghị tổng kết và gặp mặt BCH cuối năm...

Hoạt động trọng tâm của Hiệp Hội hiện nay là tăng cường phục vụ lợi ích của Hội viên như: tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các Doanh nghiệp; hỗ trợ Hội viên trong việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm; phổ biến kinh nghiệm quản lý theo mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại;  trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi Hội viên trước pháp luật và trong các tranh chấp thương mại...đồng thời Hội còn là nơi để Hội viên giao lưu văn hoá nghệ thuật, hoạt động TDTT, thăm hỏi tương trợ nhau trong cuộc sống, tổ chức hoạt động xã hội phục vụ cộng đồng và nhiều lĩnh vực hoạt động khác của Doanh nghiệp Hội viên.

Đ­ược sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh và sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành liên quan và của các doanh nghiệp, Hiệp Hội đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động nhằm góp phần hỗ trợ doanh nghiệp.

Hoạt động chính của Hiêp Hội là trong lĩnh vực hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, thông tin và xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp. Những hoạt động cụ thể gồm:

- Trao đổi thông tin về khoa học-công nghệ, sản xuất kinh doanh, thị trường trong và ngoài nước liên quan đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Hội, Hiệp Hội doanh nghiệp ở TW, khu vực, Phòng Thương mại & công nghiệp VN... để được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ trong mọi hoạt động của Hội.

- Tăng cường hội nhập quốc tế vì mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp và của Hội theo quy định của pháp luật.

- Thúc đẩy các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, thông tin báo chí, xúc tiến thương mại, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia tư vấn với tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước trong quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển Doang nghiệp của địa phương nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

 

Các hoạt động cụ thể được thường xuyên tổ chức bao gồm: 

1- Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển SXKD.

2- Tập hợp ý kiến phản ảnh, kiến nghị của doanh nghiệp với tỉnh và Chính phủ.  

3- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và thông tin chính sách pháp luật cho doanh nghiệp:

4- Hoạt động xã hội, từ thiện và nâng cao trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

5- Hoạt động kinh tế tạo nguồn tài chính cho Hiệp Hội.

6- Hoạt động đối ngoại và liên kết với các cơ quan liên quan để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

7- Hoạt động xây dựng tổ chức.

8-Những hoạt động có liên quan khác khác.  

 

 

 

                                                HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH


Tin tức liên quan