Môi trường kinh doanh

1.952 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (22/04)

Đến nay Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô đã được triển khai các dự án qui hoạch đúng tiến độ, chất lượng, đảm bảo cơ sở pháp lý cho công tác lập kế hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý; việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng đã được chú trọng. Tổng diện tích các khu chức năng trong Khu kinh tế được duyệt là 6.059 ha. Hiện nay, một số dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện như quy hoạch chi tiết cảng Chân Mây, Khu đô thị Chân Mây. Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho đến nay đạt trên 1.952 tỷ đồng, gồm các hạng mục về hạ tầng giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc… Trong đó, từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu xây dựng khu kinh tế hơn 927 tỷ đồng, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật bến số 1 cảng Chân Mây, đến nay phát huy năng lực khai thác các loại tàu hàng và tàu du lịch quốc tế có trọng tải lớn.

1.952 tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (17/04)

Tổng diện tích các khu chức năng trong Khu kinh tế được duyệt là 6.059 ha. Hiện nay, một số dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện như quy hoạch chi tiết cảng Chân Mây, Khu đô thị Chân Mây. Tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho đến nay đạt trên 1.952 tỷ đồng, gồm các hạng mục về hạ tầng giao thông, cấp điện, nước, thông tin liên lạc… Trong đó, từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu xây dựng khu kinh tế hơn 927 tỷ đồng, đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật bến số 1 cảng Chân Mây, đến nay phát huy năng lực khai thác các loại tàu hàng và tàu du lịch quốc tế có trọng tải lớn.

Từ năm 2014, sẽ áp dụng thuế suất phổ thông 22% (17/04)

Tiếp tục phiên họp thứ 17, chiều 16/4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào Tờ trình của Chính phủ về một số giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh và một số vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

TP Huế: Kinh tế- xã hội quý I/2013 tiếp tục ổn định và tăng trưởng (17/04)

Bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện cùng với sự đồng tâm, hiệp lực vượt qua khó khăn của các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Huế trong quý I/2013 tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 4.650,7 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ. Doanh thu thương mại ước đạt 3.540,6 tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ 254,4 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Trong Quý I, nông dân đã xuống giống 845 ha lúa Đông Xuân, bằng 97,8% kế hoạch. Đàn gia súc, gia cầm vẫn giữ ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Hiện chưa có hiện tượng dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.

 

Thừa Thiên Huế : Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2013 (08/04)

Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh quý I/2013, triển khai nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp thực hiện các tháng tiếp theo nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% theo Nghị quyết HĐND đề ra. Hội nghị cũng báo cáo công tác cải cách hành chính, xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh và báo cáo tổng hợp ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Đồng chí Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại hội nghị.

UBND tỉnh: Nhiều nhiệm vụ cần được tập trung thực hiện để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% (04/04)

Trong quý I, doanh thu du lịch tăng 16,5% so cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 6.192 tỷ đồng, tăng 22,4%; giá trị xuất khẩu ước đạt 122,5 triệu USD, tăng 29,7% so cùng kỳ; doanh thu vận tải bốc xếp ước đạt 367,1 tỷ đồng, tăng 18,4%. Tình hình sản xuất công nghiệp đầu năm đã có chuyển biến tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng 10,7% so cùng kỳ. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp tuy chịu ảnh hưởng về thời tiết, dịch bệnh nhưng tình hình nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp có bước tăng trưởng khá. Tổng thu ngân sách ước đạt 1.011 tỷ đồng, đạt 20,1% dự toán năm, tăng khoảng 30% so cùng kỳ; trong đó, nguồn thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn 301 tỷ đồng, thu ngoài quốc doanh 146 tỷ đồng và các nguồn thu khác. Tổng chi ngân sách ước đạt 1.344,5 tỷ đồng, bằng 19,2% dự toán năm, tăng 22,8% so cùng kỳ. Năm 2013 tiếp tục được xác định là “Năm đô thị” nên tỉnh huy động tối đa các nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng. Trong quý I, tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt 2.258 tỷ đồng, bằng 15,6% kế hoạch năm, tăng 9,8% so cùng kỳ; trong đó, vốn Trung ương quản lý 280 tỷ đồng, vốn địa phương quản lý 1.978 tỷ đồng.

Hơn 10 tỷ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và phát triển cộng đồng (18/03)

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 522/QĐ-UBND Phê duyệt tiếp nhận dự án không hoàn lại “Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phát triển cộng đồng” giai đoạn 2013 - 2017 do Hội thân hữu Huế (FHF - Mỹ) tài trợ với tổng nguồn vốn hơn 10 tỷ đồng.

“Đẩy mạnh sản xuất và quan tâm nhiều hơn đến đời sống người lao động” (04/03)

Tại Công ty CP Dệt May Huế, Tổng Giám đốc Nguyễn Bá Quang đã báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của DN trong năm 2012 và định hướng phát triển năm 2013, trong đó tổng doanh thu đạt 1.170 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 58 triệu USD và lợi nhuận đạt 26 tỷ đồng. Năm 2013, công ty phấn đấu tổng doanh thu đạt gần 1.400 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu tính đủ là 60 triệu USD và nộp ngân sách 15 tỷ đồng. Cuối năm 2012, công ty đã đưa vào hoạt động Nhà máy may 3 với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho thêm 900 lao động và nâng tổng số lao động hiện có của  cả 3 DN lên 6.400 người.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2013 tăng 23,53% so cùng kỳ năm trước (04/03)

Theo báo cáo của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, tính chung 2 tháng đầu năm 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 23,53% so cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng khá cao từ trước đến nay do sản xuất trong tỉnh đang từng bước tháo gỡ khó khăn, các sản phẩm chủ lực của tỉnh và một số ngành hàng phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán có mức sản xuất và tiêu thụ khá cao. Trong chỉ số sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 17,77%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,62%; sản xuất và phân phối điện, nước đá bằng 98,81%; cấp nước và thu gom, xử lý rác thải tăng 5,3%. Các ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao trong 2 tháng đầu năm 2013 bao gồm: Sản xuất quặng kim loại tăng 26,94%; sản xuất bia tăng 58,85%; chế biến thủy sản tăng 12,86%; sản xuất tinh bột sắn tăng 32,99%; may mặc tăng 13,82%; chế biến dăm gỗ tăng 32,44%; sản xuất xi măng tăng 7,26%; sản xuất bê tông tăng 24,84%.

Kinh tế tiếp tục có nhiều khó khăn trong năm 2013 (04/03)

Ngày 1/3,  tại TP HCM, Thời Báo Kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo "Kinh tế Việt Nam năm 2013 cơ hội và thách thức" với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Ngân hàng nhà nước VN, các  chuyên gia kinh tế trong nước và thế giới cùng nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Hy vọng năm mới khởi đầu với nhiều thuận lợi (22/02)

Năm 2013, hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng có nhiều khởi sắc với chính sách mới về thu hút nguồn vốn này cùng dự báo về khả năng bùng nổ “làn sóng” đầu tư tiếp theo của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam thời gian tới khá tích cực trong bối cảnh FDI chung có phần giảm sút. Chỉ trong tháng mở đầu năm mới, dòng vốn FDI của các nhà đầu tư “rót” trên 280 triệu USD vào tám ngành, lĩnh vực; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút nhiều nhất sự quan tâm của nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai và xếp thứ ba là hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ. Trong số 17 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam trong thời gian này, Nhật Bản vẫn là quốc gia dẫn đầu và tiếp theo vị trí thứ hai và ba là Thái Lan, Pháp.
 

Một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (11/01)

Ngày 5/1/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào Thừa Thiên Huế ngoài các ưu đãi được hưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước, còn được hưởng thêm các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của Tỉnh. Địa bàn được ưu đãi đầu tư bao gồm: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (huyện Nam Đông, huyện A Lưới, Khu kinh tế Chân mây-Lăng Cô) và là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc, Phú Vang, thị xã Hương Trà; các khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).

Thành phố Huế: có 9/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 đạt và vượt kế hoạch (02/01)

Theo báo cáo của UBND thành phố do Phó Chủ tịch Nguyễn Đăng Thạnh trình bày tại buổi họp báo: năm 2012 trong bối cảnh kinh tế khó khăn của cả nước tình hình kinh tế- xã hội của thành phố có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, có 9/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 14%.

5 nhiệm vụ cho chương trình trọng điểm về phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 (02/01)

Năm 2013, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vùng biển đầm phá, xây dựng các cầu tàu, các khu dịch vụ, các khu vệ sinh nhằm tạo điểm đến an toàn hấp dẫn. Đồng thời, tiếp tục tăng cường khai thác các thị trường khách quốc tế gần từ các nước ASEAN và Đông Bắc Á và duy trì các thị trường khách truyền thống: Việt kiều, khách từ Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia, Bắc Âu; nghiên cứu thu hút các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Nga, Mỹ Latinh, Nam Phi, Trung Đông... Quan tâm các hoạt động liên kết tổ chức các sự kiện năm chẵn về ngoại giao với các quốc gia. Triển khai có hiệu quả các vấn đề về môi trường phát triển du lịch; trong đó tập trung chương trình xây dựng nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và công tác tuần tra, xử lý tình trạng chèo kéo, chèn ép, lừa đảo du khách. Xây dựng thông điệp về du lịch Thừa Thiên Huế; hình thành Trung tâm thông tin du lịch. Phát triển loại hình du lịch dựa vào những sự kiệnvà xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, tôn giáo, tâm linh dựa trên các Di sản văn hoá vật thể.

 

Xuất khẩu 11 tháng ước đạt hơn 104 tỷ USD (26/11)

Theo Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ (Tổng cục Thống kê, Bộ KHĐT), tháng 11 kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 10,2 tỷ USD, giảm 1,2% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,7 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng 10 và chiếm 65,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Gần 66 tỷ đồng cho Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020” (19/11)

Dự án dành cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hoá của tỉnh; các doanh nghiệp khác tham gia dự án năng suất và chất lượng của tỉnh; các Sở, ban, ngành, hiệp hội nghề nghiệp, các huyện, thị xã và thành phố Huế với mục tiêu nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, các công cụ quản lý, xác lập và quản lý khai thác phát triển tài sản sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của các sản phẩm, hàng hoá, tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong Tỉnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

UBND tỉnh soát xét, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội huyện Quảng Điền năm 2012 và kế hoạch năm 2013 (12/11)

Theo báo cáo của đồng chí Hồ Quang Minh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, năm 2012 kinh tế của huyện phát triển theo hướng tích cực và có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 15,6%. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển, là năm được mùa lúa với năng suất 59,16 ta/ha; sản lượng lương thực có hạt đạt 48.106,8 tấn, trong đó lúa đạt 47.790,4 tấn. Đã thả nuôi 626 ha ao hồ nước nước lợ, đạt 97,2% kế hoạch, sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch 969,5 tấn, tăng 5,4% so với năm 2011. Toàn huyện có 70 trang trại đạt tiêu chí, trong đó có 16 trang trại có giá trị sản lượng hàng hóa trên 500 triệu đồng/năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN đạt 109.000 triệu đồng, đạt 101,9% kế hoạch. Tổng mức đầu tư toàn xã hội ước đạt 405.561 triệu đồng; giá trị khối lượng xây dựng cơ bản 305.561 triệu đồng, tăng 33,4% so với năm 2011. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã bố trí 157.948 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 135.598 triệu đồng. Huyện cũng đã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn (NTM) mới của 10 xã và phê duyệt quy hoạch của 8 xã (riêng xã Quảng Phú được UBND tỉnh chọn làm xã điểm NTM nên tỉnh phê duyệt; xã Quảng Thành lồng ghép quy hoạch xây dựng NTM mới với xây dựng đô thị mới Thanh Hà nên đang lập quy hoạch)

Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng ước đạt 6.871 tỷ đồng (08/11)

Việc tích cực thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giảm, giãn thuế doanh nghiệp, hạ lãi suất, ổn định thị trường... đã góp phần chuyển biến tích cực tình hình sản xuất công nghiệp, sản lượng sản xuất và tiêu thụ có chiều hướng tăng, một số doanh nghiệp đã phục hồi đà tăng trưởng. Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp 10 tháng của tỉnh Thừa Thiên Huế ước đạt 6.871 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt 109,9%. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so cùng kỳ: Quặng inmenit đạt 40.198 tấn, tăng 14,93%; Quặng Zincol, rutin, xỉ ti tan 18.805 tấn, tăng 35,43%; mực đông lạnh 939,1 tấn, tăng 19,3%; tinh bột sắn 11.861 tấn, tăng 49,9%; bia chai Huda 136,15 triệu lít, tăng 11,4%; bia lon Huda 38,6 triệu lít, tăng 2,2 lần; sợi các loại 28.292 tấn, tăng 11,3%; quần áo mặc thường 14,74 triệu cái, tăng 39,1%; điện sản xuất 398,9 triệu kwh, tăng 63,8%.

 

Hơn 61 tỷ đồng đầu tư xây dựng Cầu Đông Ba, thành phố Huế (06/11)

Theo Quyết định, quy mô đầu tư sẽ tập trung vào những nội dung sau: Tháo dỡ và thu hồi vật liệu từ cầu cũ theo quy định; Xây dựng mới cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép tại vị trí cầu cũ; Tần suất thiết kế 1%; cấp động đất: cấp 7; Tải trọng thiết kế HL93, đoàn người 3x10-3MPa; Khổ thông thuyền: B=15m, H=2,5m tương đương sông cấp VI; Chiều dài toàn cầu 91m; Khổ cầu B = 1,5+7,5+1,5 = 10,5m, gờ lan can mỗi bên rộng 0,25m. Đường đầu cầu sẽ dựa theo tiêu chuẩn đường đô thị, mặt cắt ngang phù hợp với cầu. Mở rộng đường Đào Duy Từ (đoạn từ đường Mai Thúc Loan đến cầu theo mặt cắt ngang (3+7+3) = 13m, riêng các đoạn đã giải phóng mặt bằng mở rộng nền đường 16m, mặt đường 10m. Kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

Pháp hỗ trợ 25 triệu Euro để phát triển dạy nghề ở Việt Nam (29/10)

Trong số này dự kiến có 2 trường sẽ trở thành các trường chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế gồm trường CĐ kỹ thuật công nghệ Lilama 2 (ở Đồng Nai) với nghề Hàn và hai nghề Viễn thông. Trường sẽ được đầu tư xây dựng một tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Kế tiếp là trường CĐ nghề cơ khí nông nghiệp (Vĩnh Phúc) với các nghề Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại và Hàn.