Tin tức

Hội nghị chuyên đề về Quy chế thực hiện dân chủ ở Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (27/12)

Ngày 28 tháng 7 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 87/2007/ND-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở Công ty Cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn nhằm phát huy dân chủ của người lao động trong các doanh nghiệp, quy định những vấn đề người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động; nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, xã hội của công ty hoạt động có hiệu quả, góp phần thiết lập mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

 

Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Tư pháp triển khai hội nghị về hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp hội viên (26/12)

Thực hiện kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 08/5/2010 về thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và kế hoạch số 22 KH-UBND ngày 22/4/2010 về việc thực hiện đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước’’ và công số 812/STP ngày 8 tháng 12 năm 2010 của Sở Tư Pháp về tổ chức tập huấn giới thiệu các văn bản pháp luật cho cán bộ phụ trách pháp chế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thị trường khát vốn (26/12)

Trong báo cáo về phân tích số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 phục vụ hoạch định chính sách phát triển lĩnh vực nhà ở và một số lĩnh vực trình gửi Thủ tướng, Bộ Xây dựng dự báo nhu cầu về nhà ở và vốn đầu tư để phát triển nhà ở đến năm 2015, như sau: Dân số sẽ ước đạt 91,5 triệu người, do đó diện tích nhà ở cần đáp ứng cho cả thành thị và nông thôn sẽ vào khoảng 1.966,6 triệu m2 (bình quân 21,5 m2 sàn xây dựng/người). Để đáp ứng được việc này, nhu cầu vốn đầu tư vào nhà ở sẽ vào khoảng 2.205.000 tỉ đồng (tương đương 100 tỉ USD), mỗi năm cần thu hút khoảng 20 tỉ USD vốn đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước giải trình về lãi suất (26/12)

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động VND có chênh lệch mức dương thấp so với lạm phát, kém hấp dẫn so với lãi suất USD và có nhiều nhân tố gây sức ép tăng: lãi suất thực dương hiện nay khoảng 1,47%/năm, thấp hơn các năm gần đây (2009 1,91%/năm; 2006 là 2,23%/năm). Tháng 11 và 12 cung vốn giảm do tốc độ tăng tín dụng lớn hơn huy động vốn, quan hệ giữa lãi suất VND - tốc độ tăng của tỷ giá - lãi suất USD có chênh lệch âm (- 2,38%), khác với các năm gần đây (2005: 3,79%/năm; 2006: 2,87%/năm; 2007 là 4,06%/năm): Thanh khoản trên thị trường nội tệ liên ngân hàng không dồi dào, lãi suất vẫn có sức ép tăng; các ngân hàng thương mại có nhu cầu lớn huy động vốn dài hạn nhưng thị trường tiền tệ chưa ổn định, người gửi tiền ít gửi kỳ hạn dài (trên 3 tháng) làm cho các tổ chức tín dụng phải ấn định lãi suất huy động ở mức cao để tăng khả năng huy động vốn.

Thừa Thiên Huế: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.057 tỷ đồng (23/12)

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 7.075 tỷ đồng, tăng 25,5% so với năm 2009. Trong đó doanh nghiệp nhà nước Trung ương trên 894 tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước địa phương 240 tỷ đồng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3.686 tỷ đồng, công nghiệp ngoài nhà nước 2.258 tỷ đồng . Hầu hết các sản phẩm chủ lực của địa phương tăng khá: xi măng, bia Huda, men Frit, quần áo may mặc, sợi các loại, tinh bột sắn, điện sản xuất, hàng thuỷ sản ướp đông, dăm gỗ …. Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt tăng trưởng khá, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp toàn tỉnh chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh. Đây là 02 khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh năng động, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư. …

Danh sách Doanh nghiệp Hội viên ủng hộ đồng bào Miền Trung lũ lụt (22/12)

Những mất mát về vật chất có thể sẽ dần dần được hàn gắn nhưng những mất mát về con người chắc chẳng bao giờ có thể lấy lại được. Những người không may mắn đã phải bỏ mạng sống của mình trước đợt lũ lịch sử vừa qua thực sự là một mất mát to lớn không bao giờ có thể quên được. Những người may mắn thoát khỏi những con lũ, những trận cuồng phong vừa qua thì cũng trong cảnh trắng tay, nhà tan cửa nát. Để chia sẽ bớt những mất mát mà đồng bào Miền Trung đã gánh chịu và phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm là rách và lá rách ít đùm lá rách nhiều.

Hội doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức 2 lớp đào tạo kỹ năng quản lý bán hàng cho 142 Đại lý Công ty TNHH Bia Huế (22/12)

Mỗi công ty được thành lập đều có những sản phẩm và dịch vụ cần giới thiệu tới nhiều khách hàng. Việc dùng những kỹ năng như thế nào để chào hàng một cách hiệu quả nhất, đó chính là sự sống còn của công ty.

Bỏ phí xăng dầu để áp thuế bảo vệ môi trường (22/12)

Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường vừa được Văn phòng Chủ tịch nước công bố, sẽ có 8 nhóm hàng hóa bị áp thuế. Xăng dầu đứng đầu danh sách đối tượng chịu thuế, nhưng sẽ được “gỡ” các khoản phí khi luật này được thực thi. 8 nhóm hàng hóa sẽ bị đánh thuế bảo vệ môi trường gồm xăng dầu, than đá, dung dịch HCFC, túi nilon, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng. Các sản phẩm được lựa chọn đưa vào đối được chịu thuế là sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử dụng sẽ gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người . Những hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không được sử dụng ở Việt Nam sẽ “thoát” thuế bảo vệ môi trường.

Mỗi tháng đóng 2 % lương vào quỹ tiết kiệm nhà ở? (22/12)

Quỹ tiết kiệm nhà ở được xây dựng như hình thức bảo hiểm xã hội và mức đóng góp dự kiến khoảng 2% lương/người/tháng. Quỹ này sẽ cho người dân vay tiền mua nhà ở với lãi suất thấp (đối tượng được vay sẽ có quy định rõ ràng); đồng thời ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia chương trình phát triển nhà ở vay vốn triển khai dự án. Theo tính toán của bộ Xây dựng, nếu duy trì theo hình thức như bảo hiểm xã hội thì có khoảng 9 triệu người tham gia quỹ tiết kiệm nhà ở và hàng năm sẽ dành được khoảng 10.000 tỷ đồng cho việc cải thiện chỗ ở cũng như đầu tư xây mới.

Thắt chặt tiền tệ có ổn định vĩ mô? (21/12)

Trong khi phần lớn các quan điểm thông thường đều cho rằng giải pháp để kiềm chế lạm phát là thắt chặt tiền tệ (có thể hiểu là làm tăng lãi suất), thì chúng tôi cho rằng mục tiêu cần thiết phải là giảm mặt bằng lãi suất. Lãi suất cao để chống lạm phát cao thực chất là chính sách thể hiện quan điểm của những người theo mô hình kinh điển trong kinh tế học vĩ mô IS-LM (viết tắt của Investment/Saving - Liquidity preference/Money supply, tức Đầu tư/Tiết kiệm - Nhu cầu thanh toán/Tiền cung cấp ưu đãi). Mặc dù quan điểm này là phổ biến, nhưng nó cũng phải được đặt trong các bối cảnh cụ thể. Việc mặt bằng lãi suất cao hay thấp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của chính sách nêu trên.

Thừa Thiên Huế: tiếp tục xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa (21/12)

Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) của tỉnh TT-Huế (theo giá cố định năm 1994) ước đạt 7.075,9 tỷ đồng, bằng 104,1% kế hoạch năm, tăng 25,5% so với năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước Trung ương 894,6 tỷ đồng, tăng 9,9%; doanh nghiệp nhà nước địa phương 240,9 tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3.686,7 tỷ đồng, tăng 35,7%; công nghiệp ngoài nhà nước 2.253,8 tỷ đồng, tăng 23,6% so với năm 2009. Để đạt được các mục tiêu trên, Sở Công thương TT-Huế đã đề ra một số giải pháp thực hiện, trong đó có việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường nội địa; thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống; tiếp tục triển khai các biện pháp bình ổn thị trường, ...

Hội Doanh nghiệp tỉnh: Tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ chủ chốt VNPT TT- Huế (21/12)

Mục đích của đợt tập huấn nhằm hệ thống hóa toàn bộ các quy định của pháp luật lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử lao động và người lao động. Trên cơ sở nắm vững những sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung ..., doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện các chính sách cho công nhân theo quy định mới của Bộ Luật Lao động, qua đó xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại doanh nghiệp, vì lợi ích của doanh nghiệp và người lao động.

Sở Công Thương triển khai kế hoạch năm 2011 (21/12)

Năm 2010 lĩnh vực Công nghịêp – Thương mại Thừa Thiên Huế phục hồi và phát triển, nhiều doanh nghiệp có sự khởi sắc và đạt mức tăng trưởng cao. Trong đó lĩnh vực công nghịêp giá trị sản xuất tăng trưởng cao, đạt 104% kế hoạch năm và tăng 25% so với năm 2009. Một số sản phẩm chủ lực tiếp tục giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế của tỉnh như bia, xi măng, vật liệu xây dựng, dệt may, dăm gỗ…Bên cạnh đó các dự án đầu tư công nghịêp tiếp tục được đẩy mạnh như địên nông thôn, thuỷ điện; đồng thời các khu công nghịêp, cụm công nghịêp và cụm làng nghề tiếp tục được đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án mới.

Bất chấp bình ổn, giá cả vẫn tăng (21/12)

150 Ngay trong những ngày cuối tuần qua, giá nhiều mặt hàng rau củ quả và thực phẩm ở hầu hết các địa phương tiếp tục tăng. Tại Hà Nội, giá hầu hết các loại rau đều tăng từ 1.000-3.000 đồng/củ hoặc mớ. Một mớ rau cải cúc đã lên mức 4.000-5.000 đồng; rau muống lên 7.000 đồng/mớ. Su hào, cải bắp đều đạt mức 4.000-6.000 đồng/củ và 10.000-12.000 đồng/kg. Giá thực phẩm như thịt lợn cũng tăng như thịt thăn lợn 10.000 đồng/0,1kg, thịt thăn bò 16.000-17.000 đồng/0,1kg. Nguyên nhân được các tiểu thương cho biết là do thời tiết chuyển lạnh, lượng hàng tại các chợ đầu mối khan hiếm khiến giá cả các mặt hàng tiếp tục tăng.

Không tăng giá xăng dầu đến hết tháng 1/2011 (20/12)

Từ nay đến hết tháng 1/2011 nguồn cung xăng dầu ra thị trường đã được đảm bảo, nên việc tăng giá sẽ không xảy ra. Vì vậy, nếu có hiện tượng cây xăng nào dừng bán, vi phạm quy định sẽ bị xử lý nghiêm và có thể sử dụng biện pháp cao nhất là rút giấy phép vĩnh viễn đối với cây xăng đó. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, trong buổi làm việc với các doanh nghiệp (DN) đầu mối kinh doanh xăng dầu bàn biện pháp bảo đảm cung cầu, ổn định giá bán xăng dầu từ nay đến hết Tết Nguyên Đán và quý 1/2011, vừa diễn ra tại Hà Nội.

Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế (GTH) được chào bán 348.000 cổ phiếu ra công chúng (20/12)

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế. Theo đó, Xây dựng Giao thông Thừa Thiên Huế (GTH) được chào bán 348.000 cổ phiếu ra công chúng, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó: 253.400 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và 94.600 cổ phiếu chào bán cho cán bộ quản lý và người lao động. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 3,48 tỷ đồng. Tổ chức tư vấn phát hành là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Ra mắt Công ty Cổ phần Xăng dầu dầu khí Thừa Thiên Huế (20/12)

- Chiều 18-12, tại Huế, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oi VN) tổ chức trọng thể Lễ ra mắt Công ty CP Xăng dầu dầu khí Thừa Thiên Huế (PV Oi Thừa Thiên Huế) và gặp mặt khách hàng năm 2010. Đến dự, có ông Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban ngành chức năng của tỉnh; đại diện lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí VN, PV Oi VN, các khách hàng của đơn vị...

Thừa Thiên Huế: đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (20/12)

Triển khai thực hiện Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30) tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.Xoá bỏ về cơ bản các TTHC mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; Cơ chế “hành chính bao cấp”, “xin-cho” được thay thế bằng cơ chế “phục vụ” (kết quả thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC của toàn tỉnh đạt 76,3%). Theo đánh giá của Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương làm tốt công tác rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính.Đã chuẩn hóa, thống nhất và Ban hành Bộ danh mục TTHC áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh; đây là cơ sở để các cơ quan, địa phương tổ chức triển khai thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”. Các bộ danh mục TTHC đã được đăng tải lên cổng thông tin điện tử với 1.623 dịch vụ mức độ 1, 1230 dịch vụ mức độ 2, 08 dịch vụ mức độ 3. Điều này đã tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp nắm vững và kiểm soát được số lượng TTHC hiện có đang áp dụng tại cơ quan, đơn vị mình; khắc phục tình trạng tùy tiện, thiếu thống nhất về nội dung và số lượng thủ tục hành chính giữa các huyện, các xã. Đồng thời, việc công bố các bộ TTHC còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân và doanh nghiệp tham gia giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, đất đai và môi trường tại Chân Mây – Lăng Cô (16/12)

Ngày 13/12, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 42/CT-UBND yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, Chủ tịch UBND các xã: Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô thực hiện tăng cường công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, đất đai và môi trường trên địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 24/3/2010 của UBND tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Phú Lộc kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp: Xây dựng mới nhà ở và các công trình khác không có giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng tạm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, trong khu vực được UBND tỉnh cho phép xây dựng tạm, cải tạo, chỉnh trang nhà ở; Xây dựng không tuân thủ quy hoạch, không tuân thủ theo hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng; Xây dựng nhà vi phạm hành lang an toàn của Quốc lộ 1A, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ; Xả rác thải, nước thải và các hoạt động khác gây ô nhiễm môi trường không đúng nơi quy định; Khai thác tài nguyên, vật liệu xây dựng trái phép;

Thừa Thiên Huế: Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước đạt trên 6.000 tỷ đồng vào năm 2015 (15/12)

Sau khi phân tích, tính toán, đánh giá kết quả thu NSNN từ năm 2006-2010, tỉnh ta đều có mức tăng thu bình quân hàng năm khá và ổn định trên 20%; nếu năm 2006 thu ngân sách tỉnh đạt 1.294 tỷ đồng thì đến năm 2010 dự ước thu đạt 3.010 tỷ đồng (tăng hơn 2,3 lần). Chính vì vậy, chúng ta xây dựng chỉ tiêu đến năm 2015 thu NSNN đạt khoảng 6000-6.500 tỷ đồng. Chỉ tiêu này là mức tăng thu ngân sách cần thiết để có nguồn chi đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, tiến đến tỉnh có thể tự cân đối thu chi ngân sách địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện thắng lợi chỉ tiêu này là rất khó khăn mà ngay từ bây giờ chúng ta cần xác định là phải dốc toàn bộ sức lực để thực hiện. Với tư cách là người chịu trách nhiệm về công tác tham mưu UBND tỉnh về thu, chi tài chính, tôi mạnh dạn nêu lên một số giải pháp như sau:
Một là, tập trung nhóm giải pháp về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tăng nguồn thu NSNN từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển sản xuất kinh doanh là cái gốc, là nền tảng của tăng trưởng kinh tế và là cơ sở quan trọng nhất để tăng thu NSNN theo hướng phát triển bền vững. Vì vậy, điều mà chúng ta có trách nhiệm phải làm là hình thành một môi trường kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp được tôn vinh thông qua những chính sách, những hành động và những giải pháp tài chính thúc đẩy, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng về vốn, lao động, công nghệ, thị trường...