Văn hoá xã hội

Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) (07/03)

Tham gia buổi gặp mặt, tọa đàm có hơn 80 nữ cán bộ công đoàn chủ chốt đến từ các Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ TP Huế. Tại buổi gặp mặt, tòa đàm, các nữ cán bộ công đoàn chủ chốt đã cùng nhau ôn lại truyền thống Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và nêu bật vai trò, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Dịp này, nữ cán bộ công đoàn chủ chốt cũng đã đóng góp những ý kiến tâm huyết, nhằm xây dựng tổ chức công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt vai trò, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công nhân viên chức – lao động.

36 đoàn nghệ thuật tham dự Festival Huế 2012 (05/03)

Festival Huế 2012 quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật cung đình Huế và đặc trưng của các vùng di sản văn hóa của đất nước; đồng thời là dịp gặp gỡ, giao lưu của các nền văn hóa đặc sắc của hàng chục quốc gia trên thế giới. Theo Ban tổ chức Festival Huế 2012, đến thời điểm đầu tháng 3/2012 đã có 36 đoàn nghệ thuật và nghệ sĩ tên tuổi của 26 quốc gia đến từ 5 châu lục đã chính thức đăng ký tham gia nới các chương trình nghệ thuật độc đáo đậm sắc thái văn hóa của mỗi quốc gia, vùng miền. Các lễ hội chính của Festival Huế 2012 gồm chương trình nghệ thuật đêm khai mạc, Đêm hoàng cung; Lễ Tế giao; Lễ hội áo dài; Sấn khấu hóa Thiên hạ thái bình; chương trình Đêm Phương đông; Lễ hội trống và nhạc cụ gỗ Âm vang hào khí Việt; chương trình những ngày phim lịch sử; các chương trình lễ hội đường phố; chương trình nghệ thuật đêm bế mạc... Ngoài ra, nhiều chương trình văn hóa cộng đồng, các hoạt động hưởng ứng sẽ được tổ chức rộng khắp, hứa hẹn một mùa lễ hội với nhiều đặc sắc, mới lạ và hấp dẫn ở Cố đô Huế đang chờ đón du khách.

Ngẩn ngơ sương Huế (02/03)

Những ngày đã qua, chẳng hiểu thế nào một Sông Hương mùa sương như thế đã trở thành nỗi ám ảnh êm đềm không chỉ là của riêng tôi thôi. Hóa ra Huế thành phố đâu chỉ của “ngày chưa tắt nắng trăng đã lên rồi”, đâu chỉ của những “chiều chậm đưa chân ngày, tiếng buồn vang trong mây”, mà còn là thành phố thật nên thơ từ màu sương như một thoáng trở lòng của đất trời lãng đãng không khí mơn man trong lành se lạnh. Một thời gian đắm đuối của sương Huế có thật với cái gì khang khác ở những buổi sáng mai sau thức dậy, chợt thức cả không gian đang bỏ ngỏ những khoảnh khắc xuân thì.

Hướng tới giải bóng đá sinh viên HUDA cup lần thứ VI – 2012: Nóng từ khâu chuẩn bị (29/02)

Đến hẹn lại lên, cứ vào tháng 3 – tháng 4 hàng năm, giải bóng đá sinh viên Huda Cup lại về với sinh viên các tỉnh miền Trung. Năm nay đã là năm thứ 6 công ty Bia Huế (Huda) tổ chức giải đấu bóng đá tranh Cúp Huda cho sinh viên các trường Đại học trong khu vực. Dù còn gần 1 tháng nữa các trận đấu vòng loại khu vực Đà Nẵng mới chính thức khởi tranh thế nhưng không khí háo hức đã lan tỏa khắp các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn …   1. Khởi đầu từ giải bóng đá sinh viên năm 2007 tranh Cúp Huda tại Huế, rồi lan rộng ra các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, qua từng năm với tên gọi “Giải bóng đá sinh viên tranh Cúp Huda”, Cúp bóng đá sinh viên này đã trở thành một sân chơi thật sự bổ ích cho sinh viên trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên. Với việc cam kết tài trợ lâu dài của công ty TNHH Bia Huế, Giải bóng đá sinh viên tranh Cúp Huda đã trở thành một giải đấu thường niên và là hoạt động thể thao thiết thực trong giáo dục toàn diện cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn các tỉnh thành miền Trung.

Gặp mặt các quan báo chí bảo trợ thông tin cho Festival Huế 2012 (29/02)

Tính đến thời điểm này, có 16 cơ quan thông tấn báo chí đồng ý bảo trợ thông tin cho Festival Huế 2012 (dự kiến sẽ còn tăng), trong đó, có nhiều cơ quan báo chí lần đầu tiên bảo trợ thông tin cho Festival Huế như: Đất Việt, Thanh Niên, Thông tấn xã Việt Nam… Đến thời điểm hiện tại, có 58 cơ quan báo chí, truyền hình trung ương và địa phương gửi danh sách hơn 300 phóng viên, biên tập viên đăng ký tác nghiệp tại Festival Huế 2012. Đáng chú ý, trong thời gian ngắn trở lại đây, nhiều cơ quan báo hình, báo viết và báo mạng đã dành nhiều thời lượng để tuyên truyền về Festival Huế và Năm Du lịch quốc gia 2012.

Thừa Thiên Huế xây dựng khu nghỉ dưỡng 600 tỷ đồng (22/02)

Theo đó, Vinconstec được xây dựng tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế do công ty cổ phần Xây dựng và phát triển công nghệ Việt Nam làm chủ đầu tư. Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng Vinconstec được xây dựng trên tổng diện tích hơn 72ha. Trong đó, các hạng mục cụ thể của dự án bao gồm gần 26ha xây dựng khu resort; 36ha cho cụm công trình công cộng, dịch vụ thương mại và 10ha còn lại được dành cho khu tái định cư và đất dự trữ phát triển. Vào giữa năm 2012 dự kiến khu nghỉ dưỡng này sẽ tiến hành khởi công xây dựng với 743 nhà lô phố, mỗi lô rộng 150m2; 91 căn nhà biện thự ven biển, diện tích từ 500 - 1.000m2; 53 căn nhà biệt thự ven phá diện tích 500 - 700m2. Bên cạnh đó, Vinconstec còn được xây dựng 4 tòa khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp, resort ven biển và khu tái định cư. Chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ mọi vấn đề mà UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt, đồng thời hoàn thành các cụm công trình đảm bảo đưa vào hoạt động vào năm 2017.

Hội Doanh nghiệp tỉnh TT. Huế với đề án "Chương trình đồng hành Festival Huế 2012" (22/02)

“Năm Du lịch Quốc gia Duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012” và “Festival Huế 2012” là những sự kiện Văn hóa, Du lịch có tầm vóc Quốc gia và Quốc tế được tổ chức tại Thành phố Huế, là niềm phấn khởi, tự hào đối với cán bộ, nhân dân tỉnh nhà, trong đó có Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

TT-Huế: Du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh (15/02)

Trong những năm qua du lịch TT-Huế đã có những bước phát triển tích cực tuy nhiên việc khai thác tài nguyên di sản phục vụ du lịch vẫn còn nhiều bất cập, chưa khai thác hết những lợi thế về tiềm năng vốn có, chưa thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với định hướng tập trung xây dựng TT-Huế xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của Việt Nam và trong một vài năm tới phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương với chiến lược phát triển của một thành phố sinh thái, thành phố di sản, văn hoá và thân thiện với môi trường, ngày 14/2/2012 tại thành phố Huế, UBND tỉnh TT-Huế, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức Hội thảo Du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh - Những thách thức mới cho phát triển du lịch tỉnh TT-Huế. Hội thảo có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ, Ngành, lãnh đạo tỉnh TT-Huế, các chuyên gia đến từ các cơ quan nghiên cứu Trung ương, Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, TT-Huế, các tỉnh thành trên toàn quốc; các chuyên gia hàng đầu của khu vực và thế giới đến từ Cộng hoà Liên bang Đức, Hoa Kỳ, Indonesia, Singapore, Srilanca, Nhật Bản, Hàn Quốc, ...

Du lịch và tính hợp tác (09/02)

Năm Du lịch Quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ Huế 2012 là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ sự liên kết du lịch giữa các địa phương. Với Thừa Thiên Huế, lãnh đạo tỉnh và ngành du lịch luôn đề cao tính liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố lớn, không chỉ là liên kết, hợp tác với các đơn vị trong nước mà cả nước ngoài. Điều này cho thấy, Thừa Thiên Huế coi trọng tính liên kết nhằm ngày càng khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn thế mạnh du lịch tiềm tàng, giàu bản sắc mà Thừa Thiên Huế đang có. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là địa phương có thế mạnh về sản phẩm du lịch di sản, sinh thái, văn hóa, lịch sử...

TT-Huế: Doanh thu từ vé tham quan di tích năm 2011 đạt trên 80 tỷ đồng (09/02)

Được biết trong năm 2011 vừa qua, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã đón 1.911.281 lượt khách tham quan. Trong số này có 883.218 lượt khách quốc tế. Bước vào năm 2012, Trung tâm BTDTCĐ Huế đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trên nhiều lĩnh vực nhằm làm tốt công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp di tích; tiếp tục nghiên cứu và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội để chuẩn bị cho Festival Huế 2012; tiếp tục triển khai sưu tầm tư liệu sắc phong triều Nguyễn trên địa bàn tỉnh TT-Huế (giai đoạn IV), lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Di sản "Ký ức cho các công trình định dạng văn tự trên di tích" (giai đoạn I), ...

Hội chợ Thương mại Quốc tế Festival Huế 2012 sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 13/4 (08/02)

Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 13/4 tại Trung tâm thi đấu thể dục thể thao tỉnh, 97 Bà Triệu, TP Huế. Hội chợ là hoạt động thuộc Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Về lại Thuận An (06/02)

Dân Thuận An chủ yếu là ngư dân cho nên cứ ba năm một lần mở hội cầu ngư. Sắp đến ngày hội, dọc đường ngang dọc trên phá Tam Giang đều được cắm cờ phướn báo cho ngư dân sẵn sàng về dự lễ hội. Ngày hội thì khỏi phải nói, ngư dân các nơi đổ về nườm nượp, cờ xí ngợp trời. Khói hương nghi ngút. Ai cũng lên thắp một nén hương xin được thủy thần phù hộ, che chở. Thủy thần Thuận An được dân yêu quý đến nỗi, mỗi cặp trai gái lấy nhau, ngày thành hôn, cả chàng trai và cô gái đều ở trần nhảy xuống phá Tam Giang trình với thủy thần và xin thủy thần chứng giám, gắn họ lại với nhau. Đến khi có con, đúng ngày tuổi tôi, người cha cởi áo quần con, vất con xuống phá, xin thủy thần cưu mang.

Ban tổ chức Festival: Họp rà soát tình hình triển khai Festival Huế 2012 (06/02)

Ban tổ chức Festival Huế 2012 tổ chức cuộc họp nhằm rà soát tình hình triển khai các hoạt động chuẩn bị Festival Huế 2012. Đồng chí Ngô Hoà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2012 chủ trì cuộc họp.

Xuân Nhâm Thìn, "đội mưa" khai hội đền Huyền Trân (01/02)

Sáng 31/1/2012 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Nhâm Thìn), lễ hội đền Huyền Trân năm 2012 đã chính thức khai hội với sự tham dự của đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố, các ban ngành địa phương và hàng trăm khách thập phương đến chiêm bái, dâng lễ. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, du khách đến viếng đền trong ngày khai hội không đông bằng mọi năm, nhưng không vì thế mà lễ hội thiếu đi sự linh nghiêm, trang trọng. Từ năm 2008, Lễ hội đền Huyền Trân trở thành hoạt động thường niên nhằm tri ân công lao của các bậc tiền nhân trong việc mở mang bờ cõi đất nước, khai sinh ra mảnh đất Thuận Hóa - TT- Huế.

Những cổ vật của Huế được đề nghị công nhận là “Bảo vật quốc gia” (30/01)

Gồm: Cửu đỉnh, Cửu vị thần công và Đại hồng chung của chùa Thiên Mụ. Đợt này, đã có 21 đơn vị bảo tàng trên khắp mọi miền đất nước gửi 185 bộ hồ sơ hiện vật gửi về đăng ký công nhận. Việc các hồ sơ đã được Hội đồng Giám định cổ vật (Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch) xem xét và thông qua để tiếp tục hoàn tất những thủ tục sau cùng hết sức có ý nghĩa. Được công nhận “Bảo vật quốc gia” là sự khẳng định giá trị to lớn của những cổ vật tinh hoa của Cố đô Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung. Qua đó, tiếp tục huy động sự tham gia của toàn xã hội trong công tác bảo vệ, gìn giữ cho muôn đời sau, cũng như thu hút du khách khắp mọi miền một cách thoả đáng.

Gần 30.000 khách quốc tế đến Huế trong dịp Tết (30/01)

Trong những ngày Tết Nhâm Thìn (từ 21/1 đến 28/1 (tức từ 28 tháng Chạp đến mồng 6 Tết Âm lịch), đã có trên 51.000 lượt khách du lịch đến tham quan hệ thống di tích Cố đô Huế (tăng 40% so với những ngày Tết Tân Mão 2011), trong đó có gần 30.000 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt trên 23 tỷ đồng.

Thừa Thiên Huế: Lễ hội Huyền Trân sắp sửa khai màn (30/01)

Lễ hội Đền Huyền Trân sẽ là hoạt động mở đầu cho các chương trình lễ hội trong Năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung Bộ - Huế 2012. Lần thứ 5 tổ chức lễ hội, Ban tổ chức, Ban điều hành, Cty cổ phần Đầu tư văn hoá du lịch Đất Việt có chương trình phong phú với các hoạt động dâng hương chiêm bái, nguyện cầu quốc thái dân an, văn hoá, nghệ thuật…diễn ra suốt từ ngày Mồng 8 đến Rằm tháng Giêng âm lịch. Sẽ có 3 hoạt động lễ hội chính được Ban điều hành phối hợp tổ chức, đó là Đại lễ cầu nguyện Quốc thái dân an vào ngày mồng 8 tháng Giêng với nghi lễ truyền thống của Phật giáo Việt Nam, nguỵên cầu thế giới hoà bình, nhân loại hạnh phúc. Lễ hội đền Huyền Trân sẽ chính thức vào ngày Mồng 9 tháng Giêng với các hoạt động phong phú và Lễ hội Tết Nguyên tiêu với chương trình biểu diễn thơ Thiền của thời Trần và Ngày thơ Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Đông, Giám đốc Cty cổ phần Đầu tư Văn hoá Du lịch Đất Việt cho biết, nhằm tạo sự ấn tượng tốt đẹp mở đầu cho cuỗi các hoạt động lễ hội trong năm du lịch quốc gia của TTHuế, hịên nay mọi công tác chuẩn bị đang tích cực triển khai.

Mai vàng xứ Huế - Giấc mơ còn để ngỏ (20/01)

Đành rằng với mai kiểng, tiêu chí cứ phải “nhất đế, nhì thân, tam tầng, tứ giống”. Đế - gốc - càng lão thì càng giá trị, nhưng thân mà trụi lủi (không có nhánh) thì cũng vứt. Kế đến là tầng, cũng như rồng, như hổ, phải nhiều vây nhiều vuốt mới tỏ được cái uy, cái đẹp đặc trưng của mình. Ba yếu tố trên hội đủ vẫn chưa thể đánh giá được một gốc mai đạt chuẩn nếu như giống mai đó không phải là hoàng mai “F1”, nghĩa là phải mai vàng mà là mai vàng xứ Huế. Mà cái giống hoàng mai cũng lạ, đã đỏng đảnh, khó trồng lại còn khó uốn cành do độ dẻo của cành kém hơn hồng diệp mai. Cũng vì lẽ đó, một khi tạo ra những thế mai được xem là “mô phạm” như long giáng, long vân, tứ diện, hổ phụ sinh hổ tử, long mẫu xuất long nhi... thì giá trị của hoàng mai càng cao ngất ngưỡng.

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện thăm, tặng quà và chúc Tết một số cá nhân, đơn vị (20/01)

Tại Công an tỉnh, Công an TP Huế và Bộ CHQS tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Ngọc Thiện đã tặng quà và thăm hỏi việc chăm lo đời sống cho cán bộ, chiến sĩ và công tác triển khai đảm bảo an ninh trật tự nhân dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, biểu dương những cố gắng, nỗ lực của LLVT tỉnh trong năm qua đã phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần to lớn vào thành tích đáng tự hào của đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Bí thư Tỉnh uỷ hết sức lưu ý, trước mắt, các lực lượng tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tết Nguyên đán để nhân dân vui Tết đón Xuân. Đặc biệt, phải làm tốt việc quản lý, chỉ lệnh cán bộ, chiến sĩ trong toàn LLVT tỉnh thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông.

Người dân háo hức đón dòng kiều hối để sắm Tết (20/01)

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Western Union khu vực châu Á-Thái Bình Dương công bố cuối tháng 11 vừa qua cũng cho thấy, với khoảng 4 triệu kiều bào đang sinh sống, học tập và lao động tại 101 quốc gia, trong đó khoảng 400.000 là lao động xuất khẩu, Việt Nam đã lọt vào tốp 10 các nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới.