Tin tức

Vietcombank bàn giao 6 trường mầm non (25/03)

Ngày 24/3, tại Trường mầm non Đại Thành thuộc xã Lộc An (Phú Lộc), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 6 trường mầm non trên địa bàn tỉnh do Vietcombank tài trợ.

Thừa Thiên Huế đứng vị trí thứ 2 toàn quốc về Chỉ số năng lực cạnh tranh - PCI 2013 (20/03)

Khu vực duyên hải miền Trung có 2 tỉnh khác nằm trong nhóm xếp hạng Rất tốt là Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi với số điểm lần lượt là 65,56 điểm và 62,60 điểm. Thừa Thiên Huế đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng.

“Âm sắc Hương Bình” - tôn vinh nghệ thuật Ca Huế (18/03)

Trong khuôn khổ Festival Huế 2014, chương trình ngày hội “Âm sắc Hương Bình” được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị của nghệ thuật ca Huế, tôn vinh các bậc nghệ nhân tiền bối; khẳng định chất lượng nghệ thuật cũng như bản sắc độc đáo của nghệ thuật ca Huế; đồng thời quảng bá một sản phẩm văn hóa đặc sắc, tiêu biểu đã trở thành thương hiệu du lịch cho du khách mỗi khi đến Huế. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc trong Festival Huế 2014. Trên cơ sở đó hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cuộc thi ảnh Hue PhotoMarathon chào đón Festival Huế 2014 (18/03)

Sáng 16/3, Trung tâm Festival Huế phối hợp với nhóm cộng tác viên truyền thông mạng đã tổ chức cuộc thi ảnh Hue PhotoMarathon. Cuộc thi được lấy ý tưởng từ Canon PhotoMarathon từng được tổ chức rất thành công trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Hue PhotoMarathon diễn ra trong vòng 10 tiếng đồng hồ, với chủ đề riêng cho mỗi buổi: “Nhịp sống người dân thành phố Festival” và “Chân dung của người dân thành phố Festival”. Cuộc thi đã thu hút 55 thí sinh tham gia với 94 bức ảnh có chất lượng. Qua 4 vòng chấm điểm gay cấn, Ban Giám khảo đã chọn ra được 6 bức ảnh đẹp, kỹ thuật máy tốt và thể hiện được nội dung của hai chủ đề mà Ban tổ chức đưa ra. Cuộc thi tạo ra một sân chơi cho các bạn trẻ đam mê chụp ảnh tại Huế, qua đó khuấy động không khí hứng khởi, sôi nổi trước thềm Festival Huế 2014.

 

Thông báo mời thầu (18/03)

Trung tâm Festival Huế có kế hoạch đấu thầu các gói thầu: Cung ứng dịch vụ cho thuê hệ thống sân khấu Khai mạc – Áo dài, Bế mạc (bao gồm các nhà hóa trang, bậc dẫn) và Cung ứng dịch vụ cho thuê hệ thống màn hình LED phục vụ chương trình Khai mạc, Lễ hội Áo dài tại Festival Huế 2014 thực hiện theo hình thức đấu thầu thầu rộng rãi trong nước.

Khoảng 340 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp (17/03)

Theo quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển các khu công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt, kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên trong các khu công nghiệp được kết nối liên hoàn với kết cấu hạ tầng kỹ thuật bên ngoài khu công nghiệp, tạo sự hỗ trợ tích cực, thúc đẩy hai chiều phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và hạ tầng, công nghiệp, đô thị địa phương.

TT- Huế: Các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất huy động (17/03)

Theo ghi nhận tại một số ngân hàng trên địa bàn TP Huế, bắt đầu từ 1/3, tại ngân hàng Maritime Bank lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức 6,5% giảm 0,5% so với trước đây, lãi suất huy động trên 6 tháng giảm 0,3%. Ngân hàng quân đội MB thông báo mức giảm cho lãi suất huy động trên 6 tháng là 0,5% còn lại 8%, kỳ hạn dưới 6 tháng là 6,7%. Đồng loạt các ngân hàng khác như hàng Eximbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, VPBank cũng hạ mức lãi suất huy động ở các kỳ hạn vào khoản 0,3-0,6%.

Ký ức trở về trong phiên chợ xưa (14/03)

Ban tổ chức “Chợ quê ngày hội” chính thức cho biết sẽ tổ chức Lễ hội từ ngày 13-16/4/2014, đây là một Lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, nằm trong các hoạt động hưởng ứng của Festival Huế. Không hẹn mà gặp, khi nông dân Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế vừa khép lại một vụ mùa bội thu, thì cũng là lúc, nhà nhà nơi đây nô nức khai hội “Chợ quê ngày hội”. Một Lễ hội cộng đồng thu hút hàng vạn du khách gần xa mỗi lần tổ chức. Dù đã trãi qua 6 lần tổ chức (2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012), nhưng Lễ hội chưa khi nào bị xem là nhàm chán, đơn điệu. Ban tổ chức “Chợ quê ngày hội” chính thức cho biết sẽ tổ chức Lễ hội từ ngày 13-16/4/2014, đây là một Lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, nằm trong các hoạt động hưởng ứng của Festival Huế. Không hẹn mà gặp, khi nông dân Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế vừa khép lại một vụ mùa bội thu, thì cũng là lúc, nhà nhà nơi đây nô nức khai hội “Chợ quê ngày hội”. Một Lễ hội cộng đồng thu hút hàng vạn du khách gần xa mỗi lần tổ chức. Dù đã trãi qua 6 lần tổ chức (2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012), nhưng Lễ hội chưa khi nào bị xem là nhàm chán, đơn điệu.

Thưởng thức âm nhạc truyền thống hàng ngàn năm của Hàn Quốc (14/03)

Đã từ lâu, âm nhạc đã trở thành một công cụ để lưu truyền và bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của Hàn Quốc. Nó kết tinh triết lý, văn hóa và đời sống qua một thời kỳ lịch sử hơn 5 ngàn năm. Với ý nghĩa đó, âm nhạc đã thật sự trở thành một chiếc cửa sổ qua đó mọi người có thể hiểu được nền văn hóa và lịch sử lâu đời của đất nước này.

Những chương trình chính tại Festival Huế 2014 (14/03)

Chương trình sân khấu hóa tôn vinh Ca Huế “Âm sắc Hương Bình”: 20h00 ngày 16/4/2014 tại Nghinh Lương Đình.

PR thương hiệu du lịch Huế (10/03)

Xác định xúc tiến, quảng bá là một trong những nội dung quan trọng của chương trình phát triển du lịch năm 2014, ngay từ đầu năm, Sở VH-TT&DL đã tổ chức chương trình xúc tiến quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế khá quy mô tại Tp. Hồ Chí Minh. Hoạt động này thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, các cơ quan thông tấn báo chí của các tỉnh, thành phía Nam và miền Trung, như: Cần Thơ, Long An, Bà Rịa – Vùng Tàu và Đồng Nai...

Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu (10/03)

Không chỉ dồn tiền mua trái phiếu Chính phủ, nhiều ngân hàng cũng đang đẩy mạnh săn tìm các trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm bớt áp lực vốn thừa, nhưng cho vay được ít. Tuy nhiên, cùng với việc lãi suất huy động đang có xu hướng giảm thêm, lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ trong 7 phiên (đấu thầu) vừa qua cũng liên tục giảm.

2 tháng đầu năm 2014 sản xuất công nghiệp tăng 4,06% so cùng kỳ năm trước (10/03)

Trong đó, các ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá như: xuất sợi tăng 29,78%; chế biến dăm gỗ tăng hơn 2 lần; sản xuất, phân phối điện tăng 71,45%; chế biến thực phẩm tăng 28,15%; sản. Tuy nhiên một số ngành sản xuất công nghiệp bước sang năm 2014 vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, tập trung ở nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, gạch ngói, bê tông tươi... Sản xuất bia giảm 19,76% so cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm khá lớn từ trước tới nay.

Hơn 150 học viên tham gia lớp tập huấn “Chuẩn bị hiệu quả nhất cho công tác quyết toán thuế và cập nhật những thông tư, nghị định mới nhất về Thuế”. (10/03)

Sáng ngày 7/3/2014 tại Trung tâm DVDL Festival Hiệp Hội doanh nghiệp phối hợp với VCCI CN Đà Nẵng, tổ chức lớp tuận huấn “Chuẩn bị hiệu quả nhất cho công tác quyết toán thuế và cập nhật những thông tư, nghị định mới nhất về Thuế”. Tham gia lớp tập huấn có hơn 150 hoc viên đến từ 100 DN trên địa bàn tỉnh, với mục đích tiếp tục giúp doanh nghiệp có những chuẩn bị hiệu quả nhất cho công tác quyết toán thuế, nhận diện sớm được các rủi ro, sai sót cần điều chỉnh và chủ động hơn trong các bước lập kế hoạch cho năm mới, tránh tạo áp lực về báo cáo tài chính và quyết toán thuế, giúp doanh nghiệp nhanh chóng rà soát lại các nội dung này một cách hữu hiệu nhất. Tham gia giảng dạy là chuyên gia có nhiều kinh nghiệm là giảng viên Lê Khánh Lâm – PhóTổng Giám đốc– Công ty Kiểm toán DTL, Tp. HCM, Hội viên Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội tư vấn thuế Việt Nam, chuyên gia tư vấn, giảng dạy hàng đầu trong lĩnh vực thuế, kế toán cho doanh nghiệp sẽ phổ biến các nội dung về:“Chuẩn bị hiệu quả nhất cho công tác quyết toán thuế: Nhận diện sớm rủi ro, chủ động khắc phục sai sót, lập kế hoạch thuế hiệu quả cho năm mới; Cập nhật, tóm tắt những thông tư, nghị định mới nhất có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 và từ 01/07/2013 với thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập CN và thuế GTGT”

 

Nhiều cơ hội được mở ra (03/03)

Năm 2013, từ các nguồn vốn khuyến công, Trung tâm KC & XTTM tỉnh triển khai thẩm định, khảo sát và đi đến hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm mới, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất; trong đó, đã triển khai tổ chức thực hiện 17 đề án nhằm khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư ứng dụng công nghệ thiết bị hiện đại vào sản xuất nhằm sản xuất sản phẩm mới, nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Trung tâm cũng đã tập trung hỗ trợ vào các lĩnh vực như sản xuất chế biến nông lâm thủy hải sản, sản xuất cơ khí, may công nghiệp, sản phẩm mây tre, chất đốt từ trấu, xử lý khói lò trong chế biến mủ cao su... Đây là sự nỗ lực lớn của DN trong đầu tư phát triển sản xuất với điều kiện khó khăn như hiện nay. Qua đó, trung tâm hỗ trợ đào tạo nghề và phát triển nghề, trong đó chủ yếu tập trung nguồn vốn hỗ trợ của chương trình khuyến công quốc gia để thực hiện nội dung này. Trong năm, đã có 7 đề án đào tạo nghề của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh được thực hiện, tạo điều kiện cho các cơ sở chiêu sinh và tổ chức đào tạo nghề cho 600 lao động tại địa bàn nông nghiệp nông thôn với các ngành nghề như may công nghiệp, mộc mỹ nghệ và dân dụng, chổi đót, ...

Ngân hàng giảm lãi suất huy động (27/02)

Trước đó, các ngân hàng Sacombank, Techcombank, ACB… cũng giảm lãi suất huy động các kỳ hạn dưới sáu tháng với mức giảm trung bình 0,1 – 0,4%. Hiện nay, đối với kỳ hạn tiết kiệm một tháng lãnh lãi cuối kỳ, lãi suất chỉ còn 6,5 – 6,55%/năm. Một số ngân hàng đã cắt giảm lãi suất đến lần thứ hai trong năm 2014 và phân nhóm lãi suất dư theo số tiền gửi; các khoản tiền gửi dưới 50 triệu đồng thường sẽ có mức lãi suất thấp. Tại một số ngân hàng, các kỳ hạn 6 – 12 tháng còn bị điều chỉnh lãi suất giảm 0,1%/năm. Tuy nhiên, nhìn chung, lãi suất huy động dài hạn vẫn đang tạm thời ổn định ở mức lãi suất trước đây.

Tạo đột phá từ Khu công nghiệp Phú Đa (27/02)

Năm 2004, Phú Đa được chọn làm trung tâm huyện lỵ Phú Vang và sau đó, ngày 19/8/2011, trở thành thị trấn Phú Đa. Xen giữa 2 cột mốc đó là vào tháng 7 năm 2009, khi Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập khu công nghiệp (KCN) Phú Đa. Đó được xem là niềm hy vọng mang tính đổi đời của vùng đất này. Khi Phú Đa có quyết định chuyển thành trung tâm huyện lỵ của Phú Vang, tôi nhớ là mình vội về thăm. Gặp anh Phan Văn Quang, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, lúc đó còn là Chủ tịch UBND huyện, nghe anh chuyện trò tâm sự, vừa thấy mừng nhưng cũng vừa thấy lo. Mừng là điều thấy rõ khi đây là “cơ hội vàng” cho vùng đất nhưng lo thì cũng thật nhiều. So với nhiều địa phương khác trong tỉnh, với Phú Đa mọi cái hình như đều là sự khởi đầu. Cái thế trung tâm của huyện đặt ra bài tính mới cho Phú Vang nói chung và Phú Đa nói riêng. Đầu tiên là mục tiêu khoả lấp những cách biệt quá lớn với đơn vị bạn cùng cấp. Một vấn đề không dễ khi mà dân cư thưa thớt, lại còn chân quê lắm, ngành nghề chưa có điều kiện phát triển.

Thông báo Khóa tập huấn về các chính sách Thuế mới năm 2014 và nhận diện sớm được các rủi ro, sai sót cần điều chỉnh (24/02)

“Chuẩn bị hiệu quả nhất cho công tác quyết toán thuế: Nhận diện sớm rủi ro, chủ động khắc phục sai sót, lập kế hoạch thuế hiệu quả cho năm mới; Cập nhật, tóm tắt những thông tư, nghị định mới nhất có hiệu lực thi hành từ 01/01/2014 và từ 01/07/2013 với thuế Thu nhập DN, thuế Thu nhập CN và thuế GTGT”.

Thông báo chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội chợ Festival Huế 2014 (24/02)

Trong chương trình hoạt động của Festival Huế-2014, tỉnh sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội chợ thương mại Quốc tế Festival Huế từ ngày 12/4/2014 đến 18/4/2014 tại Trung tâm thi đấu thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế (01 Hà Huy Tập - Thành phố Huế). Đây là hoạt động thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với quy mô trên 500 gian hàng của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tham gia, là điều kiện thuận lợi nhằm trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Đến 2015, sẽ cổ phần hóa 432 DNNN (20/02)

Báo cáo tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) các năm 2011-2013 và nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh đến năm 2015 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp cho thấy, từ năm 2011 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Quyết định, Chỉ thị về cổ phần hóa DNNN; phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước; thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả hoạt động, giám sát và công khai tài chính của doanh nghiệp... Về tái cơ cấu và cổ phần hóa, Thủ tướng Chính phủ đã hoàn thành phê duyệt các đề án sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2011-2015 của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước. Từ năm 2011 đến hết năm 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp và sắp xếp theo các hình thức khác 81 doanh nghiệp; tổng số doanh nghiệp cổ phần hóa từ trước đến nay là 4.065 doanh nghiệp. Qua đó, DNNN tập trung hơn vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, quan trọng mà Nhà nước cần nắm giữ. Các doanh nghiệp được cổ phần hóa nêu trên hầu hết có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp; việc cổ phần hóa được số doanh nghiệp này với số cổ phần chào bán gần 19.000 tỷ đồng là nỗ lực, cố gắng rất lớn, đáng ghi nhận.