Tin tức

Hội Doanh nghiệp mời tham dự Lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và các cán bộ quản lý Doanh nghiệp năm 2011 (20/09)

Căn cứ kế hoạch số 75/KH-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và thông báo của Sở LĐTB&XH về thực hiện đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2011. Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Lao động, Thương Binh và Xã Hội tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật lao động cho các doanh nghiệp hội viên của Hội.

Gánh nợ cho DN: Áp lực nợ công tăng cao (20/09)

Bộ Tài chính đã bảo lãnh cho 16 dự án xi măng với 1,365 tỉ USD. Tuy nhiên, đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ vay về cho DN vay lại thì tới nay, trong số hơn 500 dự án vay lại, tỉ lệ nợ xấu chỉ vào khoảng 0,7%. Trong tổng số 74 dự án đang được Chính phủ bảo lãnh, chỉ có sáu dự án đang gặp khó khăn về trả nợ. Đây là các dự án có khó khăn tạm thời chứ không phải mất khả năng thanh toán. Nói rõ hơn, ông Đô cho biết Bộ Tài chính chỉ trả nợ thay chứ không phải cho không các dự án này. Vì theo quy định của Luật Quản lý nợ công, trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ kịp thời, đầy đủ đối với người cho vay, dẫn đến việc Bộ Tài chính phải trả nợ thay; nếu người được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời không trả được nợ lãi trong vòng ba kỳ trả nợ, Bộ Tài chính yêu cầu đại diện chủ sở hữu hoặc công ty mẹ của người được bảo lãnh trả nợ thay.

Hội Doanh nghiệp tỉnh Họp Ban Chấp hành lần thứ 19 (19/09)

Chiều ngày 16/09/2011 tại Trung tâm DVDL Festival số 11 Lê Lợi, TP Huế. Hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức cuộc Họp Ban chấp hành lần thứ 19; tại Hội nghị này, Ban Thường vụ Hội đã bàn kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), lấy ý kiến về dự thảo báo cáo tại Đại Hội nhiệm kỳ II của Hội xắp tới; đồng thời gặp mặt thân mật và chia tay đồng chí Nguyễn Hữu Đông, nguyên Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp tỉnh đã nghĩ hưu.

Thương hiệu: Sơ hở là mất! (18/09)

Sản phẩm bánh tráng Mỹ Tho với thương hiệu Ba Cây Tre đã được DN này xuất khẩu sang Mỹ từ nhiều năm nay, doanh số hàng triệu USD/năm. Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ cho biết gần đây, Thuận Phong đã liên hệ với cơ quan này đề nghị tư vấn pháp luật và hỗ trợ tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi lại thương hiệu Mỹ Tho tại Mỹ vì đã bị một đại lý Trung Quốc nhanh tay đăng ký bảo hộ. Nếu như Mỹ Tho ở Việt Nam là từ chỉ địa danh thì thương hiệu được phía Mỹ cấp đăng bạ là “My Tho” lại được DN diễn giải: Chữ “My” (Mỹ) có nghĩa là “đẹp”, “Tho” có nghĩa là “thọ”; nghĩa của cả cụm từ là đẹp, sống lâu.

“Mưa Huế” chính thức thành đặc sản của Festival (18/09)

Đặc biệt Festival Huế 2012 (7 - 15/4/2012) với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử là điểm nhấn đặc biệt của Năm DLQG DHBTB - Huế 2012 với nhiều chương trình lễ hội, nghệ thuật phong phú và mới lạ, có sự tham gia biểu diễn của hơn 20 đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ tên tuổi từ 15 quốc gia: Pháp, Bỉ, Nga, Đan Mạch, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Thụy Điển, Cuba, Australia, Hoa Kỳ, Mexico...  Mới lạ nhất và thú vị nhất là việc khai thác những sản phẩm du lịch trong... mưa: tạo những không gian thưởng lãm nghệ thuật trong mưa với phần triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, giới thiệu các tác phẩm điện ảnh, nhạc phẩm... về mưa xứ Huế; đưa du khách trải nghiệm mưa Huế trên những phương tiện vận chuyển phổ biến của người dân Huế trong mùa mưa...

Góc nhìn mới về Huế (16/09)

Những ngày qua, triển lãm ảnh “Huế - những góc nhìn mới” tại 26 Lê Lợi thu hút đông đảo người dân và du khách. người xem có thể biết nhiều địa điểm hay sắc thái mới của Huế qua các góc ảnh lạ. Qua góc nhìn của những tay máy chuyên và cả không chuyên, Huế xưa và nay được gói gọn trong những bức ảnh đầy sáng tạo, độc đáo. Có thể nói, các tác phẩm lột tả được vẻ đẹp của không gian, cuộc sống, con người Huế. Không chỉ thể hiện Huế với những nét đẹp quyến rũ xưa cũ ai cũng đã thấy: sông Hương, núi Ngự, đền đài, lăng tẩm…, các tác phẩm tham dự cuộc thi còn ghi lại Huế trong quá trình hội nhập, phát triển với những góc nhìn đẹp về các khu đô thị mới hay những ngôi nhà cao tầng hài hòa trong không gian kiến trúc chung. Những hình ảnh cũ: một góc nhà vườn, không gian Huế về đêm hay hình ảnh của vương triều Nguyễn trong quá khứ nhưng được “làm mới” đã cuốn hút người xem. Dưới góc nhìn của các “phó nháy”, ngay cả con người cũng thay đổi theo nhịp sống thời đại. Bên cạnh cái yểu điệu, e ấp, nền nã, hình ảnh con gái Huế có gì đó hiện đại, năng động hơn.

Thăm khách sạn cổ nhất miền Trung (16/09)

Khách sạn do một doanh nhân người Pháp, ông Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh từ năm 1901. Năm 1904, sau khi được tu sửa do thiệt hại bởi cơn bão năm Thìn, khách sạn được nhượng quyền cho nhà tư sản A.Guerin, được đổi tên thành A.Guerin– khách sạn lớn của Huế (A.Guerin- Grand hotel de Hue). Năm 1907, khách sạn được một gia đình thương gia Pháp, anh em nhà Morin mua lại. Cái tên Morin của khách sạn bắt đầu từ đó. Với qui mô 70 phòng ngủ, nhà hàng 120 chỗ, quầy ca-phê, rạp cinema, xưởng may và các cửa hàng bán vải, rượu, mỹ phẩm... Morin trở thành khách sạn bề thế và danh tiếng nhất miền Trung trước năm 1945. Sau hơn 35 năm (1957-1990) được sử dụng làm cơ sở của Đại học Huế; năm 1991, Morin được trả về chức năng của một khách sạn và năm 2002 được nâng cấp lên chuẩn 4 sao, với cái tên Saigon Morin nhưng dáng vẻ cổ kính được giữ nguyên như cũ.

Tổ chức Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 (16/09)

Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 là một chuỗi các hoạt động được tổ chức xuyên suốt trong cả năm, nhằm khẳng định thế mạnh của du lịch Việt Nam, quảng bá điểm đến cho du lịch quốc gia với mục đích thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa. Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012 sẽ có nhiều hoạt động như: Cuộc thi Duyên dáng Việt Nam năm 2012; Giải Việt dã Báo Tiền Phong; Chương trình Doanh nhân Việt Nam với văn hóa, di sản dân tộc lần thứ I; Liên hoan ẩm thực miền Trung; Chương trình Sao Mai Điểm hẹn 2012; Liên hoan nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam; Giải Cờ vua quốc tế Đông Nam Á; Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc; Giải Vật võ cổ truyền toàn quốc...

Sắp gỡ hàng loạt vướng về đăng ký kinh doanh (16/09)

Ông Bùi Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, cho biết sắp tới sẽ thống nhất chỉ chấp nhận giấy tờ có chứng thực. Ông giải thích rằng nhân viên tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh không có nghiệp vụ kiểm tra chứng từ thật hay giả nên không thể làm thay công việc chứng thực của Nhà nước. Do đó, tuy có yêu cầu về đơn giản hóa thủ tục hành chính là chấp nhận bản photocopy kèm theo việc xuất trình bản chính để đối chiếu nhưng trong đăng ký kinh doanh không áp dụng được.

Khó tăng giá điện trong tháng 9 (14/09)

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công thương trong đó có đề cập đến vấn đề giá điện. Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, cần thống nhất phải thực hiện điều chỉnh giá điện theo hướng đủ bù chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, thời điểm điều chỉnh phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô. Thế nên, trong thời điểm hiện tại, không nên điều chỉnh liên tục giá điện giữa các quý để tránh những tác động tiêu cực.

Về Phong Hải xem lễ hội Cầu Ngư (14/09)

Mở đầu lễ hội Cầu Ngư là phần nghi lễ truyền thống cúng tế thần linh được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm tại bờ biển do các vị bô lão có uy tín của làng tiến hành. Sau phần nghi lễ là màn múa náp truyền thống, múa lân sư rồng và đặc sắc nhất là phần làm trò trên cạn, thể hiện lại cảnh đánh bắt và mua bán cá tôm của một làng chài ven biển... Tiếp theo là đám rước thần với đầy đủ cờ lọng, nghi trượng, kiệu hoa và các biểu tượng hải sản cá, tôm, mực… diễu hành từ bờ biển quanh các thôn xóm đến đình làng Hải Nhuận. Tại đình làng Hải Nhuận, các vị bô lão tiếp tục phần nghi lễ cúng tế thần linh và tiên tổ để tỏ lòng biết ơn trời đất và cầu cho biển lặng sóng hiền, dân làng sức khỏe, con cháu thành tài… Cùng với phần lễ còn có phần hội với hội thi đan lưới, hội thi kéo co, bóng đá, bóng chuyền... Đặc biệt, là tiết mục thả hoa đăng trên biển và các tiết mục ca múa nhạc của các ca sỹ Đoàn Ca kịch Huế và các ca sĩ nghiệp dư là người dân địa phương.

 

Hạ lãi suất… từ gốc (13/09)

Ngân hàng Nhà nước không chỉ bằng các biện pháp hành chính, buộc các NH thương mại giảm mạnh lãi suất huy động, kéo lãi suất cho vay về 18%-19% (thực tế, trần tăng trưởng tín dụng vẫn được áp dưới 20%, vì vậy, tốc độ cung tiền sau khi hạ lãi suất vẫn không đổi) cái chính là NH Nhà nước muốn bơm vốn giá rẻ cho các NH nhỏ. Bởi các NH nhỏ chính là ngòi nổ của các cuộc đua lãi suất. Khi đó, lãi suất huy động cũng như cho vay sẽ giảm dần. Rõ ràng, NH Nhà nước đã thực hiện dịch chuyển dòng vốn từ NH lớn sang NH nhỏ. Đây mới chính là tín hiệu tốt và ổn định cho thị trường chứ không phải là việc ồ ạt giảm lãi suất...

Phá Tam Giang: Một gam màu khác lạ của Huế (13/09)

Nơi đây có tính đa dạng sinh học cao với nguồn lợi thủy sản phong phú cả động thực vật trên cạn lẫn dưới nước. Một số lượng lớn cá đánh bắt được trên Phá Tam Giang sẽ được bán về các chợ trong vùng hoặc bán cho thương lái các nơi, hay dùng để làm nguyên liệu cho các làng làm mắm địa phương. Thêm vào đó, Phá Tam Giang còn là một thủy vực điều hòa khí hậu khổng lồ, góp phần chắn bão lũ cho thành phố Huế. Thế nên những người làm du lịch ở Huế mới ví tiềm năng du lịch của Tam Giang - Cầu Hai là “kho vàng” chưa mở. Trên hành trình khám phá Phá Tam Giang, không gì thú bằng được ghé lại quán ăn ngay đầu đò ngang, thưởng thức những đặc sản cá, mực, tôm, cua, ghẹ… tươi rói, nhảy tanh tách, ăn đến đây thơm ngọt đến đấy. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng ba ngón tay nhưng ngọt và chắc. Còn sò điệp vài chục ngàn một mớ giòn tươi…

Doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư tái tạo năng lượng (12/09)

Đây là kết quả được rút ra từ báo cáo kinh doanh quốc tế (IBR) mới nhất vừa được Công ty kiểm toán Grant Thornton công bố mới đây. Cuộc khảo sát do Grant Thornton tiến hành hồi tháng 5 năm nay với hai câu hỏi được đặt ra để doanh nghiệp trả lời là sẽ ủng hộ chính phủ như thế nào trong việc đầu tư ở lĩnh vực tái tạo năng lượng, tìm nguồn năng lượng thay thế và liệu có chấp nhận trả chi phí cao hơn trong thời gian ngắn để có giá tốt hơn về lâu dài

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra tiến độ thực hiện dự án Laguna Huế (08/09)

Khu du lịch sinh thái Laguna-Huế được khởi công xây dựng vào tháng 8/2009, tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây- Lăng Cô), do Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) làm chủ đầu tư trên diện tích 280 ha với tổng vốn đầu tư 875 triệu USD. Dự án này sau khi hoàn tất sẽ có 7 khu khách sạn cao cấp với 2.000 phòng, hơn 1.000 căn hộ cao cấp, khu spa, khu mua sắm, trung tâm hội nghị quốc tế, sân gôn, các địa điểm giải trí, cùng nhiều hạng mục khác để phát triển du lịch.

Giữ trần lãi suất đầu vào, giảm lãi suất đầu ra (08/09)

Theo NHNN, trong 8 tháng đầu năm, chính sách tiền tệ đã được điều hành chặt chẽ, thận trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống. Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước nhưng phù hợp với mục tiêu kiểm soát kiềm chế lạm phát: tổng phương tiện thanh toán đến ngày 30-8 tăng 9,16% so với cuối năm 2010, thấp hơn mức tăng 19,87% và 16,41% của cùng kỳ năm 2009 và 2010; tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 30-8 tăng 8,85% so với cuối năm 2010, thấp hơn mức tăng 16,9% của cùng kỳ năm 2010 nhưng bằng khoảng 50% tốc độ tăng tín dụng dự kiến cả năm 2011 (khoảng 15% - 18%). Cơ cấu tín dụng đã chuyển hướng tích cực. Thị trường ngoại hối và tỷ giá biến động mạnh trong hơn 3 tháng đầu năm nhưng đã ổn định trở lại, những ngày đầu tháng 8 biến động tăng nhưng chủ yếu do tác động của giá vàng thế giới. Sau khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng, giảm biên độ giao dịch cùng với các biện pháp quản lý thị trường tự do, thị trường ngoại hối phản ứng tích cực, tỷ giá được kiểm soát trong biên độ cho phép.

‘Hạ lãi suất chưa đủ cứu doanh nghiệp’ (07/09)

Tính đến cuối tháng 8/2011, Việt Nam có hơn 600.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động. Con số này được Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố một cách đầy phấn khởi tại Hội thảo Ngân hàng và doanh nghiệp trước tác động của chính sách tiền tệ diễn ra chiều 6/9 tại Hà Nội. Bà Hằng cho biết con số này vượt xa mức kỳ vọng là hơn 500.000 doanh nghiệp mà VCCI đặt ra cuối năm 2010. Tuy vậy, đại diện của VCCI cũng cảnh báo rằng lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong 8 tháng đầu năm chỉ bằng 97,5% cùng kỳ năm ngoái. Đáng nói hơn là lượng vốn của các doanh nghiệp này chỉ tương đương 36,7% con số đăng ký của 8 tháng đầu năm 2010. Sự khó khăn của doanh nghiệp còn được thể hiện ở một con số đáng giật mình khác, được chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh trích dẫn từ nguồn của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ: chỉ có một nửa trong số hơn 600.000 doanh nghiệp nêu trên đang nộp thuế - tức là làm ăn có lãi. “Nhiều chuyên gia hiện còn nói về con số 30% doanh nghiệp phá sản kể từ đầu năm. Điều này thì chưa có ai kiểm chứng. Nhưng rõ ràng họ đang rất khó khăn”, ông Ánh khẳng định.

Nở rộ hình thức hạ lãi suất vay (07/09)

Từ 6/9/2011, với các khoản cho vay ngắn hạn, có mức không quá 18 %/năm (<18%năm).Các khoản vay trung dài hạn sẽ không quá 19%/năm (<19%năm). Ngoài ra, BIDV sẽ dành 10.000 tỷ VND cho vay ngắn hạn đối với các khách hàng hoạt động các lĩnh vực thu mua nông thuỷ sản xuất khẩu, công nghiệp nông nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng dịch vụ khép kín tại BIDV, với lãi suất ưu đãi từ 15,0% - 17,5%năm. Riêng với cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản sẽ tối thiểu là 19%/năm đối với ngắn hạn và 19,5%/năm đối với trung dài hạn. Về lãi suất cho vay ngoại tệ, BIDV tiếp tục giữ mức lãi suất cho vay ngoại tệ ở mức cao, khoảng 6,0% - 7,0%/năm.

Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (07/09)

Đây là một trong những nội dung chính được quy định tại Thông tư số 120/2011/TT-BTC, hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, vừa được Bộ Tài chính phê duyệt. Theo Thông tư này, đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.

Tạm dừng cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản (07/09)

Để tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ ngày 30/8/2011 tạm dừng việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản trên phạm vi cả nước cho đến khi có chỉ đạo mới. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo thực trạng (cả mặt được, chưa được) trong việc cấp phép thăm dò, khai thác các loại khoáng sản trên cả nước và những biện pháp cần chấn chỉnh tăng cường quản lý.