Văn hoá xã hội

Lăng Cô giàu tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch (26/07)

Để khai thác tiềm năng du lịch, các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào các dịch vụ để phục vụ du khách khi đến đây tắm biển thư giãn nghỉ ngơi. Theo UBND thị trấn Lăng Cô, dọc theo tuyến đường quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn, nhiều nhà đầu tư đã đến khai thác với các dịch vụ nghỉ dưỡng và các nhà hàng hải sản phục vụ nhu cầu của du khách. Mới đây vào giữa tháng 7 năm 2011, trong không gian phố phường sôi động của một đô thị ven biển, một doanh nghiệp tại Đà Nẵng đã chọn Lăng Cô để đầu tư. Đó là cty TNHH Hoàng Điệp đã xây dựng một nhà hàng hải sản mang tên Lăng Cô có quy mô lớn tại Lập An, thị trấn Lăng Cô với mức đầu tư xây dựng khoảng 3 tỷ đồng. Nhà hàng được xây dựng trong một không gian khá lý tưởng là nằm ven đầm Lập An, tạo nên một điểm đến tốt cho du khách đến thưởng thức các món ngon đặc sản về thuỷ hải sản của vùng biển Lăng Cô. Ông Dương Đăng Trung , Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô; ông Trần Văn Phú , Nhà hàng hải sản Lăng Cô, thị trấn Lăng Cô cho biết.

Khách sạn Mondial Huế chính thức được gắn biển 4 sao (21/07)

Khai trương vào ngày 26/3/2011, sau thời gian đưa vào hoạt động, sáng nay (20/7), khách sạn Mondial Huế (17 Nguyễn Huệ, Tp Huế) đã vinh dự đón nhận danh hiệu khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng khách sạn quốc tế 4 sao do Tổng cục Du lịch Việt Nam phê chuẩn. Như vậy, theo quyết định ban hành ngày 20/6/2011 của Tổng cục, khách sạn được công nhận tiêu chuẩn này trong 3 năm kể từ ngày ký và tiến hành treo biển thể hiện chất lượng theo mẫu quy định của Tổng cục. Khách sạn Mondial có quy mô 106 phòng ngủ cùng với phòng hội nghị, nhà hàng và khu spa. Từ ngày mở cửa đến nay, khách sạn đã đón và phục vụ hơn 15.000 lượt khách, trong đó, khách quốc tế chiếm 85% và tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, lễ tiệc,... được khách hàng đánh giá tốt.

 

Khách du lịch đến Huế tăng trên 6% (17/07)

Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 348.756 lượt, tăng 5% so với cùng kỳ, khách nội địa đạt 463.746 lượt, tăng 7% so với cùng kỳ. Ngày lưu trú bình quân đạt 2,06 ngày. Doanh thu du lịch ước đạt 848.170 triệu đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, doanh thu quốc tế chiếm 64%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 2.681 tỷ đồng. Riêng các công ty lữ hành đón và phục vụ 44.207 lượt khách, tăng 12.56% so với cùng kỳ 2010, trong đó khách quốc tế đạt 23.022 lượt, tăng 8.71% so với cùng kỳ. Riêng 04 ngày diễn ra Festival Nghề truyền thống Huế 2010, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế tăng mạnh, đạt trên 50.000 lượt khách. Về du lịch tàu biển, Thừa Thiên Huế đón và phục vụ 1.930 lượt khách quốc tế chủ yếu đến từ các nước Trung Quốc, Hongkong, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Canada, Australia. Trong đó, trực tiếp qua cảng Chân Mây là 17 tàu biển với 9.949 khách.

49.000 tỷ đồng đầu tư cơ sở vật chất cho Năm du lịch quốc gia 2012 (14/07)

Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng đến nhóm sản phẩm, dịch vụ du lịch đặc thù, chuyên sâu của tỉnh nhằm tạo ra sự khác biệt, tạo thương hiệu riêng, tổ chức theo các chủ đề “Về Huế - cùng khám phá và tận hưởng”, “Tạo trải nghiệm văn hóa Huế cho riêng mình”, “Huế: Những khoảnh khắc thư thái và yên tĩnh”..., mà tài nguyên chính là những giá trị độc đáo của di sản, văn hóa triều Nguyễn, văn hóa Huế, di sản và văn hóa làng cổ Phước Tích, kiến trúc đặc sắc của chùa cổ, làng cổ, di sản và văn hóa Chăm ở Huế, di tích cách mạng gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà văn hóa lớn, các nhân vật nổi tiếng, văn hóa tộc người của các dân tộc ở phía Tây Thừa Thiên - Huế.

Bắt đầu từ đường phố văn minh (13/07)

Một trong những đơn vị quan tâm nhiều nhất đến việc xây dựng đường phố văn minh là Hội Cựu chiến binh (CCB) TP Huế. Năm 2010, Hội đã tổ chức tham quan nghiên cứu học hỏi mô hình xây dựng đường phố văn minh ở TP Đà Nẵng và TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Được sự nhất trí của Thành ủy và sự ủng hộ của UBND TP Huế, hội bắt tay xây dựng đề án về đường phố văn minh và triển khai ra quân vào cuối năm 2010. Đợt này, việc xây dựng đường phố văn minh được giao cho 27 phường, mỗi phường chọn một tuyến đường điểm để thực hiện. Tiêu chí xây dựng được quy định cụ thể, từ vấn đề vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị đến an toàn giao thông, trật tự đô thị. Hội CCB là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng tuyến đường, bên cạnh đó còn có sự tham gia của các đơn vị thuộc TP: Đoàn thanh niên, Công an, Đội quản lý đô thị, Trung tâm công viên cây xanh…

Khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 (11/07)

Với vị trí hết sức thuận lợi, nằm giữa hai đô thị lớn của miền Trung là Huế và Đà Nẵng, lại ở vị trí trung tâm của các di sản miền Trung từ Phong Nha đến Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, Lăng Cô đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những địa điểm du lịch có sức hấp dẫn nhất trong khu vực miền Trung và là điểm đến thú vị trong vùng du lịch Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Non Nước. Năm 2009, vịnh Lăng Cô chính thức được bình chọn là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, sự kiện này là niềm vinh dự và tự hào của Việt Nam nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Phú Lộc nói riêng. Qua hai năm được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, vị thế của Lăng Cô ngày càng được nâng lên. Ông Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho biết, 02 năm qua, du lịch huyện Phú Lộc có nhiều cải thiện đáng kể

Thủy Biều hút dự án du lịch (06/07)

Nhắc đến địa danh Thủy Biều, nhiều người nói ngay rằng, đó là vùng đất học (dân gian có câu: ruộng Đồng Di, thi Nguyệt Biều) và xứ sản sinh ra trái cây đặc sản thanh trà nổi tiếng bao đời. Nhưng không chỉ có vậy, Thủy Biều còn nổi tiếng bởi ở đây đang lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử như điện Voi Ré, Hổ Quyền, Thành Lồi, đồi Vọng Cảnh,… và một hệ thống các nhà rường cổ, đình, miếu mang đậm tính chất của Huế. Hơn nữa, Thủy Biều rất gần với trung tâm thành phố (cách Huế 7km), nằm bên cạnh sông Hương nên rất thuận lợi trong việc giao thông đi lại cả về đường bộ lẫn đường sông.

Năm Du lịch Quốc gia 2012 sẽ khai thác thế mạnh về di sản của Thừa Thiên-Huế (27/06)

Về định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 2011-2020, các dòng sản phẩm Thừa Thiên Huế xác định tập trung ưu tiên phát triển trong thời gian tới là dòng sản phẩm tour có sức thu hút cao nguồn khách đến Việt Nam về Thừa Thiên Huế trên các tuyến Hà Nội - Huế; Cần Thơ - TP.HCM - Huế; đường bộ xuyên Á gồm Hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị di sản văn hóa thế giới trong khu vực với ý tưởng “Một điểm đến 5 di sản thế giới; hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị di sản các kinh đô Việt Nam, trong đó Cố đô Huế là tiêu biểu, “Huế - với hành trình qua các kinh đô Việt”; hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị trên trục đường Hồ Chí Minh; hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị tuyến bay TP.HCM - Huế, Hà Nội - Huế, “Hà Nội - Huế - Sài Gòn - một điểm đến”…

Ẩm thực phương Nam trên phố đi bộ (24/06)

Vẫn những món ăn quen thuộc của đất phương Nam, giá cả dao động từ 10.000 - 60.000 đồng, người dân và du khách đến Huế sẵn sàng "móc hầu bao" để thưởng thức hương vị miền Nam ngay giữa lòng Cố đô. "Cháy" hàng nhất vẫn là món xôi chiên phồng, xôi dừa nướng, bánh khọt ... dân dã mà độc đáo. Những món nướng lu giá cả tuy có hơi cao, nhưng vẫn hút khách. Quầy bán các loại chè thưng, chè ba ba, chè bạch khúc ... là điểm dừng chân cuối cùng sau khi thực khách đã nếm qua các món ăn mang hơi đất miệt vườn, vị ngon sông rạch đặc trưng. Không chỉ rộn ràng một góc con phố, Tuần lễ ẩm thực phương Nam góp phần làm cho Huế "sáng đèn" và "thức khuya" hơn, mang lại "không gian đêm" cho du khách sau một ngày khám phá thành quách, đền đài, lăng tẩm.

Năm Du lịch quốc gia 2012: “Du lịch Di sản” (19/06)

Theo đó, trong khuôn khổ của năm du lịch quốc gia, sẽ có các hoạt động do Bộ VH,TT&DL chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành khác tổ chức tại Huế như: chương trình “Doanh nhân Việt Nam với văn hóa, di sản dân tộc lần thứ nhất” (dự kiến tổ chức vào ngày 12/2/2012); “Duyên dáng Việt Nam 2012” (24-25/3/2012)); “Liên hoan hợp xướng Quốc tế lần thứ II”, “Giải quốc tế Cờ vua Đông Nam Á”(6/2012), Giải quần vợt quốc tế U18,  “Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia”, …

Xúc tiến, quảng bá du lịch biển Thuận An (15/06)

Đầu mùa hè năm nay, lần đầu tiên, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai một số chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch tập trung cho điểm đến Thuận An. Theo đó, trung tâm đã phối hợp giới thiệu về Thuận An và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, như: Ana Mandara, Tam Giang Spa-Resort, Khu du lịch Mỹ An...qua kênh truyền hình, báo chí. Đặc biệt, Trung tâm tập trung triển khai chiến dịch quảng bá về Thuận An bằng cách gửi thư tiếp thị qua Internet (e-maketing) đến 50 triệu địa chỉ email trên toàn cầu trong tháng 4 và 5. Ông Phạm Tư Oanh, Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch cho biết, trong điều kiện kinh phí hạn chế như hiện nay, đây là một hình thức quảng bá khá hiệu qủa, đã từng được Trung tâm thử nghiệm trong chiến dịch quảng bá cho vịnh Lăng Cô cách đây hai năm. Theo kế hoạch, trong năm nay, sẽ tiếp tục tận dụng loại hình quảng bá này đối với Thuận An đến khoảng 100 triệu địa chỉ e-mail, gồm các đối tượng như doanh nghiệp du lịch, các hãng lữ hành và du khách tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ cùng các doanh nghiệp du lịch tại Thuận An tổ chức các chương trình hỗ trợ cho các công ty lữ hành để thúc đẩy khuyến khích việc đưa khách du lịch về tham quan, sử dụng các dịch vụ và tắm biển tại Thuận An.

Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” sẽ diễn ra trong hai ngày 9 và 10/7 (10/06)

Lễ hội năm nay còn được gắn kết với việc đánh giá kết quả hai năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, là một trong những hoạt động mở đầu và hướng tới Năm Du lịch quốc gia 2012 sẽ được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lễ hội là dịp để tỉnh thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, du lịch vùng đất Lăng Cô - Chân Mây. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực và thể thao đặc sắc nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, đồng thời khẳng định tiềm năng du lịch Lăng Cô. Năm 2009, Lăng Cô đã chính thức lọt vào danh sách các vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đây là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam, sau Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và biển Nha Trang (Khánh Hòa) được CLB Các vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays) vinh danh.

Vị thế của biển, đảo với phát triển kinh tế bền vững (07/06)

Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá tỉnh (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) với chức năng tham mưu cho tỉnh quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, đảo và đầm phá đã và đang xây dựng và triển khai một số dự án quan trọng, tăng cường năng lực quản lý vùng bờ biển, đảo, đầm phá. Ông Đặng Xuân Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá tỉnh cho biết, mặc dù mới được thành lập khoảng 8 tháng, nhưng được đánh giá là một trong 28 tỉnh, thành có biển đảo trong cả nước hoạt động mạnh trong lĩnh vực quản lý biển, đảo, đầm phá. Chi cục đang triển khai thực hiện dự án “Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025”. Đồng thời, chi cục đang hoàn thiện, đề xuất thực hiện dự án “Quy hoạch sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế”; dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp tài nguyên, môi trường biển tỉnh Thừa Thiên Huế” và đang lập Kế hoạch “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo và đầm phá tỉnh giai đoạn 2011-2015”.

Đến với Lăng Cô theo kiểu vua (03/06)

Đáng nói ở vị vua ham muốn “xê dịch” này là trong chuyến “tuần tỉnh quan phong” vào mùa hè 1916, vua Khải Định đã phát hiện ra điểm du lịch nghỉ mát Lăng Cô. Khi dừng lại đây, nhà vua nhận ra địa điểm nghỉ mát lý tưởng cũng như cảnh đẹp tự nhiên ở bốn bề xung quanh: Mũi Chân Mây, đèo Hải Vân, núi Phú Gia…Vua Khải Định đã có những ngày nghỉ cực kỳ thú vị. Trở về Hoàng cung, ông đã ban lệnh cho bộ Công đưa vật liệu về Lăng Cô xây dựng một “hành cung” để nhà vua cùng với hoàng gia nghỉ mát vào mùa hè, đặt tên là “Tình Viêm” (làm dịu sự nóng nực). Lại nữa, sau đó 3 năm, cũng trong một dịp dừng lại điểm du lịch và nghỉ mát này, nhà vua xúc động viết nên một bài văn có giá trị, được khắc ghi vào bia đá, nay vẫn còn lưu lại. Nằm giữa một nhánh rẽ của dãy Trường Sơn vươn ra biển với phía nam là đèo Hải Vân và phía bắc là đèo Phú Gia, vịnh biển Lăng Cô là một biểu tượng văn hoá- du lịch của Thừa Thiên Huế. Ở đây, núi chạy dài ra biển và viền dưới là dải cát dài trắng mịn tuyệt đẹp, gần như còn nguyên sơ. Trong bán kính khoảng 150 km, Lăng Cô là tâm điểm của một vùng tập trung 4 di sản thế giới: Quần thể di tích Cố đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, di sản thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng cùng nhiều danh thắng nổi tiếng của khu vực.Lăng Cô còn thu hút du khách bởi những sản phẩm du lịch ẩm thực tạo nên những món ăn ngon, mang đặc trưng giao hòa của khu vực miền Trung. Đây là vịnh thứ ba của Việt Nam sau vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang gia nhập CLB các vịnh đẹp thế giới.

Đêm Huế với du lịch & đô thị hóa (24/05)

Đêm Huế có một vị trí quan trọng trong tiến trình đô thị hoá và phát triển du lịch. Hình thành đêm Huế vừa có tính hiện đại trong phát triển đô thị vừa để khai thác đặc trưng đêm Huế như một sản phẩm du lịch, phục vụ phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn là vấn đề cần quan tâm, là giải pháp có tính lâu dài nhưng cấp bách. Các định mức cần phải có cho hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí thành phố phải được đáp ứng. Hay nói khác đi, quy hoạch chi tiết hệ thống chiếu sáng, điện trang trí thành phố cần phải quy hoạch nguồn vốn. Để đêm Huế có những sắc màu vừa đảm bảo văn minh, hiện đại của một đô thị, đồng thời hiệu quả trong việc khai thác các điểm tham quan, dịch vụ du lịch đêm Huế, cần thiết phải xây dựng một đồ án tổng thể về chỉnh trang, phát triển, tăng cường hệ thống chiếu sáng, điện trang trí thành phố. Qua đó, sẽ góp phần tôn vinh vẻ đẹp cho Huế, mặt khác tạo những điểm tham quan cho du khách, làm tiền đề cho sự phát triển các loại hình du lịch như phố đêm, phố hàng lưu niệm, phố ẩm thực...

Tuyển lưu sinh viên Lào đoạt Cup Huda (20/05)

Chiều qua (19/5), đội tuyển Lưu sinh viên Lào đã có một trận đấu chung kết rất hay trước Cao đẳng Đức Trí (Đà Nẵng) và giành chiến thắng 4-1 để đoạt ngôi vô địch Giải bóng đá sinh viên Cúp Huda lần thứ V - 2011 ngay lần đầu tham gia. Tham gia giải với tư cách là đội khách mời, tuyển Lưu sinh viên Lào được đặc cách vào thẳng vòng chung kết không phải thi đấu vòng loại. Kết thúc vòng bảng với vị trí nhì bảng B, tuyển Lưu sinh viên Lào gặp đội nhất bảng A là ĐH Y Dược Huế ở bán kết, và có chiến thắng 1-0 trong một trận bán kết kịch tính, hấp dẫn để giành quyền vào chơi trận chung kết.

Chương trình khuyến mại: “ Bật nắp Huda, khám phá niềm vui” (17/05)

Chào đón mùa hè sôi động, đầy hào hứng cùng các giải bóng đá Châu Âu đang đến hồi gay cấn nhất, quyết liệt nhất, từ ngày 15/05 đến 15/06/2011, Công ty TNHH Bia Huế trân trọng gửi đến quý khách hàng chương trình khuyến mại “ Bật nắp Huda, khám phá niềm vui ” với các giải thưởng trúng tiền mặt hấp dẫn gồm 05 giải trúng 5.000.000 đồng, 500 giải trúng 100.000 đồng, 2.500 giải trúng 50.000 đồng và hàng triệu chai bia Huda sảng khoái.

Có một Festival Phật đản ở Huế (17/05)

Với những cống hiến to lớn của đạo Phật cho hòa bình và gia tài văn hóa - tinh thần của nhân loại, Đại lễ Phật đản - lễ mừng Đức Phật ra đời được UNESCO chính thức công nhận là một trong những ngày lễ hội tôn giáo của thế giới. Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2008 (ngày Vesak Liên hiệp quốc) do Việt Nam đăng cai tổ chức đã diễn ra từ 13 đến 17/5/2008 tại Trung tâm hội nghị quốc gia – Hà Nội. Với chủ đề “Sự đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc năm 2008 tại Việt Nam với các nội dung thảo luận mang ý nghĩa an sinh của toàn nhân loại, như: Quan điểm Phật giáo về chiến tranh, xung đột và trị liệu; Đóng góp của Phật giáo với công bằng xã hội; Phật giáo nhập thế đồng hành với dân tộc và phát triển xã hội; Chăm sóc môi sinh: giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu; Các vấn đề về gia đình và giải pháp của Phật giáo; Giáo dục Phật giáo – kế thừa và phát triển; Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số... trên các phương diện nội dung: Tín ngưỡng, văn hóa, hành trì, du lịch tâm linh. Trong đó, về phương diện văn hóa đã có sự giao lưu, thể hiện khả năng tiếp biến văn hóa của Việt Nam với hơn 500 phái đoàn Phật giáo đến từ khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Khởi tranh vòng chung kết cúp bóng đá sinh viên 2011 (16/05)

Sau vòng bảng được khởi tranh từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 4 tại các tỉnh thành Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An với sự tham dự của 47 đội tuyển, 6 đội tuyển cùng với đội tuyển Lưu sinh viên Lào (đặc cách miễn thi đấu vòng loại) đã giành quyền vào vòng chung kết tổ chức tại Tp Huế. 7 đội được chia thành 2 bảng, bảng A gồm các đội ĐH Quảng Bình, ĐH Y Dược (ĐH Huế), Cao đẳng Đức Trí (Đà Nẵng), bảng B gồm các đội ĐH Vinh, ĐH Hà Tĩnh, Lưu sinh viên Lào, Khoa Giáo dục Thể chất (ĐH Huế), thi đấu vòng tròn chọn 2 đội đứng đầu mỗi bảng vào bán kết.

Hướng về Phật Đản, sen lại "nở" giữa dòng Hương (12/05)

Bảy đóa sen được sắp đặt theo một trục đường thẳng, xuôi theo dòng nước, ngay chính giữa dòng sông Hương đoạn ngang qua trước bến Phu Văn Lâu. Trong không gian yên tịnh của dòng Hương, bảy đóa sen lung linh tỏa sáng tạo cho Huế, cho dòng Hương Giang một chiều sâu không gian tâm linh thiêng liêng, mầu nhiệm, đem lại cho lòng người một cảm giác bình an, sâu lắng, làm vơi đi bao nỗi muộn phiền của cuộc sống mưu sinh hằng ngày.