Văn hoá xã hội

Tối 29/10, Huế là 1 trong 4 điểm cầu truyền hình trực tiếp bầu chọn cho Vịnh Hạ Long (26/10)

Trong giai đoạn nước rút này, Cục Quan hệ hợp tác quốc tế (Bộ VHTTDL) đã có sáng kiến dùng chương trình cầu truyền hình vận động trực tiếp bầu chọn cho Vịnh Hạ Long và sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của Đài Truyền hình Việt Nam và các địa phương. Thông tin này vừa được Cục hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đưa ra tại cuộc họp báo cáo công tác vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long và đề xuất các biện pháp cụ thể cho giai đoạn nước rút. Theo đó, cầu truyền hình trực tiếp để đẩy mạnh cuộc vận động bầu chọn cho Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới sẽ diễn ra tối 29/10 tại 4 điểm cầu gồm: Hạ Long (Quảng Ninh), Thủ đô Hà Nội, Huế (Thừa Thiên Huế) và Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình được phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam để đông đảo khán giả cả nước cùng theo dõi và bầu chọn.

Bế mạc Giải Tennis doanh nhân TT-Huế 2011 (18/10)

Sau ba ngày thi đấu sôi nổi, giải Tennis doanh nhân Thừa Thiên - Huế lần thứ V - 2011, với sự tài trợ của Công ty TNHH Bia Huế, đã bế mạc vào chiều qua (16/10) tại sân quần vợt Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh. Tham gia giải năm nay có 32 vận động viên nam, nữ không chuyên của 20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thi đấu 36 trận theo các nội dung đôi nữ, đôi nam nữ, đôi nam trên 45 tuổi và đôi nam dưới 45 tuổi. Kết quả cụ thể của các nội dung như sau:

Thừa Thiên Huế tham gia hội chợ du lịch Jata-Nhật Bản (05/10)

Lần đầu tiên, Thừa Thiên Huế tham gia Hội chợ JATA với 10 doanh nghiệp du lịch tiêu biểu và Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế. Tại đây, đoàn đã giới thiệu đến du khách tham quan và các hãng lữ hành, doanh nghiệp du lịch tại Nhật trên 3.000 tài liệu về Năm Du lịch Quốc gia 2012 (bao gồm ấn phẩm tiếng Anh và tiếng Nhật), 1.000 đĩa CD tiếng Nhật, 2.000 tập tài liệu giới thiệu về tiềm năng và các loại hình du lịch ở Huế và về Festival Huế 2012.Dịp này, Đoàn đã tổ chức nhiều cuộc gặp với các buyer (người mua) quốc tế; ký kết các bản hợp đồng ghi nhớ, hợp đồng chính thức đưa khách đến Huế trong năm 2012 và những năm tiếp theo với các hãng lữ hành trên thế giới. 

Huế đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên các thành phố lịch sử 2012 (05/10)

Diễn ra ngay sau sự kiện Fesstival Huế, từ 16/4-18/4, Hội nghị sẽ bao gồm các hoạt động như Diễn đàn thanh niên và Hội nghị bàn tròn dành cho các chuyên gia, lãnh đạo chính quyền các thành phố. Nội dung trọng tâm mà các đại biểu sẽ thảo luận trong các hội thảo này là “Nhận thức và hành động của giới trẻ trong việc phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống”; “Những thách thức và rào cản đối với vấn đề di sản công nghiệp”; “Nhận thức và hành động của thanh niên đối với việc phát huy các giá trị truyền thống”; Chính sách và kế hoạch hành động về di sản nhằm quản lý tốt hơn”. Trong khuôn khổ Hội nghị, Ban tổ chức cũng cho biết, sẽ có một cuộc triển lãm ảnh Quốc tế các Thành phố Lịch sử của các thành phố thành viên nhằm mục đích quảng bá công tác bảo tồn và phục hồi di sản đến cộng đồng.

Kính mời các Doanh nghiệp tham gia Giải Tennis Doanh nhân Thừa Thiên Huế lần thứ V (03/10)

  Chào mừng kỷ niệm lần thứ VII ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2011, nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác và thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể trong doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các ngành liên quan tổ chức '' Giải Tennis Doanh nhân Thừa Thiên Huế lần thứ V năm 2011 '', giải do Công ty TNHH Bia Huế làm nhà tài trợ chính .

Liên hoan phim Đức tại Huế sẽ diễn ra từ ngày 29/9 - 05/10/2011 (29/09)

Đây là lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 16/09 đến 17/10, Liên hoan phim Đức sẽ gồm những phim mới nhất và thành công nhất của Đức được lựa chọn để trình chiếu tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ. Tại Huế, Liên hoan phim Đức sẽ diễn ra từ ngày 29/9 - 05/10, công chúng yêu điện ảnh sẽ được thưởng thức các phim hay của Đức có thuyết minh, phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh như: “Almanya - Nước Đức chào đón bạn”, “Nữ giáo hoàng”, “Goethe!”, “Fan cũng phải có giới hạn”, “Đứa con tháng Mười một”, “Thu vàng” và “Cá sấu ngoại ô 2”… được trình chiếu tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin Thừa Thiên Huế (41A Hùng Vương) và Trung Tâm Văn hoá Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi).

“Âm nhạc đường phố” (21/09)

“Hoạt động âm nhạc đường phố rất hấp dẫn, cuốn hút người xem, bởi các buổi diễn âm nhạc đường phố không mang màu sắc trình diễn quá chuyên nghiệp, không có những sân khấu quá xa cách với những trang trí rườm rà mà thay vào đó, nhạc sĩ và khán giả sẽ ở gần nhau, giao lưu và chia sẻ về tất cả những gì liên quan đến âm nhạc. Tiếc là chỉ biểu diễn vào thời điểm Festival Huế mà không được duy trì thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thưởng thức cho người dân cũng như tạo ra sản phẩm hoạt động du lịch mới lạ cho du khách”. Nhằm khơi dậy loại hình biểu diễn âm nhạc mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn này, vừa qua, 02 đơn vị, đó là Khoa Giao hưởng (Học viện Âm nhạc Huế) trình tấu những ca khúc qua dàn kèn vào chiều thứ bảy hàng tuần tại Nhà Kèn; Khách sạn Celadon tổ chức biểu diễn nghệ thuật do các nghệ sỹ đến từ nước ngoài đảm trách tại tiền sảnh khách sạn vào mỗi chiều chủ nhật đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức.

Giải Tennis Doanh nhân Thừa Thiên Huế lần thứ V (20/09)

Chào mừng kỷ niệm lần thứ VII ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2011, nhằm tăng cường các hoạt động giao lưu, hợp tác và thúc đẩy phong trào rèn luyện thân thể trong doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các ngành liên quan tổ chức '' Giải Tennis Doanh nhân Thừa Thiên Huế lần thứ V năm 2011 '', giải do Công ty TNHH Bia Huế làm nhà tài trợ chính .

“Mưa Huế” chính thức thành đặc sản của Festival (18/09)

Đặc biệt Festival Huế 2012 (7 - 15/4/2012) với chủ đề Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử là điểm nhấn đặc biệt của Năm DLQG DHBTB - Huế 2012 với nhiều chương trình lễ hội, nghệ thuật phong phú và mới lạ, có sự tham gia biểu diễn của hơn 20 đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ tên tuổi từ 15 quốc gia: Pháp, Bỉ, Nga, Đan Mạch, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Thụy Điển, Cuba, Australia, Hoa Kỳ, Mexico...  Mới lạ nhất và thú vị nhất là việc khai thác những sản phẩm du lịch trong... mưa: tạo những không gian thưởng lãm nghệ thuật trong mưa với phần triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, giới thiệu các tác phẩm điện ảnh, nhạc phẩm... về mưa xứ Huế; đưa du khách trải nghiệm mưa Huế trên những phương tiện vận chuyển phổ biến của người dân Huế trong mùa mưa...

Góc nhìn mới về Huế (16/09)

Những ngày qua, triển lãm ảnh “Huế - những góc nhìn mới” tại 26 Lê Lợi thu hút đông đảo người dân và du khách. người xem có thể biết nhiều địa điểm hay sắc thái mới của Huế qua các góc ảnh lạ. Qua góc nhìn của những tay máy chuyên và cả không chuyên, Huế xưa và nay được gói gọn trong những bức ảnh đầy sáng tạo, độc đáo. Có thể nói, các tác phẩm lột tả được vẻ đẹp của không gian, cuộc sống, con người Huế. Không chỉ thể hiện Huế với những nét đẹp quyến rũ xưa cũ ai cũng đã thấy: sông Hương, núi Ngự, đền đài, lăng tẩm…, các tác phẩm tham dự cuộc thi còn ghi lại Huế trong quá trình hội nhập, phát triển với những góc nhìn đẹp về các khu đô thị mới hay những ngôi nhà cao tầng hài hòa trong không gian kiến trúc chung. Những hình ảnh cũ: một góc nhà vườn, không gian Huế về đêm hay hình ảnh của vương triều Nguyễn trong quá khứ nhưng được “làm mới” đã cuốn hút người xem. Dưới góc nhìn của các “phó nháy”, ngay cả con người cũng thay đổi theo nhịp sống thời đại. Bên cạnh cái yểu điệu, e ấp, nền nã, hình ảnh con gái Huế có gì đó hiện đại, năng động hơn.

Thăm khách sạn cổ nhất miền Trung (16/09)

Khách sạn do một doanh nhân người Pháp, ông Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh từ năm 1901. Năm 1904, sau khi được tu sửa do thiệt hại bởi cơn bão năm Thìn, khách sạn được nhượng quyền cho nhà tư sản A.Guerin, được đổi tên thành A.Guerin– khách sạn lớn của Huế (A.Guerin- Grand hotel de Hue). Năm 1907, khách sạn được một gia đình thương gia Pháp, anh em nhà Morin mua lại. Cái tên Morin của khách sạn bắt đầu từ đó. Với qui mô 70 phòng ngủ, nhà hàng 120 chỗ, quầy ca-phê, rạp cinema, xưởng may và các cửa hàng bán vải, rượu, mỹ phẩm... Morin trở thành khách sạn bề thế và danh tiếng nhất miền Trung trước năm 1945. Sau hơn 35 năm (1957-1990) được sử dụng làm cơ sở của Đại học Huế; năm 1991, Morin được trả về chức năng của một khách sạn và năm 2002 được nâng cấp lên chuẩn 4 sao, với cái tên Saigon Morin nhưng dáng vẻ cổ kính được giữ nguyên như cũ.

Về Phong Hải xem lễ hội Cầu Ngư (14/09)

Mở đầu lễ hội Cầu Ngư là phần nghi lễ truyền thống cúng tế thần linh được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm tại bờ biển do các vị bô lão có uy tín của làng tiến hành. Sau phần nghi lễ là màn múa náp truyền thống, múa lân sư rồng và đặc sắc nhất là phần làm trò trên cạn, thể hiện lại cảnh đánh bắt và mua bán cá tôm của một làng chài ven biển... Tiếp theo là đám rước thần với đầy đủ cờ lọng, nghi trượng, kiệu hoa và các biểu tượng hải sản cá, tôm, mực… diễu hành từ bờ biển quanh các thôn xóm đến đình làng Hải Nhuận. Tại đình làng Hải Nhuận, các vị bô lão tiếp tục phần nghi lễ cúng tế thần linh và tiên tổ để tỏ lòng biết ơn trời đất và cầu cho biển lặng sóng hiền, dân làng sức khỏe, con cháu thành tài… Cùng với phần lễ còn có phần hội với hội thi đan lưới, hội thi kéo co, bóng đá, bóng chuyền... Đặc biệt, là tiết mục thả hoa đăng trên biển và các tiết mục ca múa nhạc của các ca sỹ Đoàn Ca kịch Huế và các ca sĩ nghiệp dư là người dân địa phương.

 

Phá Tam Giang: Một gam màu khác lạ của Huế (13/09)

Nơi đây có tính đa dạng sinh học cao với nguồn lợi thủy sản phong phú cả động thực vật trên cạn lẫn dưới nước. Một số lượng lớn cá đánh bắt được trên Phá Tam Giang sẽ được bán về các chợ trong vùng hoặc bán cho thương lái các nơi, hay dùng để làm nguyên liệu cho các làng làm mắm địa phương. Thêm vào đó, Phá Tam Giang còn là một thủy vực điều hòa khí hậu khổng lồ, góp phần chắn bão lũ cho thành phố Huế. Thế nên những người làm du lịch ở Huế mới ví tiềm năng du lịch của Tam Giang - Cầu Hai là “kho vàng” chưa mở. Trên hành trình khám phá Phá Tam Giang, không gì thú bằng được ghé lại quán ăn ngay đầu đò ngang, thưởng thức những đặc sản cá, mực, tôm, cua, ghẹ… tươi rói, nhảy tanh tách, ăn đến đây thơm ngọt đến đấy. Ghẹ đặc biệt nhỏ chỉ bằng ba ngón tay nhưng ngọt và chắc. Còn sò điệp vài chục ngàn một mớ giòn tươi…

Thêm một điểm nhấn cho du lịch Cố đô (06/09)

Ngày 18/8/2011, Khách sạn La Residence Hue Hotel & Spa gia nhập bộ sưu tập khách sạn cao cấp MGallery, một bộ sưu tập các khách sạn đáng nhớ và độc đáo của tập đoàn Accor. Được thành lập vào năm 2008 bởi Accor - tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế - bộ sưu tập MGallery chính là nơi lưu danh những khách sạn và khu nghỉ dưỡng nổi bật về thiết kế, tầm nhìn, lịch sử hoặc về vị trí độc đáo được lựa chọn từ hàng ngàn khách sạn cao cấp trên toàn thế giới. Nữ diễn viên Kristen Scott Thomas chính là đại sứ cho bộ sưu tập khách sạn MGallery bao gồm 45 khách sạn độc đáo tại khắp 5 châu lục, trong đó có khách sạn La Residence Hue. Đây là khách sạn thứ ba tại Việt Nam trở thành thành viên của MGallery và cũng là khách sạn đầu tiên trong nước góp mặt vào danh sách các khách sạn “có tính lịch sử” trong bộ sưu tập MGallery, cùng với những thành viên lâu đời trứ danh khác, như Khách sạn Covent ở Amsterdam, Grand Hotel Beauvau ở Marseilles và Khách sạn Frances ở Santo Domingo.

Xúc cảm trước thềm năm học mới (05/09)

Bước vào năm học mới 2011-2012, một thông tin làm cho đông đảo phụ huynh cảm thấy phấn chấn là Bộ GD-ĐT đã quyết định “giảm tải” chương trình cho tất cả các bậc học, từ tiểu học đến THCS và THPT đều sẽ được điều chỉnh lược bớt kiến thức. Phụ huynh phấn chấn là bởi vì họ đã quá mệt mỏi khi phải chứng kiến những chiếc cặp sách quá khổ quá tải hằng ngày đè nặng trên những đôi vai của các em nhỏ; quá mệt mỏi khi hàng đêm lại phải cùng con “đánh vật” với những kiến thức mà ngay chính cả người lớn đôi khi còn phải nhăn mày nhíu trán vẫn không nghĩ ra…. “Chúng tôi nghĩ việc này cần phải làm từ rất lâu chứ không phải chờ đến lúc này. Có những bài nằm trong chương trình, lâu nay giáo viên đều thấy không cần thiết nhưng vì “bắt buộc” nên không dám bỏ qua…”; “Chương trình môn ngữ văn khối lớp 6 rất nặng phần tiếng Việt. HS hơn 10 tuổi mà phải học về phương pháp ẩn dụ, hoán dụ, cụm động từ, cụm tính từ... rất khó khăn. Vì khó nên các em mau quên, lên lớp 7 phải nhắc lại, thậm chí đến lớp 8, lớp 9 giáo viên vẫn phải ôn lại phần kiến thức này. Nếu để đến lớp 9 thì HS sẽ học nhanh hơn và nhớ lâu hơn…”

Festival Huế 2012 sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 15/4 (29/08)

Festival Huế 2012 còn gắn với chủ trương của Bộ Ngoại giao về hoạt động "Giao lưu văn hoá Đông Á - Mỹ Latinh thông qua Festival Huế và Hội nghị toàn thể lần thứ 13 Liên đoàn các thành phố lịch sử sẽ diễn ra tại Huế. Đến nay, đã có 23 nhóm nghệ thuật thuộc 12 quốc gia ở các châu lục đăng ký tham gia. Đáng chú ý, tại Festival Huế 2012, Ban tổ chức sẽ xét chọn các đoàn nghệ thuật tiêu biểu theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả.

Lễ Thu tế làng Lại Thế (24/08)

Cứ vào tiết lập Thu, khi nắng nóng không còn gay gắt và những cánh sen mùa hạ bắt đầu tàn để chờ đợi cho mùa hoa năm sau, người dân làng Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang lại tổ chức lễ Thu Tế tại đình làng. Lễ Thu tế chính là nghi lễ quan trọng nhất trong năm của các làng quê TT Huế nói riêng và của tất cả các làng quê Việt Nam. Lễ Thu tế thường được tổ chức trong những ngày trung tuần tháng bảy âm lịch khi thời tiết giao mùa từ hạ sang thu, khi công việc đồng áng vẫn còn khá rảnh rang.

Đầu tư 49.000 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch (10/08)

Năm Du lịch quốc gia - Huế 2012 mang chủ đề "Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới" (Ancient Hue - New Experience) là sự kiện du lịch lớn, được tổ chức xuyên suốt trong cả năm nhằm quảng bá điểm đến cho du lịch quốc gia với mục đích thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa. Năm Du lịch quốc gia - Huế 2012 sẽ gắn với Festival Huế 2012 - một sự kiện văn hóa có tầm quốc gia và mang tính quốc tế, giới thiệu và quảng bá với bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế về những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, hệ thống các di sản văn hóa, thiên nhiên đặc sắc được tạo nên trong quá trình hình thành và phát triển của các kinh đô Việt Nam qua các thời kỳ trong đó có cố đô Huế, qua đó mở rộng, nâng tầm hợp tác hữu nghị, hội nhập và phát triển, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Du lịch biển - Mũi nhọn của “ngành kinh tế mũi nhọn” (01/08)

Lăng Cô vào dịp cuối tuần mới đây, Lăng Cô với tôi bây giờ vẫn đẹp huyền bí trong nền nã của biển xanh, cát trắng, trong ánh nắng vàng của chiều hoàng hôn. Du khách tứ phương cùng xe cộ ra vào nhộn nhịp ở các khách sạn, nhà hàng sang trọng dọc theo biển Lăng Cô. Như bao lần về đây chỉ để mắt trông vào khu du lịch hạng sang, như Thanh Tâm, Làng Xanh, Lăng Cô... nhưng bây giờ, tôi để ý các nhà nghỉ; khách sạn vốn bình dân trước đây, giờ đã nâng cấp trở thành những địa chỉ đón khách sang trọng. Điển hình khách sạn Lăng Cô Huế bây giờ đã trở thành một địa điểm du lịch lý tưởng ở Lăng Cô lấy tên là Làng Cò Resort khi được Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Biển Ngọc (gọi tắt công ty Biển Ngọc) đầu tư 100 tỷ đồng trên diện tích 5,7 ha, hoàn thiện hệ thống phòng nghỉ, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, như bể bơi, sân tenis, sân golf, siêu thị mua bán ngọc trai Thương hiệu Biển Ngọc và hàng hóa lưu niệm thủ công mỹ nghệ... thực sự đạt tiêu chuẩn quốc tế. Anh Phạm Đình Toại - Giám đốc Làng Cò Resort cho rằng, hiện nay, bình quân mỗi ngày Làng Cò Resort đón khoảng 1 nghìn lượt. Dù giá mỗi phòng từ 0,5 - 1 triệu đồng/ngày đêm, nhưng từ thời điểm này đến tháng 9, hệ thống phòng lưu trú của Làng Cò Resort đều đã được đặt chỗ.

Phú Lộc: Tập trung 4 nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2011 (28/07)

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2011 trên địa bàn huyện Phú Lộc đạt được những kết quả đáng kể, phần lớn các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đều đạt cao và tăng so với cùng kỳ, trong đó, đáng chú ý là lĩnh vực thu ngân sách tại địa phương đạt cao so với kế hoạch (trên 67%). Lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống của các tầng lớp nhân dân tiếp tục được nâng lên.