Văn hoá xã hội

Đồng vọng trên sông Hương (13/04)

Tối qua (12/4), lễ lễ hội ‘’thiên hạ thái bình’’ đã diễn ra tại sân khấu nổi trên sông Hương . Một lễ hội "sân khấu hóa" khởi từ những áng thơ mang âm hưởng độc lập hoà bình, chạm khắc trên các cung điện đền đài Huế với sự dàn dựng công phu, thể hiện khát vọng ngàn đời của dân tộc qua ngôn ngữ diễn xướng cung đình. Thiên Hạ Thái Bình đã đưa khán giả vào một thế giới lung linh tuyệt đẹp và đầy chất lãng mạn, trữ tình trên dòng Hương Giang trong đêm. Sân khấu biểu diễn quá ấn tượng và đẹp mắt trong khung cảnh giữa trời nước bao la. Nếu như phần trung tâm của sân khấu là hình ảnh quả cầu Cửu Long thì hậu cảnh là chiếc cầu Trường Tiền duyên dáng, trở thành tâm điểm thu hút lượng người đến xem ở hai bờ Nam, Bắc. Không chỉ có phần diễn xuất ở sân khấu nổi trên sông Hương, phần diễn xuất hỗ trợ trên mặt sông gồm các ghe chở hoa đăng, thả hoa đăng, cảnh người dân quăng lưới đã tạo nên một bức tranh sinh động trên dòng sông Hương. Thiên hạ Thái Bình thể hiện từ ý tưởng muốn làm bừng sáng Nước ngàn năm văn hiến” (chương 1) đến “Muôn dân hưởng thái bình” (chương 2), và kết bằng “Thịnh vượng một trời Nam” (chương 3).

Gần 65.000 khách du lịch đến với Festival Huế 2012 (13/04)

Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ ở Huế đạt công suất sử dụng buồng phòng lên đến hơn 80%, có thời điểm đạt hơn 91%, nhưng không xảy ra tình trạng "cháy" khách sạn như các kỳ trước do hệ thống cơ sở vật chất được tăng cường nhiều hơn. Công tác an ninh trật tự được đảm bảo tối đa. Ông Ngô Hòa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng ban Tổ chức Festival Huế 2012 cho biết đến thời điểm hiện nay, Festival Huế 2012 đã có 3 trong số 7 lễ hội chính đã được tổ chức, gồm lễ khai mạc, lễ hội Nam Giao và lễ hội áo dài; còn lại là các lễ hội Đêm Hoàng Cung, Thiên hạ Thái bình, lễ trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt" và lễ bế mạc.

Huế tiếp nhận nhạc cụ nhã nhạc do Hàn Quốc hỗ trợ phục chế (11/04)

Ngày 08/4/2012, tại khu vực sân Thế Tổ Miếu (Đại Nội-Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ bàn giao các nhạc cụ Nhã nhạc Việt Nam, bao gồm một Bác chung (Chuông lớn) và một Đặc khánh (Khánh lớn), do Hàn Quốc hỗ trợ phục chế với tổng kinh phí là 14.000 USD.

Gióng lên "Âm vang hào khí Việt" (11/04)

Vào lúc 16h ngày 10/4, tiếng trống của Lễ hội Trống và nhạc cụ Gõ quốc tế lần thứ nhất-2012 "Âm vang hào khí Việt" đã gióng lên tại sân Nghinh Lương Đình đưa người dân xứ Huế và du khách gần xa cùng hội tụ và hòa mình trong không khí rộn ràng của những nhịp trống hội. Chương trình là sự hội tụ tinh hoa của nghệ thuật âm nhạc qua những màn biểu diễn trống và nhạc cụ gõ mang âm hưởng hào hùng của truyền thống dân tộc đưa du khách đến với những vùng văn hóa khác nhau bởi phần biểu diễn của mở màn của Đoàn Trống Đồng – Hội Cổ vật Thanh Hóa. Chuyến du lịch tiếp tục hành trình đưa du khách đến với những âm thanh độc đáo kết hợp với truyền thống Nhã nhạc Cung đình Huế; núi rừng tây nguyên đại ngàn trãi rộng mênh mông qua âm thanh trầm hùng của tiếng trống, cồng chiêng Tây Nguyên;hào hùng với tiếng trống trận Tây Sơn để cùng sống lại một thời oanh liệt của vị anh hùng dân tộc Quang Trung–Nguyễn Huệ và kết thúc bằng tiếng trống của vùng đất Nam Bộ qua phần biểu diễn của Đoàn Trống Đồng – Hội Cổ vật Thanh Hóa, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Huế, Đoàn Nghệ thuật dân tộc Đăk Lăk, Đội Võ nhạc của Bảo tàng Tây Sơn - Bình Định và Nhóm Trống Phù Đổng – TP.HCM mang đến cho người xem nhiều ấn tượng và cảm xúc.

 

Mê đắm vũ điệu Okinawa (11/04)

Trong không gian Đại Nội cổ kính, chương trình được bắt đầu với vũ điệu cung đình Yutsudaki có nguồn gốc từ thời Ryukyuan. Người xem mê đắm trong tiếng nhạc êm đềm, tiếng gõ phách lách cách và các vũ nữ xinh đẹp, khoác trên mình những bộ trang phục Bingata đầy màu sắc, đầu đội mũ hoa Hanagasa.

Lễ Tế Nam Giao: Cầu cho quốc thái, dân an, thiên hạ thái bình (09/04)

Lễ tế Nam Giao bắt đầu vào lúc 20 giờ, từ việc rước bài vị (34 bài vị) từ Trai Cung sang Đàn Nam Giao. Từ đây, bắt đầu diễn ra buổi lễ tế đàn, với hơn 1.000 người trong trang phục nghi lễ cung đình xưa (phục chế) tham gia. Khác với các kỳ Festival trước, năm nay, lễ tế Giao, ngoài phần nghi lễ tế tại Đàn Nam Giao, các giai đoạn còn lại được tổ chức dưới dạng sân khấu hóa để phục vụ cho Festival Huế 2012. Lễ tế Giao được tiến hành 2 phần gồm: Tổ chức một đám rước để rước 34 bài vị từ Trai cung sang Đàn tế để đưa lên các bàn án ở Đàn, gồm bài vị thờ trời đất, núi sông, các vị thần linh, lịch đại đế vương, lịch đại nhân kiệt… Tổ chức một lễ tế tại đàn gồm 3 bước: Nghênh thần tại Phương đàn; Tế tại Viên đàn và Tống thần tại Phương đàn.

 

Khai mạc nhiều triển lãm hưởng ứng Festival Huế 2012 (08/04)

Hưởng ứng Festival Huế 2012, vừa qua, tại thành phố Huế, đã diễn ra khai mạc Triển lãm tranh “Lại về lại” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế; Triển lãm “Hoài niệm” tại Cung Trường Sanh, Đại Nội; Triển lãm “Văn tế thập loại chúng sinh” tại Nhà Trưng bày nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Triển lãm “Không gian Lê Bá Đảng” tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, Triển lãm ảnh nghệ thuật Hà Nội – Huế - TP Hồ Chí Minh tại 26 Lê Lợi, Huế. Triển lãm tranh “Lại về lại” do Liêp Hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và các họa sĩ phối hợp tổ chức, tại số 9 Phạm Hồng Thái, Huế. Với 29 tác phẩm được thể hiện trên nhiều chất liệu: sơn mài, lụa, sơn dầu, acrylic, tổng hợp... của 11 họa sĩ: Hoàng Đăng Nhuận, Kim Long, Nguyễn Thượng Hải, Trương Hoa Đôn, Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thượng Hỷ Lê Văn Ba, và những người bạn Huế: Họa sĩ Lê Hiếu, Thùy Vân và hai họa sĩ đên từ Pháp: Yvan Magnani và Hélène Quéré. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 15/4.

 

Hơn 100 doanh nhân tiêu biểu hội tụ trong "Doanh nhân Việt Nam với Di sản, Văn hoá dân tộc lần thứ I năm 2012" (08/04)

Chương trình "Doanh nhân Việt Nam với Di sản, Văn hoá dân tộc lần thứ I" là hoạt động hết sức ý nghĩa, là dịp để các doanh nghiệp, doanh nhân có cơ hội trao đổi xúc tiến đầu tư, quảng bá, mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, doanh nhân hợp lực với nhau trong sản xuất kinh doanh và chung sức tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị Văn hoá, Di sản của dân tộc. Phát biểu tại chương trình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh: tỉnh TT-Huế luôn xác định các doanh nghiệp, doanh nhân là nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần tích cực trong việc sớm đưa tỉnh TT-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2015. Chính vì thế, ông kêu gọi tất cả các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia đầu tư, hợp tác liên doanh liên kết tại tỉnh TT-Huế và tỉnh sẽ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, doanh nhân khi tham gia đầu tư cũng như tham gia đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy các giá trị Văn hóa, Di sản của dân tộc.

Đa sắc màu Lễ khai mạc Festival Huế và Năm Du lịch Quốc gia 2012 (08/04)

Tối 7/4, Lễ khai mạc Festival Huế 2012 và Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ đã diễn ra tại sân khấu Ngọ Môn – Hoàng Thành Huế với một chương trình nghệ thuật mới lạ, đa sắc màu của các nghệ sĩ đến từ các đoàn nghệ thuật nổi tiếng trong và ngoài nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và nhiều cán bộ lãnh đạo của chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương, các tỉnh thành trong cả nước đã tham dự buổi lễ. Tới dự còn có Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Somsavat Lengsavat cùng các đại sứ, tổng lãnh sự, các đơn vị ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam. Là điểm nhấn trong Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ với chủ đề “Du lịch di sản”, Festival Huế 2012 là hoạt động văn hóa đặc biệt được Bộ Ngoại giao đề xướng trong khuôn khổ Diễn đàn giao lưu văn hóa Đông Á - Mỹ La tinh (FEALAC) và được đông đảo các quốc gia thành viên hoan nghênh, hưởng ứng; là nơi hội tụ của 27 quốc gia đến từ 5 châu lục, trong đó  châu Mỹ La tinh lần đầu tiên có đến 7 quốc gia tham dự.

Festival Huế xây dựng không gian quãng diễn mới (04/04)

Festival Huế 2012 còn có các chương trình Lễ Tế Giao vào 20 giờ ngày 8/4, tại đàn Nam Giao gồm hai phần lễ dâng hương trên đàn tế và diễn xướng sân khấu hóa tái hiện nghi Lễ Tế Giao dưới thời nhà Nguyễn để phục vụ du khách và cộng đồng diễn ra từ Trai cung đến đàn tế.

Hai đoàn nghệ thuật Bỉ tham gia Festival Huế 2012 (04/04)

Theo tin từ Phái đoàn Wallonie-Bruxelle tại Hà Nội, năm nay, hai đoàn nghệ thuật Wallonie-Bruxelle, Bỉ là Max Vandervorst và Manu Gallo sẽ tham gia Festival Huế kéo dài từ ngày 7 đến 15- 4.

Ra mắt dàn hòa tấu guitar phục vụ công chúng (04/04)

Chiều 1/4, Học viện Âm nhạc Huế đã ra mắt dàn hòa tấu guitar phục vụ công chúng hằng tuần tại Nhà Kèn (Công viên 3.2 bên bờ nam sông Hương, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Khai trương Trung tâm thông tin báo chí Festival Huế 2012 (03/04)

Sáng 2/4, được sự ủy quyền của Tập đoàn VNPT, VNPT TT-Huế đã chính thức khai trương Trung tâm báo chí Festival Huế 2012 tại Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên - Huế (22B Lê Lợi - Tp Huế). Đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, Trưởng BTC Festival Huế 2012,  cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan sở ban ngành, lãnh đạo VNPT TT-Huế  và đông đảo phóng viên báo chí Trung ương, địa phương đã đến dự và chứng kiến lễ cắt băng khai trương. Trung tâm với 20 máy tính nối mạng, hệ thống Internet Wifi, hệ thống máy in, máy photo, máy scan, máy fax sẽ là nơi giao lưu, gặp gỡ hàng ngày của các nhà báo, phóng viên đến cập nhập, trao đổi thông tin, in, gởi, truyền tin tức, bài viết, tài liệu,... phản ánh một cách khách quan, nhanh chóng, kịp thời và chính xác những hoạt động trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Festival Huế 2012.

Hội thi "Đội phục vụ lý tưởng -2012" (03/04)

Nhằm quảng bá điểm đến cho du lịch Thừa Thiên- Huế, góp phần tạo nên thành công trong các hoạt động trong Năm du lịch Quốc gia và Festival Huế 2012, sáng nay (2/4), tại Trung tâm dịch vụ Festival Huế Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên- Huế phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế tổ chức Hội thi "Đội phục vụ lý tưởng -2012". Hội thi "Đội phục vụ lý tưởng- 2012" với mục đích phát huy trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ trong nghiệp vụ bàn, pha chế và nấu ăn của hệ thống nhà hàng- khách sạn- du lịch tại Thừa Thiên-Huế. Tham gia hội thi gồm 9 đội đại diện cho 9 doanh nghiệp là KS Hương Giang Resort & Spa; KS Saigon Morin; KS La Résidance & Spa; KS Indochine Palace; Khu Resort Làng hành Hương; KS Duy Tân; Công ty TNHH Phú Đạt Gia; Công ty CP Du lịch Huế và Khu nghỉ mát ANA MANDARA Huế.

Vườn Cơ hạ - Một không gian mới của Đêm Hoàng cung (30/03)

Trong chương trình Đêm Hoàng cung của Festival Huế 2012, bên cạnh các không gian của trục chính khu vực Đại Nội, trục bên tráI Ngọ Môn diễn ra các chương trình nghệ thuật, còn có một không gian mới sẽ được đưa vào phục vụ du khách. Nhiều hoạt động cũng sẽ được tổ chức nơI này, không chỉ trong các Đêm hoàng cung mà còn diễn ra trong 9 ngày của Festival Huế 2012. Đó là không gian của Vườn Cơ hạ thuộc khu vực Đại Nội Huế.

“Sắc Huế” và “Thắng cảnh Việt Nam” vào Đại Nội tham gia Festival Huế 2012 (30/03)

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, từ ngày 5 đến 15/4, đơn vị và Trung tâm Festival Huế sẽ phối hợp tổ chức triển lãm 29 bức ảnh của nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Việt Nam Đào Hoa Nữ với chủ đề “Sắc Huế”, tại khu vực Trường Lang nối với Duyệt Thị Đường (Đại Nội – Huế).

Đêm phương Đông: Sự hội tụ của bản sắc Châu Á tại Festival Huế 2012 (30/03)

Diễn ra từ 8, 10, 12, 13 & 14/4, 20:00 – Sân Điện Thái Hòa. Trong không gian lộng lẫy của hoàng cung, chương trình Đêm Phương Đông sẽ phô diễn vẻ đẹp của trang phục các dân tộc một số nước châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Phi-lip-pin và Việt Nam. Các bạn sẽ có những cảm nhận khó quên bởi sự huyền bí cuốn hút đầy triết lý sống vững mạnh, sâu sắc và phảng phất nét tâm linh của mỗi dân tộc. Trước sân Điện Thái Hoà rực rỡ và lung linh bởi những chiếc đèn lồng và ánh nến, những trang phục truyền thống và âm nhạc biểu trưng cho các nước sẽ được trình diễn với sự tham gia của các diễn viên đến từ các nước và các nhóm người mẫu New Talent - Hà Nội, Huế, Model World - TPHCM.

 

Hàng lưu niệm cho Festival Huế 2012 (28/03)

Hàng lưu niệm và sản phẩm làng nghề Huế giờ đây không còn đơn điệu, lép vế trước các sản phẩm nhập ngoại hay các tỉnh, TP khác đưa về mà đang thu hút du khách bằng chính nỗ lực của các cơ sở sản xuất và người kinh doanh. Hy vọng, với sự đầu tư hỗ trợ của Sở Công thương, sự tích cực của các làng nghề và nghệ nhân, du khách đến Huế dịp Festival 2012 sẽ có cơ hội tham quan và mua sắm nhiều sản phẩm lưu niệm chất lượng và giá cả hợp lý.

Trao giải tennis tranh cup Festival beer năm 2012 (28/03)

Giải tennis tranh cúp Festival beer năm 2012 được Sở văn hoá thể thao du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Quảng Trị tổ chức trong 2 ngày 24 và 25.3 với sự tài trợ của Cty TNHH Bia Huế. Tham gia giải có 48 vận động viên là đại diện lãnh đạo 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế và lãnh đạo các doanh nghiệp của 2 tỉnh Quảng Trị và TT Huế. Giải diễn ra với 2 nội dung thi đấu là giải lãnh đạo các tỉnh và giải dành cho doanh nhân, thi đấu theo thể thức vòng tròn tính điểm ở vòng loại. Đối với nội dung lãnh đạo được chia thành 2 bảng. Qua 2 ngày thi đấu, các vận động viên đã mang đến những trận đấu rất hấp dẫn, sôi nổi thu hút sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên. Giải tennis tranh cúp Festival beer được đánh giá là khá thành công, là dịp để các doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo của các tỉnh ở khu vực miền Trung được giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm và thúc đẩy phong trào rèn luyện thể dục thể thao, nhất là bộ môn quần vợt phát triển hơn.

Khởi động Phố tranh Festival 2012 (12/03)

Đến với Festival Huế lần này, ngoài 2012 tác phẩm hội hoạ trên mọi chất liệu sơn dầu, Acrytic, tổng hợp và sắp đặt của 03 gương mặt hoạ sĩ quen thuộc Nguyễn Duy Hiền, Trần Hữu Nhật và Nguyễn Hoàng Việt, công chúng yêu nghệ thuật còn được xem màn trình diễn  trực tiếp của các hoạ sĩ tên tuổi như: Lương Xuân Đoàn, Chế Công Lộc, Lê Kinh Tài, Vĩnh Phối…đến từ ba miền Bắc- Trung -Nam và đồng sáng tạo của hơn 300 em học sinh-sinh viên mỹ thuật, hoạ sĩ tự do Huế có sự tương tác với công chúng thưởng lãm về: “Vẽ tranh tập thể”, nơi mà không còn khoảng cách  giữa mỹ thuật với mọi tầng lớp công chúng. Đây chính là một không gian của “bảo tàng mở”, là điểm nhấn thi vị, sang trọng, và cũng là một khoảng lặng khó quên của bất cứ ai quan tâm, yêu mến những hoạt động nghệ thuật cộng đồng trong khuôn khổ Festival Huế 2012.