Tin tức

Danh sách Doanh nghiệp Hội viên ủng hộ đồng bào Miền Trung (11/11)

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Doanh nghiệp tỉnh trong thời gian qua, các Doanh nghiệp Hội viên đã tham gia tích cực về mặt vật chất và tinh thần cho đồng bào và doanh nghiệp trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An.

Hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư tuyển sinh lớp "Khởi sự Doanh nghiệp" (11/11)

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh về việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong Quý 4/2010, Hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và Trung tâm Đào tạo Tuổi Trẻ Việt, Chi nhánh Huế tổ chức 3 khoá đào tạo về “Khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khả năng kinh doanh”. Khóa học có sự hỗ trợ kinh phí của tỉnh cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Doanh nghiệp Huế gặp hàng loạt khó khăn vào cuối năm (11/11)

Với nhiều doanh nghiệp (DN) trên cả nước nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng, đặc biệt là các DN chế biến gỗ, thủy sản, dệt may, mùa sản xuất cuối năm thường được trông đợi và chuẩn bị kỹ càng đón nhận đơn hàng tấp nập, song cùng với đó là nỗi lo từ giá nguyên liệu “leo thang”. Giá gỗ cao su trên thị trường hiện nay đã vượt hơn 5 triệu đồng/1m3 loại dày 26mm, tăng 2 triệu đồng/1m3 so với năm trước, chẳng thua kém gỗ cứng nhập khẩu; đành vậy, song, có DN không có gỗ để làm. Hiện có DN đang sử dụng nguồn gỗ còn lại trong kho, còn đối với những đơn đặt hàng từ nay cho đến Tết Tân Mão, nếu tình hình không cải thiện sẽ tìm cách thương lượng, mua lại của các DN kinh doanh cùng lĩnh vực.Có lẽ cũng chưa có năm nào khó khăn nhiều đối với các DN ngành sợi dệt như năm nay, khi giá bông nhập khẩu tăng vọt, cùng với tỷ giá ngoại tệ tăng. Giá bông giao dịch kỳ hạn trên thị trường New York đã vượt ngưỡng 1,1 USD/pound, cao chưa từng có trong lịch sử, tăng đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 10 và 11 cũng là cao điểm xuất khẩu thủy sản, tuy nhiên giá tôm nguyên liệu cũng đang ở mức cao, cùng với giá thức ăn chăn nuôi và các loại vật tư thủy sản khác như thuốc thú y, bao bì lệ thuộc vào nhập khẩu đã đưa giá thành xuất khẩu tăng lên. Do đó, với các DN của các ngành từ thủy sản, gỗ cho đến dệt may, da giày…

Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh (11/11)

Nhằm quảng bá và xúc tiến kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên sau: du lich, đầu tư vào khu đô thị mới, khu công nghiệp, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, kinh doanh bất động sản (tập trung kêu gọi đầu tư vào các “khu đất vàng” trong thành phố Huế từ việc chuyển đổi trụ sở các cơ quan nhà nước sang hoạt động kinh doanh).

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy tháng 11-2010 (11/11)

Tại hội nghị, đồng chí Hồ Văn Bình, TUV, Phó Trưởng ban Thường trực ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã trình bày kết quả hội nghị Trung ương 13 (khóa X) đến đội ngũ báo cáo viên thuộc Tỉnh ủy. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp từ ngày 7 đến ngày 14-10-2010 tại Hà Nội. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thảo luận báo cáo tình hình KT-XH và ngân sách Nhà nước năm 2010, dự kiến phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2011 của Ban cán sự Đảng Chính phủ, thống nhất đánh giá: Năm 2010, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, tòan Đảng, tòan dân đã nỗ lực phấn đấu để đạt mức cao nhất các mục tiêu KT-XH Đại hội X đã đề ra. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và quyết định một bước quan trọng về phương án nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XI để trình đại hội XI của Đảng. Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian phân tích kỹ về yêu cầu, tiêu chuẩn, số lượng, độ tuổi, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương khóa mới. Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị tiếp thu ý kiến của Trung ương chỉ đạo tiếp tục chuẩn bị phương án nhân sự để trình hội nghị Trung ương 14. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường tại 10 tỉnh trong thời gian tới.

Hội Doanh nghiệp tỉnh tham dự Hội thảo “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”. (11/11)

Sáng ngày 11/11, Nhằm triển khai thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020”, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV và chương trình thống nhất hành động của UBMTTQVN tỉnh khóa VII (Nhiệm kỳ 2009-2014); Nhân dịp lỹ niệm 80 năm ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức Hội thảo “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”. Hội Doanh nghiệp tỉnh đã tham gia Hội thảo với bài tham luận "Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế vững vàng trong hội nhập và không ngừng phát triển" của Đồng chí Nguyễn Mậu Chi Chủ tịch Hội.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh (10/11)

Trước tình hình thanh toán vốn năm 2010 của một số chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh hiện nay đạt tỷ lệ rất thấp; ngày 06/11, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản số 4927/UBND-XDKH yêu cầu các cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân hoàn thành kế hoạch được giao. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế làm việc, rà soát với các cơ quan quản lý chương trình, các địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn đảm bảo hoàn thành tiến độ thực hiện, thanh toán kế hoạch vốn đã giao./.

Nhìn lại chặng đường hơn 01 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị (10/11)

Nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đang vận hành phù hợp với quỹ đạo phát triển, cơ bản tạo chỉ số tăng trưởng "vàng", hội đủ niềm tin cho 1 năm thành công trên nhiều lĩnh vực, góp phần to lớn hoàn thành thắng lợi kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) và tạo động lực vững mạnh để bước vào thực hiện mục tiêu phát triển KTXH năm 2011, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và kế hoạch KTXH 5 năm giai đoạn 2011-2015. Kết luận 48 ra đời đã thổi vào Thừa Thiên Huế một luồng sinh khí mới, một vận hội mới đang mở ra đó là Thừa Thiên Huế được định hướng xây dựng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong một vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao... Sau hơn 01 năm tổ chức triển khai thực hiện Kết luận 48, được sự quan tâm thường xuyên theo dõi chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai đồng bộ và đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Năm 2011, kinh tế tăng trưởng 7 - 7,5% (10/11)

Nhiều yếu kém, tồn tại trong năm 2010 đã được Quốc hội nêu rõ trong nghị quyết này. Đó là nền kinh tế tăng trưởng thiếu tính bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả đầu tư thấp… Đặc biệt giá cả nhiều mặt hàng tăng nhanh, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là những người có thu nhập thấp, ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục những tồn tại, yếu kém trên trong năm 2011, Quốc hội yêu cầu áp dụng các biện pháp nhằm tăng mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, đẩy mạnh sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu để giảm tỷ lệ nhập siêu. Trước những diễn biến phức tạp trên thị trường hiện nay, Quốc hội yêu cầu quản lý chặt thị trường vàng, việc lưu hành ngoại tệ. Chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh giá cả một số mặt hàng, dịch vụ Nhà nước đang quản lý như điện, than, các dịch cụ công như y tế, giáo dục…theo cơ chế thị trường.

Năm 2011, sẽ thu hút 20 - 22 tỷ USD vốn FDI (10/11)

Ngày 8-11, ông Nguyễn Nội - Phó Cục trưởng Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) cho biết, với tốc độ giải ngân như hiện nay, trong năm 2010, chắc chắn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện sẽ đạt hơn 10 tỷ USD.

Ông Nguyễn Nội cũng cho biết, theo dự báo, năm 2011 sẽ tiếp tục thu hút từ 20-22 tỷ USD vốn FDI và vốn FDI thực hiện ước đạt 10-11 tỷ USD. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, chỉ mới có 969 dự án đăng ký cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký đạt 12,792 tỷ USD, giảm 41,9% so với cùng kỳ. Nhiều chuyên gia cho rằng, với kết quả trên, mục tiêu thu hút 22-25 tỷ USD vốn FDI trong năm 2010 sẽ khó đạt.

Các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất (10/11)

Tại NH Đại Á, lãi suất mới tăng từ 0,64% đến 1,06% tuỳ theo loại kỳ hạn, mức cao nhất là 12% ở các kỳ hạn từ 1 tháng đến 13 tháng. Các NH còn đưa ra các hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng. ACB có tỉ lệ thưởng cho khách hàng tham gia sản phẩm “Tiền gửi thanh toán linh hoạt”. Eximbank mở chương trình “Tuần lễ vàng - tôn vinh phụ nữ Việt”, tặng điểm thưởng đổi thành vàng SJC cho khách hàng... Phó tổng giám đốc một NH thương mại cổ phần cho biết: NHNN tăng lãi suất cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến các NH thương mại, nhưng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu thì có tác động rõ rệt. Vì vậy, việc các NH thương mại điều chỉnh tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay là không tránh khỏi. Lãi suất tăng góp phần thu hút vốn vào NH, nhưng cũng sẽ gây khó khăn cho DN vay vốn. Vào tuần trước, lãi suất đầu ra duy trì ở khoảng 14- 15%/năm, nhưng trong tuần này chắc chắn sẽ tăng lên trên dưới 1% nữa để  tương  ứng với mức tăng của lãi suất đầu vào. Đây là mức lãi suất cho vay khá đắt trong điều kiện nền kinh tế vẫn đang gặp khó khăn và DN đang cố duy trì hoặc cố phục hồi sản xuất kinh doanh.

1 tỉ USD phát triển mạng lưới cấp thoát nước tại VN (10/11)

Ngày 9.11, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã có buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh xung quanh việc đầu tư các dự án cấp nước tại TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-2015.
Theo ADB, các dự án cấp thoát nước này nằm trong chương trình tín dụng của ADB dành cho Nhà nước Việt Nam với tổng trị giá lên đến 1 tỉ USD, trong vòng 10 năm, từ 2010 - 2020. Trong đó TP.HCM, Hải Phòng, Huế và Đà Nẵng là 4 thành phố được ưu tiên triển khai đợt 1 từ nguồn vốn này.

 

Hội thảo “Xác lập ưu tiên phát triển và hợp lý hóa định mức phân bổ ngân sách” (10/11)

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh: Định mức phân bổ NS năm 2011 được sử dụng để phân chia dự toán chi NS địa phương giữa NS tỉnh với NS huyện, thị xã Hương Thủy, TP Huế và NS các xã, phường, thị trấn; là cơ sở để lập dự toán chi quản lý hành chính cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp tỉnh. Định mức phân bổ NS này không sử dụng trong việc xây dựng dự toán chi sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình... Đối với những đơn vị này, căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành, các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp theo kế hoạch, các chế độ chính sách mới và khả năng bố trí NS hàng năm để xây dựng dự toán chi cho phù hợp.

1,4 tỷ USD tiết kiệm từ cải cách hành chính: Khó và dễ (10/11)

Buổi tọa đàm “Cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam, định hướng cải cách môi trường kinh doanh 2011”, do Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 8/11 là dịp làm rõ hơn mức độ thực sự những cải cách Việt Nam đã đạt được.Và chính con số 1,4 tỷ USD là dẫn chứng để ông Ngô Hải Phan, Tổ phó Tổ công tác chuyên trách của Thủ tướng Chính phủ về Đề án 30, “đòi hỏi” thêm 10 vị trí nữa cho Việt Nam trong xếp hạng mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh 2011, vừa được IFC và WB công bố.“Nếu tính đúng, tính đủ thì Việt Nam còn cải thiện được 10 bậc nữa chứ không phải chỉ là thứ hạng 78”, ông Phan phát biểu hôm 4/11, trước báo giới trong lễ công bố bảng xếp hạng kể trên.Không biết hệ thống thủ tục hành chính đã từng “lạc hậu” đến đâu, nhưng câu chuyện cải cách được đẩy mạnh trong mấy năm gần đây đã cho thấy, việc tiết kiệm tiền trăm, tiền nghìn tỷ đồng là quá đỗi bình thường.

 

Nhiều doanh nghiệp FDI chuyển sang nhập khẩu (09/11)

Theo ông Chinh, đây là điều đáng báo động vì từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp FDI đã tăng nhập khẩu đến 40%, trong khi doanh nghiệp trong nước chỉ tăng khoảng 20%. Cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến nhập siêu và lạm phát, ông Chinh đề nghị phải rà soát lại quy định cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI theo hướng siết chặt việc nhập khẩu, bán lại của các doanh nghiệp sản xuất.

Khẳng định vai trò doanh nghiệp trong phát triển bền vững (09/11)

 Phó Thủ tướng cũng thông báo với ngài Marcel Engel hiện Việt Nam đã thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững. Caơ quan này đã góp phần hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp triển khai các giải pháp phát triển bền vững, nghiên cứu các tiêu chuẩn và thông lệ của quốc gia cũng như quốc tế, xây dựng các công cụ hỗ trợ quản lý phục vụ doanh nghiệp phát triển bền vững. Phó Thủ tướng cũng thông báo với ngài Marcel Engel việc Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc vào ngày 19/12/2010, nhằm tìm ra những phương án, kế hoạch mới để đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với  phát triển bền vững. Ngài Engel hoan nghênh về sự kiện thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đồng thời cho rằng việc ký kết thỏa thuận Hợp tác giữa Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam với Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì sự Phát triển bền vững sẽ giúp tăng cường vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.

 

Thông qua Nghị quyết phát triển KT-XH 2011: GDP tăng 7-7,5% (09/11)

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá; thu ngân sách tăng cao; kinh tế vĩ mô có bước cải thiện; an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được bảo đảm tốt hơn. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp phát triển khá. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững; hoạt động đối ngoại được tăng cường, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Có được kết quả đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, năng động, sáng tạo của Chính phủ và chính quyền các cấp; sự ủng hộ, hỗ trợ của Quốc hội và các cơ quan dân cử; sự đề cao trách nhiệm của các cơ quan tư pháp; sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp.

Nỗ lực kiềm chế lạm phát, ổn định đời sống (09/11)

Đầu tháng 11, tại cuộc họp bàn biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm của UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan triển khai nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tăng cường thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường những tháng cuối năm 2010; thống nhất phương án dự trữ bình ổn thị trường đối với 4 mặt hàng thiết yếu: gạo, đường, dầu ăn; thực phẩm tươi sống trong 5 tháng (từ tháng 11/2010-4/2011; đồng thời thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hiện tượng đầu cơ, nâng giá, bất hợp pháp gây biến động thị trường...  Cùng với các biện pháp bình ổn giá của nhà nước, nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương lúc này là nỗ lực khắc phục khó khăn, diễn biến phức tạp của thời tiết để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất thắng lợi vụ đông xuân 2010-2011, góp phần kiềm chế tốc độ tăng giá, bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế- xã hội năm 2010.

 

Dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2010 (08/11)

Ông Phạm Quang Vinh, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam khẳng định như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí. Hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các Hội nghị Cấp cao liên quan là đợt hoạt động đỉnh cao, cả về cường độ hoạt  động và các quyết sách quan trọng được thông qua với 14 hội nghị cấp cao của ASEAN và các bên liên quan, các hội nghị bên lề. Riêng Việt Nam có hơn 20 cuộc tiếp xúc và 5 chuyến thăm song phương. Đây là sự kết nối và là đỉnh cao của tất cả những gì Việt Nam đã phấn đấu thực hiện suốt từ đầu năm đến nay với tư cách Chủ tịch ASEAN. Kết quả của các Hội nghị cấp cao 17 và các Cấp cao liên quan đã được tổng kết rõ trong buổi họp báo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ngay sau bế mạc Hội nghị chiều 30/10.

Chính phủ họp thường kỳ tháng 10/2010: Quyết liệt kiểm soát, bình ổn giá (08/11)

  Đánh giá chung, các thành viên Chính phủ cho rằng, kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm phát triển theo chiều hướng tích cực. Nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, trong nước gặp nhiều khó khăn do thiên tai, lũ lụt. Sản xuất công nghiệp 10 tháng qua tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn so với kế hoạch năm (12%). Xuất khẩu xấp xỉ 57,8 tỷ USD, tăng 23,3% cùng kỳ năm 2009, gấp 4 lần so với chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội thông qua. Tỷ lệ nhập siêu giảm (bằng 16,45% tổng kim ngạch xuất khẩu) và đây là tỷ lệ nhập siêu thấp nhất trong nhiều năm qua. Ngành dịch vụ - du lịch phát triển khá, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2009. Trong tháng 10, mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng, nhưng với sự cố gắng của nhân dân và các địa phương trong cả nước nên sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt vẫn duy trì ổn định.