Môi trường kinh doanh

Mời tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia 2014 (04/12)

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2003. Chương trình được thực hiện nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Đây là một chương trình xúc tiến thương mại dài hạn nhằm xây dựng, quảng bá tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước. Biểu trưng của Chương trình thương hiệu quốc gia có tựa đề Giá trị Việt Nam (Vietnam Value) được trao cho các sản phẩm đã có thương hiệu riêng, đáp ứng được các tiêu chí do Chương trình quy định.

Hơn 1.440 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 1 đoạn từ xã Lộc Điền đến thị trấn Lăng Cô (04/12)

Điểm đầu của dự án là Km848+875, thuộc địa phận xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc và điểm cuối là Km890+200, thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Chiều dài nghiên cứu lập dự án khoảng 40,86km, chiều dài xây dựng khoảng 30km. Trong đó, không đầu tư xây dựng đoạn qua thị trấn Phú Lộc (dài 2,4km do đã được đầu tư theo quy mô 4 làn xe) và các đoạn nằm trong dự án hầm Phước Tượng, hầm Phú Gia và các đoạn đường hai đầu cầu của 4 dự án xây dựng cầu trên tuyến.

9 loại tài sản, thu nhập phải kê khai từ 16/12 tới (02/12)

Cụ thể gồm, các loại nhà, công trình xây dựng: Nhà ở, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; Nhà ở, công trình xây dựng khác thuộc quyền sở hữu trên thực tế của người phải kê khai, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; Nhà ở, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước.

Nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn (02/12)

Ngay từ đầu năm 2013, tỉnh đã chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đưa vào vận hành các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh, cung cấp các hồ sơ, biểu mẫu đối với từng loại hình đăng ký doanh nghiệp, thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ và tiếp nhận các phản ánh của doanh nghiệp nhằm khắc phục và cải thiện môi trường đăng ký kinh doanh ngày một tốt hơn. Tăng cường công tác hướng dẫn và thực hiện đăng ký kinh doanh qua mạng, từ 03/5/2013 đến nay đã đăng ký thành công trên 215 hồ sơ đăng ký qua mạng, là một trong những tỉnh đứng đầu trong cả nước về đăng ký kinh doanh qua mạng.

Thừa Thiên Huế nằm trong top dẫn đầu toàn quốc về chỉ số hội nhập cấp địa phương (02/12)

Về đầu tư, nhóm nghiên cứu khảo sát tình hình đầu tư nước ngoài vào địa phương, mức độ thuận lợi, hiệu quả của các dự án, tình hình đầu tư của các tỉnh khác vào địa phương… Về du lịch, chỉ số năng lực hội nhập quốc tế dựa vào mức độ nhận biết du lịch địa phương, doanh thu dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các điểm đến du lịch…Về dân cư, báo cáo nghiên cứu số dân địa phương/số dân tỉnh khác…

Lên phương án bồi thường và hỗ trợ tái định cư dự án TBA 110kV Huế 3 và nhánh rẽ (02/12)

Vừa qua, UBND tỉnh thống nhất chủ trương ủy quyền cho UBND thành phố Huế, UBND thị xã Hương Trà, UBND huyện Phú Vang phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện dự án TBA 110KV Huế 3 và nhánh rẽ đối với phạm vi thu hồi đất thuộc địa bàn quản lý theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (26/11)

Nghị định quy định rõ ưu đãi về đất đai. Cụ thể, miễn giảm tiền sử dụng đất cho các nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, nếu nhà nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó. Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được nhà nước giao đất được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự án đầu tư đó.

THỤY ĐIỂN: Tìm đối tác trong lĩnh vực sản xuất năng lượng sạch (26/11)

Một số công ty và viện nghiên cứu thuộc Thành phố Pitea (Phía Bắc Thụy Điển) giới thiệu các công nghệ sản xuất năng lượng sạch như: sản xuất diesel sinh học từ gỗ; sản xuất điện và khí đốt sinh học từ chất thải dịch đen (black liquor) của các khu công nghiệp... mong muốn tìm đối tác để bán hoặc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Doanh nghiệp quan tâm xin liên hệ: ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI THỤY ĐIỂN Điện thoại: +46-8-5562 1095 / 1077 / 1071 Fax: +46-8-5562 1080 Email: info@vietnamemb.se

Doanh nghiệp Slovenia tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực nông nghiệp (26/11)

Công ty Hevesgép là một trong những nhà máy dẫn đầu về sản xuất máy móc nông nghiệp tại Slovenia có nền tảng kĩ thuật hiện đại, tiên tiến với những máy móc chế biến kim loại của Nhật Bản, Thụy Điển, Đức. Sản phẩm chính của công ty là máy móc cho công nghệ chế biết hạt: máy rửa, máy sấy, xi-lô, và hệ thống máy móc băng chuyền vận chuyển phục vụ cho các loại máy kể trên. Công ty sản xuất máy nông nghiệp từ những năm 1970 và theo xu hướng hội nhập và hợp tác quốc tế, chuyên cung cấp cho các công ty đa quốc gia như Claas, Kuhn, Heston, vv.

Thừa Thiên Huế - Tiềm năng và các cơ hội đầu tư (26/11)

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện các Bộ, ban, ngành của Việt Nam; đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); đại diện lãnh đạo một số địa phương; về phía Hàn Quốc có ông Kim In, Trưởng đại diện KOICA; ông Kim Jeong In, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KORCHAM); ông Lee Kyu Seon, Tổng Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA); ông Ohn Yeong Te, Giám đốc dự án; cùng đại diện doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn báo chí của Việt Nam và Hàn Quốc. Huế là thành phố được Trung ương công nhận là thành phố du lịch đầu tiên của Việt Nam, trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của miền Trung và là thành phố Festival duy nhất của Việt Nam. Đặc biệt tỉnh Thừa Thiên Huế hiện tại đang phấn đấu phát triển trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

 

10 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 437,14 triệu USD (22/11)

Tin từ Sở Công thương TT- Huế cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế cả nước và trong tỉnh vẫn tiếp tục gặp khó khăn, tuy nhiên một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như dệt may, bia, chế biến thủy sản… vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định nên ngành sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đạt chỉ số tăng trưởng 6,46% so với cùng kỳ năm trước.

Từ 01/01/2015, phạt tiền tối đa 4 triệu đồng đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định (22/11)

Ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó, đáng chú ý là quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.

Thu hút đầu tư vào TT- Huế: Hàn Quốc “chấm điểm cao” (22/11)

Một tờ báo của Italia có bài viết với nhan đề "Việt Nam, cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngoài”, cho rằng Việt Nam sẽ trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn khi ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Và không chỉ TPP mới tạo ra những cơ hội mới cho Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mà trên thực tế, từ lâu, Việt Nam đã luôn được coi là điểm đến vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư đến từ nhiều nước trên thế giới. Nói về những thế mạnh thu hút FDI của Việt Nam, một chuyên gia kinh tế đến từ Hàn Quốc đã khẳng định rằng, trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng, thì các nước đang phát triển vẫn là điểm đến ẩn chứa nhiều tiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư, và Việt Nam là một trong số đó. Bởi vậy, vị chuyên gia này khẳng định, thời gian tới, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục thu hút được một lực lượng lớn các DN FDI, không chỉ bởi những cơ hội được tạo ra từ TPP. Đặc biệt, một trong những điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nhất ở thời điểm này và cả những năm tới đây, đó chính là tỉnh Thừa Thiên-Huế với những tiềm lực và thế mạnh vốn có về nhân lực và vật lực. Tại Hội nghị giới thiệu Dự án điều chỉnh quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên - Huế và kêu gọi đầu tư  vào TP. Huế diễn ra sáng hôm qua (19/11), các nhà đầu tư đều bày tỏ quan điểm rằng, TP Huế đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh đạt hơn 11 ngàn tỷ đồng (13/11)

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh 10 tháng đầu năm 2013 ước đạt 11.246,6 tỷ đồng bằng 77,6% KH năm, tăng 8,6% so cùng kỳ; trong đó vốn Trung ương quản lý 2.282 tỷ đồng, bằng 79,7% KH, tăng 65,1%; vốn địa phương quản lý 8.964,6 tỷ đồng, bằng 77% KH, giảm 0,1% so cùng kỳ. Trong tổng vốn đầu tư, vốn thuộc ngân sách nhà nước đạt 2.927 tỷ đồng, bằng 83,1% KH, giảm 4,4% so cùng kỳ; vốn tín dụng 3.862,6 tỷ đồng, bằng 76,8% KH, tăng 39,1%; vốn đầu tư của doanh nghiệp 1.435 tỷ đồng, bằng 82,5% KH, tăng 37,3%; vốn viện trợ 613 tỷ đồng, bằng 86,6% KH, bằng 95,7% so cùng kỳ; vốn đầu tư nước ngoài 1.197 tỷ đồng, bằng 61,4% KH, giảm 31,1% so cùng kỳ. Nhiều công trình trọng điểm tiến độ thực hiện đạt khá so kế hoạch đề ra như: nâng cấp mở rộng đường Kim Trà – Hương Trà; nâng cấp đê Tây phá Đông đoạn Phú An; công trình cầu Đông Ba; Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; dự án nâng cấp tuyến đường tránh thành phố Huế;... Một số dự án từ nguồn vốn tín dụng và vốn đầu tư của doanh nghiệp thực hiện nhanh và đưa vào hoạt động như: nhà máy sợi Phú Bài 2, Công ty CP Sợi Phú Anh.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm (28/10)

9 tháng đầu năm, doanh thu du lịch của TP đạt 992,7 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 72,7%. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 78,77%. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 82,5%. Tổng thu ngân sách đạt 524,648 tỷ đồng, đạt 67,82% kế hoạch. “Năm đô thị 2013” góp phần cải thiện bộ mặt đô thị của thành phố. Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế... phát triển tốt. Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định...

10 triệu EURO cho dự án sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu (23/10)

Với tổng kinh phí 10 triệu EURO (trong đó 8 triệu EURO nguồn vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Luxembourg hỗ trợ và 2 triệu EURO vốn đối ứng của địa phương), dự án được triển khai tại 29 xã thuộc 3 huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc tỉnh TT-Huế từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2017. Đây là các địa phương nằm trong vùng đầm phá, vùng trũng và ven biển thường xuyên đối diện và bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ do sự biến đổi khí hậu.

Giá trị đầu tư các Khu đô thị mới của tỉnh 5.600 tỷ đồng (21/10)

Là một trong dự án có quy mô lớn, trải dài trên địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang. Khu đô thị An Vân Dương được chia thành 05 khu gồm: khu A, B, C, D và E. Các dự án đã và đang đầu tư như: Khu đô thị mới An Cựu; Khu phực hợp Thuỷ Vân; Khu đô thị Mỹ Thượng cùng với các dự án hạ tầng kỹ thuật tạo đất và nhiều công trình công cộng đã được triến khai. Đến nay, tổng diện tích đất của 49 dự án đã thực hiện tại các khu đô thị mới của tỉnh là 545 ha, chiếm gần 26% diện tích quy hoạch phát triển khu đô thị An Vân Dương đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Hơn 1.000 tỷ đồng cho dự án tại Khu đô thị mới An Vân Dương (21/10)

Thời gian hoàn thành dự án là 96 tháng, trong đó, phần hạ tầng kỹ thuật 24 tháng. Chủ đầu tư phải nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách tỉnh hơn 225 tỷ đồng. Ngày 19/10, Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới phối hợp với Công ty CP ANINVEST tổ chức lễ ký kết hợp đồng thực hiện dự án Khu căn hộ cao cấp, biệt thự đa chức năng, dịch vụ, thương mại, tại Khu A-Khu đô thị mới An Vân Dương. Trên diện tích 16,4 ha đã được phê duyệt quy hoạch, chủ đầu tư là Công ty CP ANINVEST sẽ đầu tư hơn 1.024 tỷ đồng để xây dựng các khu căn hộ, biệt thự , dịch vụ thương mại cao cấp, gồm: khu hỗn hợp cao tầng; khu biệt thự kết hợp dịch vụ thương mại; khu nhà ở liền kề kết hợp dịch vụ thương mại; khu dịch vụ thương mại và khu dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục. Phát biểu tại lễ ký kết, chủ đầu tư cam kết sẽ tập trung nguồn vốn để thực hiện dự án đúng tiến độ, nhằm từng bước đồng bộ, hiện đại hóa Khu A-Khu đô thị An Vân Dương và cung cấp cho người dân những căn hộ sang trạng, dịch vụ tiện ích.

Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (01/10)

Lĩnh vực dệt may tăng gần 40% so với cùng kỳ (01/10)

Một số dự án vừa đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả, như Công ty Tokyo style, Công ty CP Sợi Phú Mai và dự án nhà máy may mở rộng của Công ty Dệt may Huế. Một số dự án trọng điểm như dự án đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy của Công ty CP Dệt may Huế thêm 16 chuyền may, vốn đầu tư 60 tỷ đồng, vừa đưa vào hoạt động vào tháng 3/2013, nâng tổng công suất của nhà máy lên 50 chuyền may; dự án Nhà máy sản xuất Sợi Phú An công suất 12.000 cọc sợi, vốn đầu tư 124,55 tỷ đồng đã đi vào hoạt động; dự án Nhà máy sản xuất Sợi Phú Anh công suất 10.000 cọc sợi (2.100 tấn sợi/năm), vốn đầu tư 95 tỷ đồng cũng đã hoàn thành; nhà máy may của Công ty CP Đầu tư phát triển Vinatex Hương Trà ở Cụm công nghiệp Tứ Hạ đang triển khai xây dựng và sẽ đưa vào hoạt động trong quý IV-2013, góp phần đưa lĩnh vực dệt may ngày càng phát triển và giải quyết việc làm cho trên 15 ngàn lao động.