Đào tạo nguồn nhân lực

Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 đạt 1,25 tỷ USD

Nhóm hàng công nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020

Nhóm hàng công nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 – 2020

Ngày 19 tháng 5 năm 2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch (số 119/KH-UBND) phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 đạt 1,25 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2020 đạt 15%/năm. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Nhóm hàng công nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng 73,2%; nhóm nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng 20,0%; nhóm khoáng sản chiếm tỷ trọng 0,4% và nhóm các hàng hóa khác chiếm tỷ trọng 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Theo định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020 được nêu tại Kế hoạch thì mặt hàng dệt may đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 915 triệu USD, chiếm tỷ trọng 73,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 12%/năm. Nhóm hàng khoáng sản dự kiến đạt 5 triệu USD vào năm 2020, chiếm tỷ trọng 0,4%. Mặt hàng thủy sản đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 81 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 15%/năm. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 156 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 19% năm. Mặt hàng cao su đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,8%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 35% năm. Mặt hàng nông sản với sự tham gia hoạt động của Công ty cổ phần chế biến nông sản A Lưới dự kiến đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 2,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,2%. Nhóm các mặt hàng khác: kim ngạch xuất khẩu đạt 80 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,4%.
Về thị trường xuất khẩu giai đoạn 2017-2020, sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; khai thác và tận dụng tối đa các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do.
Đối với thị trường ASEAN, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Sin-ga-pore, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và các thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu như Lào, Mi-an-ma, Cam-Pu-Chia. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: dệt may, bao bì xi măng, Clinke, dăm gỗ, phân bón... Đối với thị trường Đông Bắc Á, tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: dệt may, khoáng sản, dăm gỗ, thủy sản... Đối với thị trường Tây Á, Nam Á, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ, Israel, Ả Rập Saudic .... Mặt hàng tăng cường xuất khẩu là dệt may. Đối với thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, tăng cường xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này nhằm giảm dần nhập siêu, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: dệt may, dăm gỗ, khoáng sản, thủy sản, nhan và bột nhan... Đối với thị trường Châu Đại Dương, tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết với Ô-xtrây-lia và Niu-Di-Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Bàn ghế sợi nhựa, thủy sản, dệt may... Đối với thị trường Châu Âu, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Dệt may, Thủy sản, sản phẩm gỗ... Đối với thị trường Châu Mỹ, cũng cố và phát triển xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Canada, Mê-Hi-Cô, Pê-ru, Cô-Lôm-Bi-A, Bra-xin, Ê-Cua-A-Đo,... Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Dệt may, Thủy sản,... Đối với thị trường Châu Phi, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ai-Cập, Ma-Roc, Ni-Giê-Ri-a, Ma-Ni. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Nhan và bột nhan, dệt may, dượt phẩm.
 
www.thuathienhue.gov.vn

 


Tin tức liên quan