Tin tức

Thủy Biều hút dự án du lịch (06/07)

Nhắc đến địa danh Thủy Biều, nhiều người nói ngay rằng, đó là vùng đất học (dân gian có câu: ruộng Đồng Di, thi Nguyệt Biều) và xứ sản sinh ra trái cây đặc sản thanh trà nổi tiếng bao đời. Nhưng không chỉ có vậy, Thủy Biều còn nổi tiếng bởi ở đây đang lưu giữ khá nhiều di tích lịch sử như điện Voi Ré, Hổ Quyền, Thành Lồi, đồi Vọng Cảnh,… và một hệ thống các nhà rường cổ, đình, miếu mang đậm tính chất của Huế. Hơn nữa, Thủy Biều rất gần với trung tâm thành phố (cách Huế 7km), nằm bên cạnh sông Hương nên rất thuận lợi trong việc giao thông đi lại cả về đường bộ lẫn đường sông.

8 luật sẽ có hiệu lực thi hành từ tháng 7 năm 2011 (03/07)

Luật Tố tụng hành chính gồm 18 chương và 265 Điều, quy định nhiều nội dung mới cũng như bãi bỏ nhiều nội dung quan trọng trong Pháp lệnh, theo hướng mở rộng quyền dân chủ của công dân khi khởi kiện vụ án hành chính. Điểm mới đáng lưu ý nhất trong Luật Tố tụng hành chính mới là về quyền khởi kiện vụ án hành chính. Theo đó, các cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án (mà không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện ra Tòa án như quy định của Pháp lệnh trước kia). Trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết, hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Duy trì tốc độ tăng trưởng khá (03/07)

Từ đầu năm đến nay, lãi suất ngân hành tăng cao khiến một số doanh nghiệp có những khó khăn nhất định, nhất là những dự án đầu tư mới. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp tháng 5 tiếp tục duy trì và có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đã nỗ lực khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất. Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 đạt 675 tỷ đồng, tăng 12,5% so với tháng trước, nâng tổng giá trị sản xuất 5 tháng đầu năm ước đạt 2.885,8 tỷ đồng, tăng 9,57% so cùng kỳ. Một số sản phẩm tăng khá: men Frit 15.165 tấn, tăng 2,2 lần; tinh bột sắn 3.972 tấn, tăng 37,5%; quần áo lót 67 triệu cái, tăng 2,7 lần; sợi các loại 11.425 tấn, tăng 9,2%; dăm gỗ nguyên liệu giấy 166,9 ngàn tấn, tăng 47,7%; nước máy thương phẩm 13.605 ngàn m3, tăng 13,7%; điện sản xuất 125,3 triệu kwh, tăng 70,9%... Đặc biệt, ngành công nghiệp dệt may của tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ trước “sóng gió” của lãi vay (27/06)

Hợp tác xã Khai thác đá Xuân Long (thành phố Huế) chuyên hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác chế biến đá xây dựng và vận tải đất đá công trình. Cũng như bao doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, ngân hàng chính là bà đỡ của hợp tác xã này trong lĩnh vực tài chính. Nhưng trong bối cảnh lãi suất tăng cao như hiện nay, sự song hành trên đã không còn là niềm vui, mà trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp. Với tổng vốn vay trên 30 tỷ đồng, cả vốn trung hạn, ngắn hạn... đều bị ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất, thì bình quân mỗi tháng HTX Xuân Long phải trả lãi ngân hàng trên 500 triệu đồng, bình quân mỗi ngày phải làm ra để trả nợ 17 triệu đồng. Đây quả là một con số không nhỏ đối với qui mô của 1 HTX như Xuân Long.

Năm Du lịch Quốc gia 2012 sẽ khai thác thế mạnh về di sản của Thừa Thiên-Huế (27/06)

Về định hướng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 2011-2020, các dòng sản phẩm Thừa Thiên Huế xác định tập trung ưu tiên phát triển trong thời gian tới là dòng sản phẩm tour có sức thu hút cao nguồn khách đến Việt Nam về Thừa Thiên Huế trên các tuyến Hà Nội - Huế; Cần Thơ - TP.HCM - Huế; đường bộ xuyên Á gồm Hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị di sản văn hóa thế giới trong khu vực với ý tưởng “Một điểm đến 5 di sản thế giới; hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị di sản các kinh đô Việt Nam, trong đó Cố đô Huế là tiêu biểu, “Huế - với hành trình qua các kinh đô Việt”; hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị trên trục đường Hồ Chí Minh; hệ thống sản phẩm dựa trên việc khai thác tiềm năng, giá trị tuyến bay TP.HCM - Huế, Hà Nội - Huế, “Hà Nội - Huế - Sài Gòn - một điểm đến”…

Ẩm thực phương Nam trên phố đi bộ (24/06)

Vẫn những món ăn quen thuộc của đất phương Nam, giá cả dao động từ 10.000 - 60.000 đồng, người dân và du khách đến Huế sẵn sàng "móc hầu bao" để thưởng thức hương vị miền Nam ngay giữa lòng Cố đô. "Cháy" hàng nhất vẫn là món xôi chiên phồng, xôi dừa nướng, bánh khọt ... dân dã mà độc đáo. Những món nướng lu giá cả tuy có hơi cao, nhưng vẫn hút khách. Quầy bán các loại chè thưng, chè ba ba, chè bạch khúc ... là điểm dừng chân cuối cùng sau khi thực khách đã nếm qua các món ăn mang hơi đất miệt vườn, vị ngon sông rạch đặc trưng. Không chỉ rộn ràng một góc con phố, Tuần lễ ẩm thực phương Nam góp phần làm cho Huế "sáng đèn" và "thức khuya" hơn, mang lại "không gian đêm" cho du khách sau một ngày khám phá thành quách, đền đài, lăng tẩm.

Giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất (24/06)

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do ở một số nơi không có quỹ đất dự phòng, trong khi sự chuyển dịch lao động sang ngành nghề khác diễn ra rất chậm. Vì vậy, xảy ra tình trạng một bộ phận người dân ở các phường ven thành phố thiếu đất sản xuất. Tình trạng lao động không có việc làm do bị thu hồi đất và thiếu nghề phụ đang tăng cao. Việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho con em hộ nông dân bị thu hồi đất và tạo việc làm cho họ chưa đáp ứng được yêu cầu; sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, ngành nghề và cơ cấu lao động ở nông thôn tương đối chậm. Trước thực trạng này, tỉnh và thành phố đã tạo điều kiện cho người dân vay vốn chương trình 120 để sản xuất kinh doanh, như: trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh, rau sạch và làm dịch vụ. Nhằm giúp người dân, nhất là các địa phương vùng ven nắm bắt các chủ trương mới về chinh sách đào tạo nghề, từ đầu năm đến nay thành phố đã tổ chức 3 lớp tập huấn về những ưu tiên cho thanh niên nông thôn trong quá trình đào tạo nghề theo tinh thần quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ tại các phường Thủy Xuân, Phú Hậu và Hương Sơ. Một bộ phận khác còn được đăng ký học nghề miễn phí nhằm giúp họ chuyển đổi ngành nghề hoặc xin vào làm tại cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở trong và ngoài tỉnh.

Lãi suất căng do tiền không quay lại ngân hàng (21/06)

Theo số liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu công bố, tính đến ngày 23/5, huy động vốn VND giảm 2,75% so với cuối năm 2010. Vốn huy động VND của

Lợi ích đã thấy, nhưng thực hiện chưa đồng loạt (21/06)

Ông Đinh Văn Phúc, phụ trách bộ phận ấn chỉ thuộc Cục Thuế Thừa Thiên Huế cho hay: Đến nay, mới có khoảng 1.660/3.000 DN đang hoạt động, sử dụng hóa đơn đặt in và tự in; trong đó DN sử dụng hóa đơn tự in vẫn chiếm rất ít. Hơn 40% số DN còn lại vẫn đang phải mua hóa đơn từ cơ quan thuế theo những cách thức, thủ tục, quy định trước đây. Trong khi cơ quan thuế xác định, chỉ tiếp tục bán hóa đơn trong năm 2011 cho DN siêu nhỏ, DN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì số lượng DN chưa thể tự in hóa đơn hiện nay tập trung ở địa bàn thành phố, thị xã-những nơi có điều kiện vẫn còn nhiều. Tìm hiểu qua một số DN trên địa bàn được biết, có nhiều nguyên nhân làm chậm tiến độ tự in hóa đơn của DN, như vướng mắc về quá trình quản lý và sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP; có DN chưa muốn in vì giá cao hay chưa lựa chọn được phần mềm tin cậy, phù hợp... song nguyên nhân chính lại được xem là xuất phát từ chính các DN. Ông Hồ Văn Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh An-một trong những DN chưa tự in hóa đơn cho biết: Nhiều DN nhận thức được những lợi ích của việc triển khai hóa đơn tự in, kể cả hóa đơn điện tử, nhưng còn lúng túng, chưa mạnh dạn quyết định lựa chọn tự in hay đặt in; thậm chí một số DN khác vẫn còn nhầm lẫn hóa đơn đặt in là đã tự in.

Thép “loạn giá”... bất cập từ hệ thống phân phối (21/06)

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cũng cho rằng, hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, kể cả các doanh nghiệp tư nhân không có hệ thống tiêu thụ trực tiếp mà bán hàng thông qua các công ty cấp một, nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất chỉ biết sản xuất, chưa chịu trách nhiệm đến cùng giá sản phẩm của mình. Khi hàng ra khỏi cổng nhà máy, thép đã được bán với một giá khác, sau đó tiếp tục qua đại lý các cấp khác nhau. Như vậy, giá bị tăng lên do mỗi trung gian đẩy một ít để kiếm lợi nhuận. Ngoài ra, tâm lý nhiều nhà sản xuất cũng không muốn bán trực tiếp đến người tiêu dùng, nhất là đối với các doanh nghiệp tiêu thụ thép lớn, vì không thể thu hồi vốn ngay được. Ngược lại, người tiêu dùng cũng không muốn mua trực tiếp từ các nhà sản xuất, vì không gửi được giá (không được hưởng phần trăm chênh lệch), trong khi đó khi mua ở các đại lý bên ngoài sẽ gửi được giá và có thể bù đắp vào các khoản chi phí khác.

Lạm phát sẽ giảm xuống 15% vào quý IV (19/06)

Dựa trên biến động của bốn biến số là: tỉ giá danh nghĩa, dự trữ ngoại hối, tốc độ lạm phát và lãi suất danh nghĩa, báo cáo đã cho thấy mức độ mất ổn định kinh tế vĩ mô hiện nay đã đến sát với mức độ bất ổn vào giữa năm 2008 do tính trạng mất ổn định đã kéo dài trong một thời gian khá dài (từ tháng 11/2010 đến tháng 2/2011). Song, báo cáo cũng đã đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc phục hồi lại mức độ ổn định vĩ mô đáng kể trong vài tháng vừa qua. Bằng việc thông qua Nghị quyết 11- một gói chính sách bình ổn kịp thời. Báo cáo nêu rõ: “Lần đầu tiên sau ba năm, tiền đồng Việt Nam đã được giao dịch tại các ngân hàng thương mại thấp hơn tỷ giá tham chiếu chính thức. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, qua đó nâng cao dự trữ ngoại hối lên đáng kể. Mức độ rủi ro tín dụng của Việt Nam trên thị trường quốc tế đã cải thiện trong thời gian qua”.

Thủ tướng Chính phủ: Năm 2012, tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ (19/06)

Năm 2012, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối. Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 922/CT-TTg  yêu cầu các Bộ ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước tập trung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012.

Năm Du lịch quốc gia 2012: “Du lịch Di sản” (19/06)

Theo đó, trong khuôn khổ của năm du lịch quốc gia, sẽ có các hoạt động do Bộ VH,TT&DL chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành khác tổ chức tại Huế như: chương trình “Doanh nhân Việt Nam với văn hóa, di sản dân tộc lần thứ nhất” (dự kiến tổ chức vào ngày 12/2/2012); “Duyên dáng Việt Nam 2012” (24-25/3/2012)); “Liên hoan hợp xướng Quốc tế lần thứ II”, “Giải quốc tế Cờ vua Đông Nam Á”(6/2012), Giải quần vợt quốc tế U18,  “Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia”, …

Quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (17/06)

Trên cương vị công tác được giao, nhận thức rõ trách nhiệm của mình, ông Nguyễn Ngọc Thiện hứa sẽ luôn luôn trung thành với Tổ quốc, với lợi ích của dân tộc, nguyện đem hết khả năng, sức lực, trí tuệ của bản thân phụng sự lợi ích của nhân dân tỉnh nhà; không ngừng nỗ lực phấn đấu, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định; tiếp tục đổi mới phương pháp và lề lối làm việc, cùng với tập thể HĐND tỉnh nâng cao chất lượng quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của địa phương, để HĐND ngày càng xứng đáng với vị trí là cơ quan đại diện cho tâm tư, ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Xúc tiến, quảng bá du lịch biển Thuận An (15/06)

Đầu mùa hè năm nay, lần đầu tiên, Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã triển khai một số chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch tập trung cho điểm đến Thuận An. Theo đó, trung tâm đã phối hợp giới thiệu về Thuận An và một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn, như: Ana Mandara, Tam Giang Spa-Resort, Khu du lịch Mỹ An...qua kênh truyền hình, báo chí. Đặc biệt, Trung tâm tập trung triển khai chiến dịch quảng bá về Thuận An bằng cách gửi thư tiếp thị qua Internet (e-maketing) đến 50 triệu địa chỉ email trên toàn cầu trong tháng 4 và 5. Ông Phạm Tư Oanh, Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch cho biết, trong điều kiện kinh phí hạn chế như hiện nay, đây là một hình thức quảng bá khá hiệu qủa, đã từng được Trung tâm thử nghiệm trong chiến dịch quảng bá cho vịnh Lăng Cô cách đây hai năm. Theo kế hoạch, trong năm nay, sẽ tiếp tục tận dụng loại hình quảng bá này đối với Thuận An đến khoảng 100 triệu địa chỉ e-mail, gồm các đối tượng như doanh nghiệp du lịch, các hãng lữ hành và du khách tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ cùng các doanh nghiệp du lịch tại Thuận An tổ chức các chương trình hỗ trợ cho các công ty lữ hành để thúc đẩy khuyến khích việc đưa khách du lịch về tham quan, sử dụng các dịch vụ và tắm biển tại Thuận An.

Đầu tư 920 triệu đồng để xúc tiến đầu tư (15/06)

UBND Thừa Thiên - Huế vừa ban hành Kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh năm 2011 với tổng kinh phí dự kiến là 920 triệu đồng, nhằm tập trung kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước theo Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2010 - 2015 (đã được UBND tỉnh phê duyệt) và một số dự án kêu gọi đầu tư của thành phố Huế, đồng thời mở rộng đối tác và địa bàn tiềm năng, hướng vào các thị trường triển vọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, khu vực Mekong. Các nhiệm vụ của kế hoạch bao gồm: Xây dựng bộ tài liệu xúc tiến đầu tư; Phổ biến Quy trình hướng dẫn thủ tục đầu tư; Quảng bá tiềm năng cơ hội đầu tư trên các kênh truyền hình và ấn phẩm về đầu tư; Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; Xúc tiến hoạt động đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ và thủy sản.

HueWACO ủng hộ hơn 53 triệu đồng cho chương trình “Góp đá xây Trường Sa” (14/06)

Hưởng ứng chương trình “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Báo Tuổi Trẻ phát động, đại diện Công ty TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã đến văn phòng đại diện Báo Tuổi Trẻ tại Huế trao số tiền 53.520.500 đồng đóng góp cho chương trình.

Hôm nay (14/6), Sân bay Phú Bài hoạt động trở lại (14/06)

Trong thời gian ngừng hoạt động để sửa chữa, khách từ Huế muốn bay tạm thời phải vào Đà Nẵng hay từ các nơi bay đến Đà Nẵng rồi đi ôtô để về Huế. Theo quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Bài giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, cảng đạt chỉ tiêu cấp 4E, tại giờ cao điểm có thể tiếp nhận 20 máy bay và 5 triệu hành khách/năm.

Đưa TT-Huế trở lại nhóm dẫn đầu trên toàn quốc về năng lực cạnh tranh (PCI) (10/06)

Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, Thừa Thiên - Huế đã bị tụt hạng ở các chỉ số: Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường (năm 2010 xếp thứ 16/63 tỉnh, thành cả nước, giảm 6 bậc so với năm 2009); Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất (xếp thứ 58/63, giảm 12 bậc); Chỉ số Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định Nhà nước (xếp thứ 29/63, giảm 22 bậc); Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (xếp thứ 33/63, giảm 16 bậc); Chỉ số Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân (xếp thứ 26/63, giảm 2 bậc); Chỉ số Đào tạo lao động (xếp thứ 16/63, giảm 6 bậc); Chỉ số Cơ sở hạ tầng (xếp thứ 31/63, giảm 24 bậc).

Lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” sẽ diễn ra trong hai ngày 9 và 10/7 (10/06)

Lễ hội năm nay còn được gắn kết với việc đánh giá kết quả hai năm Vịnh Lăng Cô được công nhận là một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới, là một trong những hoạt động mở đầu và hướng tới Năm Du lịch quốc gia 2012 sẽ được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lễ hội là dịp để tỉnh thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, du lịch vùng đất Lăng Cô - Chân Mây. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực và thể thao đặc sắc nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa, danh lam thắng cảnh, đồng thời khẳng định tiềm năng du lịch Lăng Cô. Năm 2009, Lăng Cô đã chính thức lọt vào danh sách các vịnh biển đẹp nhất thế giới. Đây là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam, sau Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và biển Nha Trang (Khánh Hòa) được CLB Các vịnh đẹp nhất thế giới (Worldbays) vinh danh.