Tin tức

Chạy đua kéo giảm nợ (14/11)

Mới đây, một lần nữa NH Nhà nước đã gửi văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài phải báo cáo đầy đủ dư nợ tín dụng liên quan đến BĐS. Văn bản nêu rõ các NH phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của những thông tin báo cáo lên NH Nhà nước. Một lãnh đạo Vụ Chính sách Tiền tệ đánh giá thời gian qua, các NH đã có nhiều cố gắng kéo giảm tỉ trọng tín dụng phi sản xuất. Tuy nhiên, NH Nhà nước vẫn phải yêu cầu báo cáo để nắm tình hình, sau khi có báo cáo cụ thể sẽ tiến hành rà soát lại để có các quyết định kịp thời. Các chuyên gia kinh tế cho rằng Chỉ thị 01/CT-NHNN là nhằm triển khai Nghị quyết 11 của Chính phủ. Vì vậy, các NH thương mại cần phải thực hiện nghiêm, phải đưa tín dụng phi sản xuất về mức 16% theo đúng lộ trình. Khó cũng phải làm, nếu không làm đúng thì phải phạt! “Điều này rất quan trọng, bởi nếu các NH cứ “ầu ơ ví dầu”, viện cớ gặp khó để không thực hiện… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chung của Nhà nước. Việc tái cấu trúc hệ thống NH cũng cần được bắt đầu bằng hành động tuân thủ quy định của NH Nhà nước” - chuyên gia kinh tế TS Đinh Thế Hiển nhận xét.

Phước Tích - Viên ngọc quý bên dòng Ô Lâu (12/11)

Theo sử liệu, năm 1470, vua Chiêm là Bàn La Trà Toàn đem mười vạn quân thuỷ bộ sang đánh Châu Hoá. Được cấp báo vua Lê Thánh Tông thân hành dẫn binh đánh đuổi. Đưa biên giới Đại Việt vào đến đèo Đại Lãnh. Ngài Hoàng Minh Hùng - người quê gốc làng Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An- theo chiếu vua Lê bình Chiêm thắng lợi được triều đình phong tặng Đặc Tấn phụ quốc thượng Tướng quân, Cẩm ý vệ. Đô chỉ huy sứ, Ty chỉ huy sứ, quản trị phó tướng. Theo chủ trương của triều đình chiêu mộ dân vào vùng đất mới để định cư lập nghiệp, ngài cùng với mười một ngài thuỷ tổ của 11 dòng họ đều là quê hương Cảm Quyết, gồm các họ Đoàn - Hoàng - Hồ - Lê Ngọc - Lê Trọng - Lương Thanh - Nguyễn Phước - Nguyễn Bá- Nguyễn Duy - Phan Công - Trương Công - Trần Ngọc. Tất cả là 12 dòng họ đầu tiên vào xứ Cồn Dương khai hoang lập ấp xây dựng nên Làng Phước Tích ngày nay.

Triển lãm gốm Phước Tích (12/11)

Triển lãm giới thiệu hơn 100 mẫu mã sản phẩm vừa truyền thống đặc trưng vừa mới lạ được làm trên nguyên liệu truyền thống của gốm Phước Tích. Các sản phẩm rất gần gũi với đời sống, chủ yếu phục vụ cho đời sống người dân như: bình hoa, bộ ấm chén, dĩa, chậu, om, niêu… Triển lãm lần này dựa trên kết quả của đề tài “Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích” với sự tham gia của Đại học Nghệ thuật Huế và những người thợ làm gốm tại làng Phước Tích. Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là làng cổ nổi tiếng, đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc cổ.

50,5 triệu USD hỗ trợ người nghèo dùng Internet (12/11)

Dự án sẽ cung cấp, lắp đặt 12.070 máy tính nối mạng Internet băng thông rộng và các thiết bị phụ trợ phục vụ người dân sử dụng Internet miễn phí 100% tại các điểm thư viện công cộng và được giảm 50% giá cước truy nhập Internet tại các điểm bưu điện văn hóa xã của dự án. Dự kiến trong thời gian 5 năm thực hiện dự án (từ 2011-2016), sẽ có thêm khoảng 760.000 người ở nông thôn được sử dụng máy tính và Internet.

Vịnh Hạ Long lọt vào top 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới (12/11)

Theo các kết quả thống kê tạm thời vào thời điểm này, Vịnh Hạ Long đã lọt vào danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Theo đó, danh sách 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới (theo thứ tự Alphabel) được công bố là rừng rậm Amazon ở Nam Mỹ, Vịnh Hạ Long của Việt Nam, thác Iguazu ở Argentina và Brazil, đảo Jeju - Hàn Quốc, đảo Komodo - Indonesia, dòng sông ngầm Puerto Pricesa - Philippines và núi Bàn -Nam Phi. Tiếp nhận tin vui bất ngờ đến với Vịnh Hạ Long vào rạng sáng nay, Lãnh đạo Tỉnh Ủy - UBND và rất nhiều người dân tỉnh Quảng Ninh reo mừng sung sướng! 4 năm qua và đặc biệt nhất là đêm 11/11 đến rạng sáng nay 12/11 đã có rất nhiều người quan tâm bầu chọn để Vịnh Hạ Long lọt vào Top 7 Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới đã thức trắng đêm để đón chờ tin vui này.

Ngân hàng Maritime Bank ủng hộ 100 triệu đồng chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ Thừa Thiên Huế (12/11)

Đại điện Ban Lãnh đạo Maritime Bank, Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Nguyễn Thị Nguyệt Hường; Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Trần Anh Tuấn; Phó Tổng Giám đốc Maritime Bank, Tổng Giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp SME Nguyễn Hoàng Linh; Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Maritime Bank Phạm Quang Hưng đã trao 100 triệu đồng tới những người dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại của thiên tai. Lãnh đạo Maritime Bank đã bày tỏ sự chia sẻ và cảm thông trước những thiệt hại của người dân Thừa Thiên Huế trong cơn lũ vừa qua và hy vọng qua sự ủng hộ từ phía Ngân hàng Maritime Bank, những người dân tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phần nào khắc phục được những khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

 

Nước lụt vào thăm di tích Huế (11/11)

Đến 10g30 sáng ngày 8/11, mặc dù đã rút gần 40cm nhưng mực nước tại sân Ngọ Môn vẫn cao khoảng 20cm, khu vực cầu Trung Đạo (trước điện Thái Hòa) ngập sâu gần 60cm. Lực lượng bảo vệ và cán bộ công nhân viên Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã ứng trực ngày đêm để bảo vệ tài sản và các công trình. Cho đến 10g40, Ngọ Môn bắt đầu mở cửa đón khách. Chỉ trong khoảng chưa đầy một giờ sau đã có hơn 50 khách vào tham quan Đại Nội, đại đa số đều là khách quốc tế.

Duyệt chi 59.000 tỷ đồng để tăng lương năm 2012 (11/11)

Cùng với việc nâng lương tối thiểu hơn 200.000 đồng theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội cũng chốt việc nâng phụ cấp công vụ với cán bộ, công chức lên 25%. Lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công cũng tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu. Ngân sách dành chi cho việc tăng lương là 59.300 tỷ đồng/903.100 tỷ đồng tổng chi ngân sách được duyệt cho năm sau. Tổng số thu cân đối ngân sách Quốc hội giao ở mức 740.500 tỷ đồng. Nghị quyết nêu rõ, năm 2012 chỉ cho phép chuyển nguồn để thực hiện chế độ tiền lương mới, chuyển nguồn của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và chuyển nguồn để bố trí cho các đề tài nghiên cứu khoa học. Hạn chế việc chuyển nguồn cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Đại Công tước Henri Luxembourg thăm Thừa Thiên Huế (10/11)

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao bày tỏ vui mừng và vinh dự được đón tiếp Đại Công tước Henri cùng các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao của Luxembourg đến thăm tỉnh Thừa Thiên Huế. Đồng thời, giới thiệu khái quát về lịch sử tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và sự quan tâm sâu sắc của Đại Công tước và nhân dân Luxembourg giành cho nhân dân Thừa Thiên Huế; đồng thời đánh giá cao sự hợp tác giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Luxembourg trong các lĩnh vực phát triển nông thôn, du lịch, y tế... Đặc biệt là các dự án triển khai tại Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện trường Đại học y khoa Huế; Dự án phát triển nông thôn tại huyện Quảng Điền; dự án đào tạo nguồn nhân lực tại Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế... góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Từ ngày 1/1/2012 có thị trường phát điện cạnh tranh (10/11)

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cần chuẩn bị kỹ về mặt kỹ thuật, pháp lý... để đưa thị trường phát điện cạnh tranh vào vận hành chính thức từ ngày 1/1/2012. Đặc biệt, Bộ Công Thương cần thực hiện thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 3 tổng công ty phát điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trước ngày 15/11/2011.

TT-Huế sẽ tham gia Ngày Di sản văn hoá Việt Nam lần thứ VII (09/11)

Đây là hoạt động văn hóa có ý nghĩa hướng tới sự kiện “Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ-Huế 2012″ mà thành phố Huế đăng cai tổ chức. Chính vì thế, đến với Ngày hội, ngoài các hoạt động chính như: biểu diễn nghệ thuật Bắc Trung Bộ - Huế; triển lãm Quần thể Di sản Văn hóa Thế giới Cố đô Huế; giao lưu văn hóa ẩm thực “Món ngon hương vị Huế - ẩm thực xứ Thanh đặc sản Bắc Trung Bộ” hay  trưng bày và giới thiệu các sản phẩm tinh xảo, độc đáo được làm nên từ trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân, thợ thủ công xứ Huế thông qua nghệ thuật làm nón bài thơ, làm diều Huế và nghệ thuật viết thư pháp Huế...thì nét đẹp Di sản Văn hóa qua các tiết mục biểu diễn Nhã nhạc Cung đình Huế, hò Huế, ca Huế...mà tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia sẽ góp phần để đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế hiểu thêm giá trị kho tàng Di sản văn hóa Việt Nam nói cung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Best Western mở rộng mạng lưới khách sạn tại Huế (09/11)

Tọa lạc tại trung tâm TP Huế, Best Western Premier Indochine Palace được thiết kế theo chuẩn khách sạn quốc tế 5 sao mang phong cách Á Đông, với quy mô 222 phòng và nhiều dịch vụ sang trọng, đáp ứng nhu cầu của khách nghỉ dưỡng; khách du lịch kết hợp công tác và đặc biệt cung cấp cơ sở hạ tầng cho sự kiện MICE (hội họp, khen thưởng, hội thảo và triển lãm).

Nhật Bản cho Việt Nam vay 1,2 tỷ USD đầu tư hạ tầng (07/11)

Các dự án lần này bao gồm có dự án xây dựng công trình cảng Lạch Huyện - dự án ODA đầu tiên ứng dụng mô hình hợp tác đầu tư giữa khu vực nhà nước và tư nhân (PPP), dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam (Dự án Ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai sử dụng công nghệ vệ tinh), dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn, chương trình hỗ trợ thích ứng với biến đổi khí hậu, dự án xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam (Bến Lức-Long Thành). Trong số 6 dự án nhận vốn vay lần này, dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn có số tiền tài trợ lớn nhất lên tới 40,33 tỷ yên, với lãi suất vay thương mại là 1,4%/năm. Thời hạn trả vốn vay là 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn. Các dự án còn lại đều có mức lãi suất vay từ 0,2%-0,3%/năm, với thời hạn vay là 40 năm (trong đó có 10 năm ân hạn).

Lựa chọn chủ đầu tư Khu chung cư Đào Tấn (07/11)

Từ ngày 17/10 đến 17/11, Sở Xây dựng tổ chức đăng thông tin lựa chọn chủ đầu tư dự án Khu chung cư Đào Tấn, phường Trường An (Huế), trên trang web của Sở: www.sxd.hue.gov.vn, nhằm lựa chọn nhà thầu thích hợp để triển khai dự án.

"Nhật Bản - Vương quốc của những nhân vật biểu trưng và hoạt hình" đến Huế (03/11)

Bằng nhiều hình thức như: trình chiếu video, tượng, hình nộm và ảnh, người xem có dịp gặp gỡ các nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản như Astro Boy, người máy Ultraman, mèo Hello Kitty, Doraemon, TarePanda, Pokémon, Sentokun ... Những nhân vật hoạt hình này là một trong những yếu tố hình thành nên văn hóa của người dân Nhật Bản, trở thành một biểu trưng của đất nước Nhật Bản, gần gũi thân thiện với người dân Nhật Bản mọi lúc mọi nơi.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân (03/11)

Tiếp tục thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trên địa bàn tỉnh năm 2011 tăng so với năm trước. Kế hoạch vốn đầu tư năm nay gần 1.765 tỷ đồng; trong đó, vốn trong cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) hơn 1.400 tỷ đồng, với 319 dự án (DA), nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) hơn 270 tỷ đồng, với 64 DA. Theo các Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH & ĐT), Tài chính (TC), việc phân bổ nguồn vốn NSNN năm 2011 đã được thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, đảm bảo kịp thời gian, tạo điều kiện tốt để các chủ đầu tư (CĐT) chủ động triển khai kế hoạch thi công các công trình, DA. Ngay từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân các nguồn vốn. Nhờ vậy, nhiều công trình đảm bảo tiến độ, nhất là các công trình giao thông, du lịch và chỉnh trang đô thị; công trình thuộc chương trình kiên cố hóa trường lớp học, ký túc xá sinh viên, bệnh viện tuyến huyện.

Hơn 49.000 tỷ đồng cho du lịch Thừa Thiên-Huế (03/11)

Năm Du lịch quốc gia còn có các sự kiện chính như "Doanh nhân Việt Nam với văn hóa, di sản dân tộc lần thứ nhất"; "Duyên dáng Việt Nam 2012"; "Liên hoan hợp xướng Quốc tế lần thứ II"; "Giải quốc tế Cờ vua Đông Nam Á"; "Giải quần vợt quốc tế U18"; "Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia"…Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao Thừa Thiên-Huế, cho biết năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 ngoài cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết du lịch giữa các địa phương để phát huy những tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư để phát triển du lịch trong vùng, liên vùng; còn tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch có thương hiệu quốc gia và quốc tế, trong đó ưu tiên tập trung phát triển các sản phẩm nhằm kết nối tuyến các kinh đô cổ Việt Nam, các tỉnh trong khu vực Trung Bộ, kết nối các điểm đến trong nước và khu vực có lượng khách quốc tế lớn; sản phẩm du lịch phải vừa độc đáo, đặc sắc, vừa có chất lượng cao, trên cơ sở khai thác tốt nhất các thế mạnh nổi trội của các địa phương trong nước.

Thừa Thiên Huế: lợi thế về phát triển kinh tế du lịch biển (03/11)

Khởi động cho chiến lược phát triển du lịch biển của tỉnh Thừa Thiên Huế là phải kể đến Chương trình số 45/CTr-UBND ngày 27/5/2008 của UBND tỉnh về phát triển du lịch biển và đầm phá đến năm 2012. Theo đó, cùng với các vùng đầm phá và những bãi biển đẹp của tỉnh được chú trọng đầu tư, nâng cấp và phát triển, vịnh Lăng Cô được xem là mũi đột phá của du lịch biển. Bởi đây là vùng biển gần như nguyên sơ, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú. Ngoài những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng, vịnh Lăng Cô còn là một bộ phận trên con đường di sản miền Trung từ động Phong Nha, Cố đô Huế đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó, khu vực Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và cảng nước sâu Chân Mây - Lăng Cô nhằm bảo đảm phát triển bền vững và toàn diện.

Nón Huế: Thương hiệu của âm nhạc và thơ ca (02/11)

Khác biệt đầu tiên của nón Huế là ở lá nón. Các địa phương khác nhau, do phong thổ và tập quán khác nhau, dùng các loại lá khác nhau để làm nguyên liệu chính cho nón lá. Nếu như vùng lưu vực sông Đà, sông Thao ở miền Bắc phổ biến dùng lá cọ, khu vực Nghệ An dùng lá gồi, còn có tên là lá kè nam, vùng Bình Định dùng cây giang và lá kè nam để làm nón ngựa Gò Găng, thì vùng Bình, Trị, Thiên lại dùng lá nón, còn có tên là lá lụi. Nguồn cung cấp nguyên liệu lá cho nghề nón lá Huế là A Lưới, Nam Đông, Hương Trà, đặc biệt là ở Nam Đông. Theo chủ lò sơ chế nguyên liệu lá nón số nhà 30, đường Trần Phú, thành phố Huế thì lá nón được khai thác ở Nam Đông dài, bẹ to, mỏng, mềm, lá nón được khai thác ở A Lưới dày, cứng, ở Quảng Trị ngắn, bẹ nhỏ. Lá nón được khai thác vào độ tuổi lá còn non, nhưng không non quá và đã đủ lớn để có bề dài lá và bề rộng mặt lá đủ tiêu chuẩn của một chiếc nón. Lá nón khai thác đúng tiêu chuẩn là những búp lá non chưa xoè ra, lá còn màu trắng, chưa có màu xanh lá, dài trên 40cm.

Bảy biện pháp tăng cường quản lý thị trường vàng (02/11)

Thứ nhất, NHNN quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất vàng miếng. Do hoạt động sản xuất vàng miếng có tác động rất lớn tới nguồn cung vàng miếng trong nước, nên để bình ổn thị trường vàng, hoạt động sản xuất vàng miếng cần được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Do vậy, khác so với trước đây NHNN cho phép 8 TCTD và doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng, Dự thảo Nghị định quy định các điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp được phép sản xuất vàng miếng. Cụ thể, để được NHNN xem xét cấp phép sản xuất vàng miếng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (i) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký hoạt động sản xuất vàng miếng trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; (ii) Có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng trở lên; (ii) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng miếng; (iv) Chiếm từ 25% thị phần sản xuất vàng miếng trong nước trở lên trong 3 năm liên tiếp gần nhất.