Văn hoá xã hội

Năm 2011, năm thành công của lĩnh vực di sản Việt Nam (12/01)

Năm 2011, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã đệ trình và vận động thành công việc công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới; Hát Xoan Phú Thọ trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Với kết quả này, Việt Nam đã có thêm di sản văn hóa dân tộc được thế giới tôn vinh, bạn bè quốc tế đến biết đến một hình ảnh một Việt Nam thân thiện, giàu truyền thống văn hóa. Các di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận đều được giới thiệu trong các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước ở nhiều sự kiện như Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam tại Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy...

Khảo sát tuyến du lịch điểm ở Huế trong khuôn khổ Năm du lịch Quốc gia 2012 (23/12)

Trong khuôn khổ các hoạt động nâng cao hiệu qủa tổ chức Năm Du lịch Quốc gia giai đoạn 2012-2017, ngày 20/12, Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với đại diện Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch các tỉnh liên quan trong cả nước tổ chức chuyến khảo sát tuyến du lịch điểm tại Huế, gồm các điểm đến: Làng cổ Phước Tích, làng nghề Bao La (Phong Hòa - Phong Điền), Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Tân (Phong Xuân - Phong Điền), Lăng Minh Mạng, Tự Đức; Trung tâm Văn hóa Huyền Trân và Khu di tích lịch sử chứng tích Chín Hầm (T.P Huế).

Nâng cao hiệu quả tổ chức Năm Du lịch Quốc gia giai đoạn 2012-2017 (22/12)

Sáng ngày 21/12, tại thành phố Huế, Tổng Cục du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh TT-Huế tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2012-2017” với sự tham dự của đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh đã và sẽ đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia; các chuyên gia du lịch và các doanh nghiệp lữ hành trên toàn quốc. Tại Hội thảo các đại biểu đã tham gia chia sẻ kinh nghiệm tổ chức Năm Du lịch Quốc gia, các sư kiện du lịch đồng thời trao đổi những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc cùng các biện pháp tháo gỡ. Nhìn chung, từ năm 2003-2010, chủ đề của các Năm Du lịch Quốc gia đều gắn liền với các sự kiện quan trọng của đất nước hoặc hưởng ứng chủ đề của các sự kiện quốc tế và khu vực như: "Năm Du lịch Hạ Long 2003 hưởng ứng Seagames 22" (tỉnh Quảng Ninh 2003) , "Năm Du lịch Điện Biên Phủ 2004" (tỉnh Điện Biên 2004), "Theo chân Bác" (tỉnh Nghệ An 2005), "Một điểm đến - Hai di sản" (tỉnh Quảng Nam 2006), "Về với thủ đô gió ngàn - chiến khu Việt Bắc" (tỉnh Thái Nguyên 2007), "Miệt vườn sông nước Cửu Long" (tỉnh Cần Thơ 2008), "Thăng Long - Hà Nội, hội tụ ngàn năm" (thủ đô Hà Nội 2010).

Triển khai quy chế sử dụng chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá (14/12)

Thành lập ngày 8/6/2009, Hội Nón lá Huế ra đời nhằm mục đích giữ gìn, phát huy và tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa Huế nói riêng và văn hóa Việt nói chung, qua đó góp phần quảng bá cho giá trị văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá gồm 4 chương, 17 điều quy định về quản lý đối với chỉ dẫn địa lý “Huế” cho sản phẩm nón lá như thống kê, theo dõi hiện trạng sản xuất và kinh doanh nón lá Huế; tổ chức kiểm soát chất lượng và năng lực sản xuất kinh doanh, cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và mã số thành viên; công bố về số lượng tem, nhãn sản phẩm được cấp... Chỉ dẫn địa lý “Huế” được gắn cho sản phẩm nón lá là một trong những điều kiện cần thiết để góp phần phát triển một nghề thủ công truyền thống của tỉnh, đồng thời góp phần đưa sản phẩm nón lá đến được nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhớ Huế (30/11)

Nhớ Huế là nhớ Từ Hiếu một ngày mưa. Mưa rỉ rả thấm vào tận hồn, từng mạch ngầm cảm xúc. Mưa trói chân tôi và cũng buộc hồn tôi lại với những gì bình lặng nhất. Tôi đã chọn cho mình một góc ngồi khuất gió sau cánh cửa chánh điện và ngồi yên như thế hàng giờ liền. Ngồi yên mà hạnh phúc. Hạnh phúc vì có thì giờ nghe mình thở, nghe chuông lắng vào mưa, nghe hương trầm quyện vào không gian thanh khiết. Và hạnh phúc vì cảm nhận được sự dễ thương của những người anh em đang có mặt bên cạnh mình - những du khách từ phương xa lại, cũng ngồi với mưa Huế, với mái chùa VN trong sự yên lặng nhiệm mầu như vậy. "Nhớ Huế chiều Đại Nội. Cây ngô đồng nghiêng bóng trầm tư, rêu phong vấn vương tàn tích cũ, hoa nở tím một ngõ đi về, những đóa hoa như đã đứng yên như thế bên đời từ muôn vạn kiếp. Thế Miếu lá vàng rơi. Thái Bình Lâu tưởng như còn vương hương sách cũ. Hiển Lâm Các oai linh soi mình bên nước đồng hàng Cửu đỉnh... Cất bước thật nhẹ, lần giở lịch sử bằng tấm lòng cung kính, nghe bâng khuâng quá khứ những triều đại vàng son, thấy mình gần gũi hơn các vị tiền nhân, thấy nhớ thương quê hương ngay ở lòng đất bàn chân mình chạm đến.

Hội An lọt top 25 điểm đến ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới (29/11)

Ẩm thực Hội An (Quảng Nam) xếp ở vị trí thứ 6 trong danh sách top 25 điểm đến có ẩm thực tốt nhất thế giới năm 2011. Danh sách trên do một trong các trang du lịch trực tuyến nổi tiếng - Tripadvisor - bình chọn và công bố vào ngày 22/11 vừa qua. Theo mô tả giới thiệu về ẩm thực Hội An trên trang Tripadvisor, du khách quốc tế đặc biệt cảm nhận sức hấp dẫn từ các món đặc sản của đô thị cổ nổi tiếng của Việt Nam như cao lầu, mì Quảng, bánh bao bánh vạc… Một món ngon không chỉ phổ biến ở Hội An mà có ở nhiều nơi trong cả nước là bánh xèo cũng được du khách nhắc đến khi bình chọn cho ẩm thực Hội An.

Liên hoan phim quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên ở Huế (29/11)

Trong 2 ngày 27-28/11, tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã đã phối hợp với Viện Goethe Hà Nội và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Liên hoan phim quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên và các hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, với sự tham gia của nhiều Câu lạc bộ Bảo tồn thiên nhiên đến từ các trường Tiểu học và Trung học phổ thông  thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã. Liên hoan phim quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên là dịp để nâng cao nhận thức cho các em học sinh trong các câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các câu lạc bộ giáo viên và cán bộ của Vườn quốc gia Bạch Mã. Đặc biệt, học sinh và giáo viên trong các câu lạc bộ bảo tồn thiên nhiên sẽ được xem phim và tham gia các trò chơi cũng như hoạt động về giáo dục môi trường để hiểu biết thêm về bảo tồn đa dạng sinh học.

TT Huế: Lần đầu tiên một dự án nghệ thuật cho nón lá Huế (24/11)

Đến với chợ Đông Ba trong những ngày qua, nhiều người dân và du khách không khỏi hào hứng và thú vị khi được nhìn thấy những sản phẩm và mẫu mã nón lá Huế mới lạ, bắt mắt được trưng bày triển lãm ở hai bên cầu thang lên xuống khu vực lầu Chuông như một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt. Mỗi chiếc nón đều được ghi những dòng cảm xúc, suy nghỉ, ý tưởng và cả tên tuổi, số điện thoại của các chủ gian hàng nón ở chợ Đông Ba. Đây là ý tưởng và kết quả của dự án nghệ thuật cộng đồng có tên gọi: “Gia vị nghệ thuật” do nhóm giảng viên trẻ gồm: Lê Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Khánh Anh, Trần Tuấn, Lê Việt Trung, Trường Đại học nghệ thuật Huế thực hiện từ tháng 8-11/2011.

Thổi hồn cho “Quốc hoa” (23/11)

Ở làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) xưa kia có nghề gấp hoa giấy, nhưng rồi cùng với thời gian, không mấy người còn mặn mà với nghề này nữa vì không đủ sống. Sau nửa thế kỷ thất truyền, giờ đây, nghề gấp hoa sen giấy đã hồi sinh. Điều đó thật có ý nghĩa khi vào thời điểm này, hoa sen đã trở thành “ứng viên” vô đối cho danh hiệu “Quốc hoa” trong cuộc bầu chọn rộng rãi do Bộ VH,TT&DL tiến hành. Đến làng Thanh Tiên ngày nay, du khách có thể bắt gặp những... ao sen hồng bằng giấy, với những bông hoa giả mà như thật. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp kỳ diệu – sự kỳ diệu được làm nên bởi bàn tay khéo léo, tài hoa và hơn cả là tình yêu với nghề truyền thống của làng của các nghệ nhân gấp giấy...

Thừa Thiên Huế: hoàn tất các điều kiện tham gia Tuần Văn hóa Du lịch Bắc Trung Bộ diễn ra vào tối ngày (21/11) (22/11)

Có mặt tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam tối ngày 20/11, chúng tôi nhận thấy sự tích cực chuẩn bị của đoàn Thừa Thiên Huế tham gia Tuần Văn hóa Du lịch BTB. Tại đây, một không gian tương đối lớn đang được tập trung sắp đặt để giới thiệu về các di sản văn hóa Huế như quần thể di tích cố đô Huế, các thắng cảnh của Huế; giới thiệu ẩm thực Huế, nón Huế, diều Huế, nghệ thuật điêu khắc và mộc mỹ nghệ Huế; nhã nhạc cung đình và các loại hình nghệ thuật diễn xướng của Huế. Kiểm tra công tác chuẩn bị tham gia Tuần Văn hóa Du lịch Bắc Trung Bộ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Ngô Hòa yêu cầu các cơ quan, đơn vị của tham gia tập trung hoàn thiện công tác trưng bày, giới thiệu và các khâu hậu cần quảng bá văn hóa Huế phải nhanh chóng hoàn tất, đảm bảo đến ngày 21/11 sẽ hoàn chỉnh không gian quảng bá, giới thiệu về văn hóa Huế để phục vụ người dân Thủ đô và bè bạn trong và ngoài nước đến tham dự Tuần Văn hóa Du lịch BTB, trong đó phải làm nổi bật sự kiện Năm du lịch Quốc gia khu vực Bắc Trung Bộ - Huế 2012 và Festival Huế 2012.

Phước Tích - Viên ngọc quý bên dòng Ô Lâu (12/11)

Theo sử liệu, năm 1470, vua Chiêm là Bàn La Trà Toàn đem mười vạn quân thuỷ bộ sang đánh Châu Hoá. Được cấp báo vua Lê Thánh Tông thân hành dẫn binh đánh đuổi. Đưa biên giới Đại Việt vào đến đèo Đại Lãnh. Ngài Hoàng Minh Hùng - người quê gốc làng Cảm Quyết, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An- theo chiếu vua Lê bình Chiêm thắng lợi được triều đình phong tặng Đặc Tấn phụ quốc thượng Tướng quân, Cẩm ý vệ. Đô chỉ huy sứ, Ty chỉ huy sứ, quản trị phó tướng. Theo chủ trương của triều đình chiêu mộ dân vào vùng đất mới để định cư lập nghiệp, ngài cùng với mười một ngài thuỷ tổ của 11 dòng họ đều là quê hương Cảm Quyết, gồm các họ Đoàn - Hoàng - Hồ - Lê Ngọc - Lê Trọng - Lương Thanh - Nguyễn Phước - Nguyễn Bá- Nguyễn Duy - Phan Công - Trương Công - Trần Ngọc. Tất cả là 12 dòng họ đầu tiên vào xứ Cồn Dương khai hoang lập ấp xây dựng nên Làng Phước Tích ngày nay.

Triển lãm gốm Phước Tích (12/11)

Triển lãm giới thiệu hơn 100 mẫu mã sản phẩm vừa truyền thống đặc trưng vừa mới lạ được làm trên nguyên liệu truyền thống của gốm Phước Tích. Các sản phẩm rất gần gũi với đời sống, chủ yếu phục vụ cho đời sống người dân như: bình hoa, bộ ấm chén, dĩa, chậu, om, niêu… Triển lãm lần này dựa trên kết quả của đề tài “Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã gốm truyền thống đặc trưng của làng gốm Phước Tích” với sự tham gia của Đại học Nghệ thuật Huế và những người thợ làm gốm tại làng Phước Tích. Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là làng cổ nổi tiếng, đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc cổ.

Nước lụt vào thăm di tích Huế (11/11)

Đến 10g30 sáng ngày 8/11, mặc dù đã rút gần 40cm nhưng mực nước tại sân Ngọ Môn vẫn cao khoảng 20cm, khu vực cầu Trung Đạo (trước điện Thái Hòa) ngập sâu gần 60cm. Lực lượng bảo vệ và cán bộ công nhân viên Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã ứng trực ngày đêm để bảo vệ tài sản và các công trình. Cho đến 10g40, Ngọ Môn bắt đầu mở cửa đón khách. Chỉ trong khoảng chưa đầy một giờ sau đã có hơn 50 khách vào tham quan Đại Nội, đại đa số đều là khách quốc tế.

"Nhật Bản - Vương quốc của những nhân vật biểu trưng và hoạt hình" đến Huế (03/11)

Bằng nhiều hình thức như: trình chiếu video, tượng, hình nộm và ảnh, người xem có dịp gặp gỡ các nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản như Astro Boy, người máy Ultraman, mèo Hello Kitty, Doraemon, TarePanda, Pokémon, Sentokun ... Những nhân vật hoạt hình này là một trong những yếu tố hình thành nên văn hóa của người dân Nhật Bản, trở thành một biểu trưng của đất nước Nhật Bản, gần gũi thân thiện với người dân Nhật Bản mọi lúc mọi nơi.

Hơn 49.000 tỷ đồng cho du lịch Thừa Thiên-Huế (03/11)

Năm Du lịch quốc gia còn có các sự kiện chính như "Doanh nhân Việt Nam với văn hóa, di sản dân tộc lần thứ nhất"; "Duyên dáng Việt Nam 2012"; "Liên hoan hợp xướng Quốc tế lần thứ II"; "Giải quốc tế Cờ vua Đông Nam Á"; "Giải quần vợt quốc tế U18"; "Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia"…Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Du lịch và Thể thao Thừa Thiên-Huế, cho biết năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012 ngoài cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết du lịch giữa các địa phương để phát huy những tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư để phát triển du lịch trong vùng, liên vùng; còn tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch có thương hiệu quốc gia và quốc tế, trong đó ưu tiên tập trung phát triển các sản phẩm nhằm kết nối tuyến các kinh đô cổ Việt Nam, các tỉnh trong khu vực Trung Bộ, kết nối các điểm đến trong nước và khu vực có lượng khách quốc tế lớn; sản phẩm du lịch phải vừa độc đáo, đặc sắc, vừa có chất lượng cao, trên cơ sở khai thác tốt nhất các thế mạnh nổi trội của các địa phương trong nước.

Thừa Thiên Huế: lợi thế về phát triển kinh tế du lịch biển (03/11)

Khởi động cho chiến lược phát triển du lịch biển của tỉnh Thừa Thiên Huế là phải kể đến Chương trình số 45/CTr-UBND ngày 27/5/2008 của UBND tỉnh về phát triển du lịch biển và đầm phá đến năm 2012. Theo đó, cùng với các vùng đầm phá và những bãi biển đẹp của tỉnh được chú trọng đầu tư, nâng cấp và phát triển, vịnh Lăng Cô được xem là mũi đột phá của du lịch biển. Bởi đây là vùng biển gần như nguyên sơ, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh ngắt bao la tuyệt đẹp với hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú. Ngoài những giá trị mà thiên nhiên đã ban tặng, vịnh Lăng Cô còn là một bộ phận trên con đường di sản miền Trung từ động Phong Nha, Cố đô Huế đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó, khu vực Lăng Cô được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và cảng nước sâu Chân Mây - Lăng Cô nhằm bảo đảm phát triển bền vững và toàn diện.

Nón Huế: Thương hiệu của âm nhạc và thơ ca (02/11)

Khác biệt đầu tiên của nón Huế là ở lá nón. Các địa phương khác nhau, do phong thổ và tập quán khác nhau, dùng các loại lá khác nhau để làm nguyên liệu chính cho nón lá. Nếu như vùng lưu vực sông Đà, sông Thao ở miền Bắc phổ biến dùng lá cọ, khu vực Nghệ An dùng lá gồi, còn có tên là lá kè nam, vùng Bình Định dùng cây giang và lá kè nam để làm nón ngựa Gò Găng, thì vùng Bình, Trị, Thiên lại dùng lá nón, còn có tên là lá lụi. Nguồn cung cấp nguyên liệu lá cho nghề nón lá Huế là A Lưới, Nam Đông, Hương Trà, đặc biệt là ở Nam Đông. Theo chủ lò sơ chế nguyên liệu lá nón số nhà 30, đường Trần Phú, thành phố Huế thì lá nón được khai thác ở Nam Đông dài, bẹ to, mỏng, mềm, lá nón được khai thác ở A Lưới dày, cứng, ở Quảng Trị ngắn, bẹ nhỏ. Lá nón được khai thác vào độ tuổi lá còn non, nhưng không non quá và đã đủ lớn để có bề dài lá và bề rộng mặt lá đủ tiêu chuẩn của một chiếc nón. Lá nón khai thác đúng tiêu chuẩn là những búp lá non chưa xoè ra, lá còn màu trắng, chưa có màu xanh lá, dài trên 40cm.

Trọng trách trên vai du lịch (02/11)

Một trong những “bức tường” mà Hiệp hội Khách sạn Thừa Thiên Huế đang đối mặt là tình trạng phá giá trong lĩnh vực lưu trú. Để cạnh tranh, nhiều khách sạn đã dùng “chiêu” hạ sách là hạ giá phòng đến mức không thể bảo đảm được lợi nhuận, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả, thậm chí là thua lỗ, ảnh hưởng đến thu ngân sách cho tỉnh. Mạnh ai nấy làm, không có tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch Huế đang ngày càng yếu đi, trên nhiều phương diện. Chính vì thế, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng, việc thành lập Hiệp hội Khách sạn là quyết tâm về chủ trương của tỉnh, là quy luật tất yếu, đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu thiết thân hiện nay của các doanh nghiệp du lịch với kỳ vọng, Hiệp hội sẽ là chiếc cầu nối gắn kết, tạo nên sức mạnh đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy du lịch Huế phát triển.

4.255.000 tin nhắn điện thoại bầu chọn vịnh Hạ Long (31/10)

Để bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới có 4 cách: bầu chọn trên mạng internet (có phần tiếng Việt), gọi điện thoại quốc tế, qua mạng xã hội Facebook, tin nhắn điện thoại di động (SMS). Ở Việt Nam, 3 cách bầu chọn được lựa chọn, gồm: bầu qua internet, Facebook và SMS. Số lượng tin nhắn SMS bầu chọn cho Vịnh Hạ Long ở Việt Nam với cú pháp "HaLong" hoặc "HL" gửi tới đầu số 147 tính đến cuối giờ chiều 29-10 là 3.914.330 tin. Qua chương trình cầu truyền hình, số lượng tin nhắn bầu chọn cho Vịnh Hạ Long không ngừng tăng lên nhanh chóng. Đến cuối chương trình cầu truyền hình này, số lượng tin nhắn SMS đã là 4.255.000 tin nhắn.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch phục vụ thị trường Đông Bắc Á (27/10)

Thống kê từ các công ty lữ hành quốc tế cho thấy, năm 2010, các tỉnh bắc miền Trung cần ít nhất 35 hướng dẫn viên du lịch tiếng Thái nhưng con số thực tế chỉ đáp ứng được 40%. Sự thiếu hụt này càng trầm trọng hơn đối với hướng dẫn viên tiếng Lào. Trong số 7 tỉnh, thành ở khu vực này, chỉ có duy nhất 1 hướng dẫn viên du lịch tiếng Lào của tỉnh Quảng Trị được cấp thẻ. Thiếu lực lượng chuyên nghiệp, một bộ phận đáng kể hướng dẫn viên của các công ty du lịch Thái Lan và Lào hiện nay đều là sinh viên Việt Nam đang học tại các trường đại học Thái Lan. Sự thiếu hụt nhân lực còn là vấn đề nan giải ở hầu hết các khách sạn, nhà hàng. Ở nhóm dịch vụ này, số nhân viên phục vụ trực tiếp nói được tiếng Thái và Lào chỉ đạt tỷ lệ dưới 1% trong khi số khách Thái và Lào của các khách sạn chiếm từ 10-40% tổng số khách quốc tế. Hầu hết việc giao tiếp với khách Thái và Lào tại nhiều cơ sở kinh doanh du lịch là bằng tiếng Anh trong khi khả năng này của khách Thái và Lào là rất thấp. Nhiều công ty du lịch cho biết, chính sự bất đồng ngôn ngữ, sự thiếu hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán đang là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn và điểm du lịch hiện nay ở các tỉnh Bắc miền Trung, trong đó có Thừa Thiên Huế