Tin tức

Tốp 10 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Việt Nam (27/08)

Theo ban tổ chức Giải thưởng Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á-Thái Bình Dương, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Việt Nam năm 2012 là Công ty Vàng bạc đá quý Thành phố Hồ Chí Minh (SJC); Saigon Co.op; Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ); Hệ thống Siêu thị Big C; Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim; Hệ thống cửa hàng Thế giới di động.

Tập trung đầu tư năm nhóm khu kinh tế ven biển (21/08)

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn năm nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015. Bao gồm: Nhóm khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi); khu kinh tế Ðình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); khu kinh tế Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa); khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).

Từ 1/10, hàng loạt loại ô tô bị cấm cải tạo (21/08)

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng vừa ký ban hành Thông tư 29/2012/TT-BGTVT quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong đó quy định không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách (ô tô chở người); không được cải tạo thay đổi mục đích sử dụng (công dụng) đối với xe cơ giới đã có thời gian sử dụng trên 15 năm, kể từ năm sản xuất của ô tô đến thời điểm thẩm định thiết kế cải tạo.

Thừa Thiên Huế với chiến lược phát triển xuất khẩu (16/08)

Trong những tháng đầu năm 2012 , tình hình sản xuất công nghịêp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, lãi suất ngân hàng cao, mức sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của một số doanh nghịêp giảm sút, thị trường thu hẹp, sức tiêu dùng giảm…làm hạn chế khả năng tái sản xuất đầu tư của một số doanh nghịêp. Tuy vậy bằng các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ, sự nỗ lực của tỉnh cùng các doanh nghịêp tháo gỡ khó khăn, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh như thuỷ sản, dệt may, sản phẩm gỗ, khoáng sản…có kim ngạch xuất khẩu tăng cao, trong đó có nhiều mặt hàng tăng cả về khối lượng, giá cả so với cùng kỳ năm ngoái.

TT-Huế: Tập huấn xây dựng chiến lược thương hiệu cho hơn 100 doanh nghiệp vừa và nhỏ (16/08)

Tham gia lớp tập huấn, các doanh nghiệp đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về quản trị thương hiệu từ tư duy chiến lược đến thực tiễn triển khai; xây dựng thương hiệu là tạo dựng hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp, đưa đến và cố định hình ảnh đó trong tâm trí khách hàng; lựa chọn mô hình thương hiệu; lựa chọn định vị thương hiệu; chiến lược truyền thông thương hiệu cũng như vấn đề cơ bản về bảo vệ thương hiệu. Ông Lê Phước Hoà-Phó Giám đốc Sở Công thương TT-Huế cho biết: với việc mở lớp tập huấn này, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản, kỹ năng định vị, truyền thông xây dựng và bảo vệ, phát triển thương hiệu của đơn vị mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hợp đồng tín dụng cũ xuống dưới 15% (13/08)

Ngay sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị các tổ chức tín dụng rà soát và điều chỉnh giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 15%/năm trên cơ sở khả năng tài chính, các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần đã tich cực hưởng ứng đề nghị này. Đến ngày 2/8 đã có báo cáo của 69 tổ chức tín dụng (5 NHTM nhà nước, 27 NHTM cổ phần, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 12 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chiếm thị phần tín dụng 90%. Theo đó, dư nợ cho vay bằng VND đối với các khoản vay có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%,  mức lãi suất từ 10%/năm đến 13%/năm chiếm tỷ trọng 18,5%,  mức lãi suất trên 13%/năm đến 15%/năm chiếm tỷ trọng 49,1%, mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng là 29,1% (giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012). Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTM nha nước (có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15%/năm là 6,9%), giảm 87% so với tỷ trọng dư nợ cho vay trước ngày 15/7 (61%).

Hội chợ khuyến mại lần đầu tiên được tổ chức tại Huế (13/08)

Hội chợ được tổ chức nhằm góp phần mang lại không khí sôi động, đa dạng các nội dung hoạt động của chương trình tháng bán hàng khuyến mãi năm nay. Hội chợ là cơ hội cho doanh nghịêp giới thiệu sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm hiểu sức mua thị trường, cạnh tranh sản phẩm và thị hiếu của khách hàng nhất là trong thời kỳ kinh tế đang khó khăn. Có 200 gian hàng của gần 100 doanh nghịêp trong cả nước tham gia hội chợ từ ngày 10/8 đến 16/8.

Sản phẩm dùng để khuyến mại trị giá gần 14 tỷ đồng (08/08)

Diễn ra từ ngày 10/8 đến 10/9 tại địa bàn TP Huế và các địa phương trong tỉnh, với mục đích thúc đẩy lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh, kích cầu sản xuất tiêu dùng ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Trong thời gian diễn ra chương trình, trên địa bàn TP Huế sẽ có các điểm bán hàng khuyến mại, giảm giá, quay số trúng thưởng hay rút thăm may mắn; tổ chức hội chợ khuyến mại với quy mô khoảng 200 gian hàng; tổ chức các hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ năng bán hàng cho các cơ sở, DN trên địa bàn.

Tháng bán hàng khuyến mại tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 6 năm 2012 sẽ diễn ra từ 10/8 đến 10/9/2012 (08/08)

Tháng bán hàng khuyến mại lần thứ 6 năm 2012 được tổ chức từ 10/8 đến 10/9 nhằm thúc đẩy lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh, kích cầu sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh phát triển thương mại, văn hóa, du lịch, dịch vụ tổng hợp; từng bước đưa hoạt động khuyến mãi trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, đảm bảo lợi ích cho thương nhân và người tiêu dùng.

Ngân hàng đang hưởng 6% chênh lệch lãi suất? (30/07)

Theo phân tích của một chuyên gia ngân hàng, giả định trong số 100 đồng mà tổ chức tín dụng huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, lãi suất 9%/năm thì theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003, mức trích lập dự phòng rủi ro VND kỳ hạn này phải là 3%; dự trữ thanh khoản 10%, còn 87%, hay 87 đồng. Như thế, lãi suất thực của một đồng vốn huy động để cho vay ra chưa tính các chi phí khác là: 9% : 87% = 10,34% (1) và một khoản khác mà tổ chức tín dụng phải chi là dự phòng chung 0,75% trên mỗi đồng vốn huy động (2). Lấy (1) + (2), sẽ bằng 11,09%. Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn phải chi một loạt chi phí như: khấu hao tài sản đầu tư, thiết kế sản phẩm tiền gửi, thuê phòng giao dịch, đường truyền mạng, thông tin liên lạc, quảng bá sản phẩm... tiền lương, đều phải tính vào giá vốn và được phân bổ vào trong đó dù co kéo đến mấy thì khoản này cũng tương đương 1% đối với mỗi đồng vốn huy động được.

Doanh nghiệp khát vốn mà tiền ngân hàng thì tồn kho (30/07)

Việc giảm lãi chỉ dành cho những doanh nghiệp tốt, thành ra doanh nghiệp yếu cần phải cứu thì không được cứu. Chính vì thế, không chỉ doanh nghiệp có hàng tồn kho ngày càng tăng mà bản thân ngân hàng cũng có hàng tồn kho, dòng vốn nằm trong kho mà không tìm được doanh nghiệp cho vay. Vì vậy ngày 28-7, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại TP.HCM.

Nên nêu đích danh các “nhà băng” đã giảm và chưa giảm (30/07)

Sau một tuần áp dụng lãi suất vay đối với các khoản nợ cũ 15%/năm, một số NHTM đã có hướng dẫn, triển khai cụ thể, đặc biệt là các NHTM lớn nằm trong nhóm G14 (14 NHTM lớn chiếm 90% thị phần tín dụng, như: Ngoại thương (Vietcombank), Công thương (Vietinbank), Đầu tư & Phát triển (BIDV), Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank), Á Châu (ACB), Sài Gòn-Hà Nội (SHB)... Hội sở các “nhà băng” này đã ban hành văn bản chỉ đạo các chi nhánh nhanh chóng giảm lãi suất cho khách hàng, đặc biệt là doanh nghiệp. Trưởng phòng Quản lý nợ, Ngô Hải thuộc Vietcombank-Chi nhánh Huế khẳng định, ngay sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc Vietcombank, toàn hệ thống tự động giảm lãi suất những khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm và thông báo cho từng khách hàng. Việc áp dụng này được tiến hành đối với tất cả khách hàng, không phân biệt tổ chức hay cá nhân, không phân loại khách hàng. Tương tự, các ngân hàng lớn trên địa bàn, như: BIDV, Agribank, Vietinbank... đồng loạt đưa lãi suất các khoản vay cũ về mức 15%/năm.

Hiệp hội Doanh nghịêp TT Huế: Đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh cho doanh nghịêp (30/07)

“Nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh cho các doanh nghịêp vừa và nhỏ” là nội dung khoá đào tạo do Hiệp hội Doanh nghịêp TT Huế phối hợp với Sở Kế họach & Đầu tư cùng Trung tâm Phát triển Doanh nhân Việt nam tổ chức vừa khai giảng sáng 25/7.

Trao 86 giải cho các doanh nghiệp ASEAN tiêu biểu (30/07)

Tối 28/7, lễ trao giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN," “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN," “Bản lĩnh doanh nhân thời hội nhập” Việt Nam-Lào-Campuchia năm 2012 cho các doanh nghiệp và doanh nhân các nước đã diễn ta tại Vientiane, Lào. Ban tổ chức đã trao 86 giải thưởng cho các doanh nghiệp-doanh nhân tiêu biểu, nhằm tôn vinh các doanh nhân có tinh thần dám nghĩ dám làm, lao động sáng tạo, chất lượng và hiệu quả công tác cao, tích cực tham gia hoạt động xã hội, từ thiện góp phần thúc đẩy tình đoàn kết, hữu nghị và quá trình hội nhập của các nước trong khu vực với kinh tế thế giới. Các đại biểu đã nghe thư của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng các doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu được nhận giải lần này, khẳng định đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, góp phần thúc đẩy tình đoàn kết hữu nghị và quá trình hội nhập của các nước trong khu vực với kinh tế thế giới;

Thông báo Khai giảng “Khoá đào tạo nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa” ngày 25/07/2012 (23/07)

Mục đích của khóa học nhằm trang bị cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp những kiến thức, kỹ năng, tư duy và nhận thức cốt lõi về quản trị doanh nghiệp, nhất là về “Quản trị Marketing và Quản trị tài chính” theo chương trình quản trị doanh nghiệp hiện đại, để có điều kiện làm việc trong môi trường kinh doanh mới, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Khóa học sẽ được tổ chức trong 2 ngày 25 và 26/7/2012.

+ Thời gian: Khoá học khai giảng vào lúc 7 giờ 30 ngày 25/7/2012 (sáng thứ tư), sau đó sẽ học liên tục trong 4 buổi của ngày 25-26/07/2012.

- Địa điểm: tại Hội trường tầng 7, Bưu điện tỉnh (số 8 Hoàng Hoa Thám)

 

Phê duyệt đề án tái cơ cấu DNNN (23/07)

Theo nội dung đề án, DN 100% vốn Nhà nước được phân theo ba nhóm. Nhóm 1 gồm DNNN giữ 100% vốn điều lệ trong các lĩnh vực độc quyền nhà nước, quốc phòng, an ninh. Nhóm 2 là DN cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực theo Quyết định 14/2011/QĐ-TTg. Còn nhóm 3 là các DNNN thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục sẽ thực hiện bán, chuyển nhượng; tái cơ cấu lại nợ để chuyển thành công ty cổ phần, công ty TNHH nhiều thành viên; giải thể, phá sản.

Thông báo tuyển sinh 02 Khóa đào tạo: “Quản trị Marketing và Quản trị tài chính doanh nghiệp” hỗ trợ 100% kinh phí (18/07)

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Trong tháng 7/2012, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Phát triển Doanh nhân Việt Nam thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ & vừa Việt Nam và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh tổ chức 2 khóa đào tạo về “Quản trị Marketing và Quản trị tài chính doanh nghiệp” theo Chương trình Quản trị doanh nghiệp hiện đại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thông báo tuyển sinh 02 Khóa đào tạo: “Quản trị Marketing và Quản trị tài chính doanh nghiệp” hỗ trợ 100% kinh phí (10/07)

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Trong tháng 7/2012, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Phát triển Doanh nhân Việt Nam thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ & vừa Việt Nam và Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh tổ chức 2 khóa đào tạo về “Quản trị Marketing và Quản trị tài chính doanh nghiệp” theo Chương trình Quản trị doanh nghiệp hiện đại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Mục đích của khóa học nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có Cán bộ quản lý giỏi, được trang bị những kiến thức, kỹ năng, tư duy và nhận thức cốt lõi về quản trị doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và thiết lập mối quan hệ với các đối tác.

Doanh nghiệp chung sức vượt khó (04/07)

Các DN đạt mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm là Công ty Khoáng sản tỉnh, Công ty CP Thủy điện Hương Điền, Công ty CP Dệt may Huế, Công ty CP Sợi Phú Nam, Công ty ShaiyooAA, Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang…, các DN này đã góp phần quan trọng duy trì tốc độ tăng trưởng toàn ngành. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so cùng kỳ: Quặng Zincol, rutin, xỉ ti tan đạt 11.047 tấn, tăng 51,7%; mực đông lạnh 543 tấn, tăng 20,6%; kem cây 227,4 tấn, tăng 46,4%; bia lon Huda 20,8 triệu lít, tăng 2,6 lần; bia chai Huda 75,3 triệu lít, tăng 11,2%; sợi các loại 16.706 tấn, tăng 15,2%; điện sản xuất 176,2 triệu kwh, tăng 28,2%. Một số DN đạt mức tăng trưởng thấp, như Công ty TNHH Luks Trường Sơn giảm 29,4%, Công ty CP Sợi Phú Thạnh giảm 4,7%, Nhà máy Phân lân vi sinh Sông Hương giảm 10,3%, Cty CP Dược Trung ương Huế giảm 25,7%...

Phấn đấu huy động gần 738 tỷ đồng đầu tư vào các khu đô thị mới (04/07)

Sáu tháng đầu năm 2012, do các nhà đầu tư gặp khó trong việc tiếp cận vốn vay, thị trường bất động sản đóng băng, công tác giải ngân vốn ngân sách còn chậm..., nên tổng số vốn huy động vào các KĐTM đạt thấp, chỉ 336/1.079,3 tỷ đồng, đạt 31,3% kế hoạch. Để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra trong năm 2012, 6 tháng cuối năm nay, Ban quản lý phát triển KĐTM phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư vào các KĐTM đạt gần 738 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách hơn 280 tỷ đồng, vốn của nhà đầu tư gần 297 tỷ đồng, còn lại là vốn khác. Để làm được điều này, Ban quản lý phát triển KĐTM tập trung làm việc với các nhà đầu tư nhằm rà soát tiến độ và các nội dung liên quan đến việc thực hiện dự án; phát huy vai trò tham mưu trong công tác quản lý chỉ đạo; phối hợp với các sở ban ngành liên quan tổ chức tốt việc giải ngân vốn được tỉnh phân bổ...