Thông tin đầu tư

Hội Doanh nghiệp tỉnh mời các Doanh nghiệp đăng ký Quảng bá thương hiệu tại Trung tâm Công viên đường Lê Lợi (04/05)

Căn cứ nhu cầu của các Doanh nghiệp hội viên, Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp tại hàng rào Trung tâm dịch vụ Du lịch Festival số 11 Lê Lợi từ năm 2008 đến nay. Do nhu cầu quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp hội viên ngày càng nhiều, nhưng mặt bằng ở Trung tâm Festival có hạn. Vì vậy Hội  phối hợp Trung tâm công viên cây xanh, công ty Quảng cáo Hải Đường thực hiện mở rộng việc quảng bá thương cho các doanh nghiệp tại mặt tiền công viên đường Lê Lợi sát cầu Phú Xuân, nội dung cụ thể như sau:

Thông báo bán đấu quyền sử dụng đất tại KQH Hương Sơ giai đoạn II (26/04)

Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ về tài sản - bất động sản DATC tại Huế tổ chức bán đấu quyền sử dụng đất tại KQH Hương Sơ giai đoạn I là đất ở, sử dụng lâu dài gồm:

Mời Doanh nghiệp đăng ký Quảng bá thương hiệu tại Trung tâm Công viên đường Lê Lợi (13/04)

Căn cứ nhu cầu của các Doanh nghiệp hội viên, Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp tại hàng rào Trung tâm dịch vụ Du lịch Festival số 11 Lê Lợi từ năm 2008 đến nay. Do nhu cầu quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp hội viên ngày càng nhiều, nhưng mặt bằng ở Trung tâm Festival có hạn. Vì vậy Hội  phối hợp Trung tâm công viên cây xanh, công ty Quảng cáo Hải Đường thực hiện mở rộng việc quảng bá thương cho các doanh nghiệp tại mặt tiền công viên đường Lê Lợi sát cầu Phú Xuân, nội dung cụ thể như sau:

Thông báo bán đấu giá tài sản của Công ty in thống kê và sản xuất bao bì Huế tại 02 Sóng Hồng (13/04)

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế, số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, tổ chức bán đấu giá tài sản của Công ty in thống kê và sản xuất bao bì Huế tại 02 Sóng Hồng, phường Phú Bài, Thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, với đặc điểm như­ sau:

Thông báo về việc bán đấu giá tài sản của DNTN Khánh Hà (21/03)

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Thừa Thiên Huế số: 09 Tôn Đức Thắng, Huế, tổ chức bán đấu giá tài sản của DNTN Khánh Hà tại Thôn Châu Chữ, xã Thuỷ Bằng, Thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, với đặc điểm như sau:

Chi nhánh Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ về tài sản - bất động sản DATC tại Huế phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất (03/02)

Thời gian bán hồ sơ và tiền đặt trước từ 08 giờ 00 ngày 29/01/2011 đến 16 giờ 30 phút ngày 25/02/2011 trong giờ hành chính tại Văn phòng Chi nhánh, 22 Tố Hữu, Huế. Thời gian đấu giá: 14 giờ ngày 01/03/2011
 

Công bố danh mục Dự án BT tại Khu A và Khu B - Đô thị mới An Vân Dương tỉnh TT. Huế (03/02)

Phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông trục chính Khu A và B theo quy hoạch, kết nối khu đô thị mới với trung tâm thành phố, nâng cao giá trị sử dụng đất, thu hút nhà đầu tư, phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn đô thị mới An Vân Dương.

Thông báo bán đấu giá của chi nhánh Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ về tài sản - bất động sản DATC tại Huế (27/01)

Các thửa đất số A25, A26, A27, A28, A29, A30, A31,A32, A43, A44 tại phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế. Diện tích các thửa từ A25 đến A32, mỗi thửa: 300 m2. Giá khởi điểm mỗi thửa từ A25 đến A32: 570.000.000 đồng. Tiền đặt trước:10% giá khởi điểm

Thừa Thiên Huế: Triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm nâng cấp và phát triển đô thị năm 2011 (10/01)

Về nhiệm vụ cụ thể của công tác xây dựng, nâng cấp đô thị là hoàn thành điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2025 theo định hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương; Hoàn thành hồ sơ thành lập thị xã Hương Trà; Hoàn thành đề án phân loại đô thị của thị trấn Thuận An mở rộng; Hoàn thành đề án phân loại đô thị Bình Điền; Hoàn chỉnh hồ sơ thành lập thị trấn Bình Điền; Hoàn thành quy hoạch chung đô thị La Sơn; Hoàn thành đồ án quy hoạch xây dựng đô thị A Lưới mở rộng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Hoàn thành đồ án quy hoạch đô thị Vinh Thanh, Phú Lộc.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế tổ chức mời thầu (gói thầu 05;06) (27/12)

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế chuẩn bị tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu và Luật sữa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản gói thầu số 05 toàn bộ phần xây lắp thuộc Dự án: Đường đến vị trí Trạm kiểm soát Biên phòng Đồn 629 theo hình thức đấu thầu rộng rãi, sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp. Bộ chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có điều kiện tham gia đấu thầu gói thầu trên.

Thừa Thiên Huế: Đồng ý chủ trương nghiên cứu đầu tư Dự án nuôi cấy ngọc trai biển tại Phú Lộc (23/12)

UBND tỉnh vừa có Công văn số 5571/UBND-XT đồng ý về chủ trương cho phép Công ty TNHH Ngọc Trai Gala Lăng Cô được nghiên cứu đầu tư Dự án nuôi cấy ngọc trai biển tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc; khuyến khích dự án nuôi cấy trai lấy ngọc, chế tác sản phẩm kết hợp phát triển du lịch và dịch vụ trên vùng và khu vực Chân Mây – Lăng Cô.

Thừa Thiên Huế: “Đất lành” cho nhà đầu tư (11/12)

Chúng tôi đã đầu tư vào Thừa Thiên Huế khá nhiều dự án (DA), như DA xi măng Đồng Lâm, 3 DA về du lịch; trong đó, có 1 khách sạn 5 sao ở đường Hùng Vương-TP Huế. Riêng DA cảng Điền Lộc tại huyện Phong Điền, thông qua sự giới thiệu của tỉnh, chúng tôi nghiên cứu nhiều phương án đối với khả năng xuất hàng cho Nhà máy xi măng (NMXM) Đồng Lâm qua cảng Thuận An, Chân Mây và thấy đầu tư cảng Điền Lộc là khả thi hơn. Phía Bắc Thừa Thiên Huế đến Quảng Trị, liên thông qua Lào chưa có cảng nước sâu nào để có thể phát triển các bến tổng hợp. Chúng tôi quyết định đầu tư một cảng mới tại huyện Phong Điền với mục đích chính làm bến chuyên dụng để xuất hàng cho NMXM Đồng Lâm và các NMXM Luksvaxi, Long Thọ. Công suất cảng này từ 3-5 triệu tấn/năm; tổng vốn đầu tư 1.236 tỷ đồng. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng và quy hoạch thêm một vài bến tổng hợp khi hàng hóa có nhu cầu. Ngay lượng hàng hóa hiện tại theo quy hoạch của tỉnh, với khu công nghiệp (KCN) Phong Điền có thể phát triển diện tích từ 600-1.000 ha thì việc xây dựng bến cảng tổng hợp để hỗ trợ KCN này cũng có thể kinh doanh tốt trong tương lai.

 

Thông tin đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án Khu ở kết hợp dịch vụ thương mại (OTM3) (10/12)

Thông tin đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án Khu ở kết hợp dịch vụ thương mại (OTM3)

Thông tin đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án Khu ở kết hợp dịch vụ thương mại (OTM1,TM3, OTM5) (10/12)

Thông tin đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án Khu ở kết hợp dịch vụ thương mại

Thông tin đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư Dự án Resort, công trình công cộng, dịch vụ thương mạitại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (10/12)

Thông tin đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư Dự án Resort, công trình công cộng, dịch vụ thương mạitại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thu hút được 45.000 tỷ đồng vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên-Huế (03/12)

Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, nhờ tạo được cơ chế thông thoáng, đến nay trên địa bàn tỉnh có 328 dự án đầu tư với tổng mức vốn đăng ký khoảng 80.000 tỷ đồng; trong đó có 69 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn khoảng 45.000 tỷ đồng. Trong tháng 11/2010, tỉnh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần tập đoàn Việt Phương với dự án nhà máy chế biến cát trắng tại Khu công nghiệp Phong Điền; Công ty cổ phần vận tải quốc tế với dự án cảng chuyên dụng nhà máy ximăng Đồng Lâm; Công ty cổ phần Phong Phú với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô (tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô). Công ty cổ phần thương mại dịch vụ-xây dựng địa ốc Đất Xanh (Đất Xanh) cũng đã ký kết bản ghi nhớ đầu tư vào tỉnh hai dự án bất động sản lớn gồm Khu đô thị mới An Vân Dương và Khu đô thị tại Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có quy mô khoảng 300ha, tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.

Thừa Thiên Huế ưu đãi đầu tư (02/12)

Lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư, hỗ trợ giải tỏa đền bù, giao đất sạch cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài các chính sách ưu đãi chung của Chính phủ, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn. Cụ thể, đơn giá thuê đất một năm tại thành phố Huế được tính bằng 0,65% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Đơn giá thuê đất một năm của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực ưu đãi, đặc biệt ưu đãi đầu tư thuộc địa bàn các huyện được tính bằng 0,25% giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm. Hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào như công trình giao thông (quy mô nền đường 7m; mặt đường 5m) và công trình trên tuyến, từ trục chính có trong quy hoạch xây dựng giao thông trên địa bàn khu vực đầu tư đến chân hàng rào dự án; hạ tầng công trình điện, nước, viễn thông phục vụ sản xuất (đầu tư toàn bộ đến chân hàng rào dự án)...

Thừa Thiên Huế – tạo cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh (02/12)

Về giá thuê đất, thuê mặt nước: Đơn giá thuê đất một năm tại thành phố Huế được tính bằng 0,65% giá đất do Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành hàng năm. Đơn giá thuê đất một năm tại huyện Hương Thuỷ được tính bằng 0,50% giá đất do Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành hàng năm. Đơn giá thuê đất một năm thuộc các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc được tính bằng 0,35% (đối với đất tại các xã) và 0,50% (đối với đất tại các thị trấn) giá đất do Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành hàng năm.  Đơn giá thuê đất một năm thuộc các huyện: Nam Đông, A Lưới được tính bằng 0,25% (đối với đất tại các xã) và 0,35% (đối với đất tại các thị trấn) giá đất do Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành hàng năm. Đơn giá thuê đất một năm của các dự án đầu tư vào các lĩnh vực ưu đãi, đặc biệt ưu đãi đầu tư thuộc địa bàn các huyện được tính bằng 0,25% giá đất do Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành hàng năm. Hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào: Hỗ trợ xây dựng công trình giao thông (quy mô nền đường 7,0m; mặt đường 5,0m) và công trình trên tuyến, từ trục chính có trong quy hoạch xây dựng giao thông trên địa bàn khu vực đầu tư đến chân hàng rào dự án. Hạ tầng công trình điện, nước, viễn thông phục vụ sản xuất: đầu tư toàn bộ đến chân hàng rào dự án…

Hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh (27/11)

Hơn 450 đại biểu từ 250 doanh nghiệp tham dự hội nghị trong đó có trên 80% doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lớn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Hội nghị tập trung vào hai chủ đề: chủ đề 1: du lịch – dịch vụ và bất động sản; chủ đề 2: phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh, thông qua Hội nghị lần này, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế muốn giới thiệu đến các nhà đầu tư và doanh nghiệp những chủ trương chính sách về ưu đãi đầu tư của tỉnh và các cơ hội đầu tư và tỉnh Thiên Huế; khẳng định quyết tâm cùng với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hợp tác, đầu tư phát triển SXKD vào địa bàn tỉnh; đồng thời mong muốn được nghe, được hiểu và cũng hy vọng các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cởi mở, thẳng thắn, mạnh dạn trao đổi hết những kinh nghiệm, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, những băn khoăn, quan ngại của mình khi đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế... để từ đó tỉnh có những chủ chương, chính sách phù hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phê duyệt dự án “Nâng cao năng lực về tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường giám sát, đồng quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích” (25/11)

Ngày 25/11, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2445/QĐ-UBND Phê duyệt dự án “Nâng cao năng lực về tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường giám sát, đồng quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích”.Dự án Nâng cao năng lực về tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường giám sát, đồng quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích thực hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực cho Ban quản lý trong việc giám sát đa dạng sinh học, thực thi pháp luật; thiết lập cơ chế chia sẻ lợi ích; nâng cao ý thức người dân địa phương về đồng quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên; cải thiện công tác bảo vệ rừng và tuần tra giám sát; xây dựng Bản Kế hoạch quản lý điều hành. Trong đó sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như Nâng cao năng lực cho Ban quản lý dựa trên Bản đánh giá nhu cầu đào tạo; Thiết lập mạng lưới đồng quản lý và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích (BSM);