Tin tức

Thừa Thiên Huế: Thống nhất về danh mục phần mềm ưu tiên triển khai thực hiện trong năm 2011 (26/01)

Về danh mục bố trí vốn cho dự án thực hiện năm 2011, UBND tỉnh thống nhất bố trí vốn để thanh toán khối lượng dự án hoàn thành (Dự án Phần mềm Quản lý hồ sơ một cửa).Ưu tiên bố trí vốn thực hiện và nghiên cứu tăng thêm tỷ lệ bố trí vốn cho các dự án: Kết nối hệ thống mạng thông tin giữa Ban Quản lý các KCN tỉnh với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp; Xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý hạ tầng Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế; Phần mềm cấp phép xây dựng.

Tàu lai Hải Vân bị vướng đáy lưới khi hoạt động tại Cảng Chân Mây (26/01)

Trong lúc tác nghiệp, tàu Hải Vân mắc phải đáy lưới của ngư dân đặt trái phép trong luồng tàu khu nước, mất khả năng điều động và không thể cùng tàu lai Chân Mây 02 đưa tàu Tropical Breeze rời bến. Không còn phương án nào khác, Hoa tiêu phải quyết định sử dụng tàu lai Chân Mây 02 kết hợp với tính năng hoạt động của tàu Tropical Breezze (tàu có chân vịt mũi) cuối cùng cũng đưa được tàu rời cảng vào lúc 7h30. Sau hơn một tiếng chờ đợi, tàu Nautica hành trình vào cập cảng lúc 8h00 trong sự trễ hẹn. Kế hoạch của tàu, thời gian tham quan du lịch của khách phải thay đổi hoàn toàn. Sự việc xảy ra, thiết nghĩ nếu tàu hàng không có chân vịt mũi sự cố sẽ là khó lường.

Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế: Trao quà tết cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở phường Thuận Hòa (25/01)

Chiều ngày 24/01 Hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Hội LHPN phường Thuận Hòa tổ chức tặng quà cho những chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sống trên địa bàn Phường như: tai nạn, ốm đau lâu ngày…. Hội Doanh nghiệp tỉnh đã trao 10 suất quà cho các những hoàn cảnh trên. Mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng. Nhằm giúp đỡ một phần khó khăn và động viên chị em vươn lên trong cuộc sống, giúp chị em có có được cái tết ấm áp hơn.

Khai trương phòng giao dịch Ngân hàng Công thương Cầu Hai (25/01)

Phòng giao dịch Ngân hàng Công thương Cầu Hai hoạt động với các sản phẩm và dịch vụ như huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, thanh toán quốc tế, cho vay, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán thẻ, kiều hối và các dịch vụ tiện ích khác. Trong năm 2010, công tác huy động vốn luôn đạt tốc độ tăng trưởng, tăng 79% , dư nợ cho vay tăng 49% . Ngân hàng cũng đã nâng cao công tác quản lí và điều hành cũng như công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng một cách có hiệu quả.

Hội Doanh nghiệp tỉnh TT.Huế: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hơn 500 cán bộ quản lý DN (25/01)

Năm 2010, Hội DN tỉnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hơn 500 cán bộ quản lý DN về nhiều lĩnh vực, nâng tổng số CBCNV được hội tổ chức đào tạo lên 1.200 người; tham gia các hoạt động xã hội từ thiện ý nghĩa với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng và phát triển thêm 35 hội viên mới, nâng tổng số hội viên hiện có lên 270. Năm 2011, Hội DN tỉnh tiếp tục phối hợp tổ chức các kỳ sinh hoạt chuyên đề thông tin kinh tế, nghiệp vụ quản lý kinh doanh; tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DN. Ngoài ra, hội sẽ triển khai các hoạt động chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ lần thứ II của Hội DN tỉnh; tăng cường tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện và phấn đấu phát triển thêm 50 hội viên mới.

Hội thảo “Cấp nước Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2011-2015” (25/01)

Mục tiêu của dự án là đến 2015, số dân được cấp nước sạch trong tỉnh đạt ít nhất 75%; 80% dân số được cấp nước, chiếm khoảng 963.000 người, với lượng nước thương phẩm 157.000m3/ngày; đưa ra các cơ sở để mở rộng một cách kinh tế trong toàn tỉnh và thông qua việc tăng cường cấp nước để đáp ứng các nhu cầu về nước đang gia tăng; duy trì hệ thống cấp nước hoạt động tốt. Theo đó, các hoạt động đơn vị sẽ triển khai như hoàn thành thiết kế chi tiết và hồ sơ đấu thầu; xây dựng hệ thống cấp nước lần lượt các khu vực A Lưới, Phong Điền, Tứ Hạ, thị xã Hương Thủy, Nam Đông, Chân Mây... từ nay đến 2015. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 117 triệu USD.

Khánh thành Nhà máy Xỉ Titan tại Khu công nghiệp La Sơn (25/01)

Nhà máy Xỉ Titan La Sơn được thành lập theo chủ trương của Chính phủ về việc “quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025” và chủ trương của UBND tỉnh về việc tăng cường chế biến sâu các sản phẩm titan. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ luyện kim đầu tiên của tỉnh và là nhà máy xỉ titan thứ 3 của Việt Nam. Khởi công từ tháng 3/2009, với tổng vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng, nhà máy luyện xỉ titan bằng lò hồ quang điện có công suất 10.000 tấn xỉ titan/năm và 5.500 tấn gang/năm. Công trình bao gồm nhà hành chính, nhà thí nghiệm, kho chứa quặng, xưởng luyện xỉ, xưởng làm nguội, xưởng gia công, hệ thống xử lý môi trường... với thiết bị công nghệ chính gồm 4 lò hồ quang điện, công suất 1.250 KVA/lò và các thiết bị công nghệ phụ trợ khác như máy tuyển từ, máy đập nghiền, lò hơi và thiết bị trộn liệu.

Công ty cổ phần Cao su Thừa Thiên Huế: Năm 2010, doanh thu tăng gấp 3 lần so với năm trước (24/01)

Sáng 21/1, Công ty cổ phần Cao su Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị tổng kết và gặp mặt khách hàng năm 2010, triển khai nhiệm vụ năm 2011. Năm 2010, công ty thu mua và chế biến 407 tấn mủ cốm, doanh thu 23,6 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với năm trước; nộp ngân sách 1,168 tỷ đồng. Năm 2011, công ty phấn đấu thu mua và chế biến 600 tấn mủ cốm, doanh thu 40 tỷ đồng; nộp ngân sách 2 tỷ đồng.

Vượt ngưỡng 3.000 tỷ đồng (23/01)

Kết thúc năm cũ, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, một tin vui như làn gió xuân đối với tỉnh nhà: Thừa Thiên Huế vượt ngưỡng thu ngân sách trên 3.000 tỷ đồng trước đêm 31/12/2010. Lãnh đạo ngành tài chính và thuế Thừa Thiên Huế phân tích, riêng thu nội địa đạt trên 2.600 tỷ đồng; trong đó hầu hết các khoản thu, sắc thuế đều hoàn thành vượt mức dự toán. Các doanh nghiệp (DN) địa phương mặc dù chịu tác động ảnh hưởng khá lớn của suy thoái kinh tế, giá cả nguyên, nhiên, vật liệu tăng; song đã có nhiều nỗ lực trong việc ổn định và duy trì sản xuất kinh doanh (SXKD) nên số thuế nộp gần 190 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm trước. Đáng chú ý như các công ty: Khoáng sản, Xây lắp, Kinh doanh nhà, Firit Huế (nộp ngân sách tăng từ trên 44-72%). Lĩnh vực ngoài quốc doanh nộp ngân sách gần 320 tỷ đồng, đây là khoản thu có tỷ lệ tăng khá (hơn 26%); bởi các DN sau khi cổ phần hóa đã SXKD có hiệu quả hơn, bên cạnh đó ngành thuế đã áp dụng đồng bộ các biện pháp đôn đốc, kiểm tra chống thất thu ngày càng đi vào nề nếp.

Du lịch Thừa Thiên Huế: Khởi động sớm cho năm 2011 (23/01)

Bên cạnh các tour du lịch truyền thống, các đơn vị lữ hành đã chủ động liên kết, tìm kiếm và khai thác các sản phẩm du lịch mới như tour thăm viếng chùa và cầu lộc đầu năm mới, thăm các làng nghề truyền thống, tour du lịch chèo thuyền Kayak khám phá vẻ đẹp sông Hương. Một số tour du lịch cộng đồng, thăm lại chiến trường xưa, du lịch đồng quê, các tour du lịch tâm linh, homestay tại Nam Đông, A Lưới được khởi động, góp phần phong phú thêm sản phẩm du lịch trên địa bàn. Nhiều hoạt động xúc tiến nhằm khai thác các tour du lịch biển và đầm phá, đặc biệt là tour du lịch đầm phá Tam Giang - Cầu Hai... được chú trọng triển khai, là tiền đề để hình thành các sản phẩm du lịch gắn với khu vực này trong những năm tiếp theo.  Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được chú trọng thông qua Chương trình xúc tiến và kích cầu du lịch năm 2010 tại Hà Nội; ký kết hợp tác phát triển của các tỉnh trong tour du lịch “Hành trình qua các Kinh đô Việt Cổ”; tham gia Tuần Văn hoá Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc, hội chợ thương mại Thái Lan…

Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tổng kết, giao lưu doanh nghiệp đầu năm mới (23/01)

Trong năm 2010, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp không ít khó khăn nhưng cộng đồng các doanh nghiệp trong tỉnh đã nổ lực, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hội doanh nghiệp đã tích cực phối hợp với các ngành liên quan tổ chức nhiều hoạt động giúp các doanh nghiệp nắm bắt các chủ trương hỗ trợ của nhà nước. Đồng thời, Hội cũng đã tập hợp được 70 ý kiến của các doanh nghiệp về đề xuất của doanh nghiệp trong cải cách thủ tục hành chính, thuế, ngân hàng, hải quan, cơ sở hạ tầng , đất đai… Hội cũng đã phối hợp với Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng, Trường đào tạo nghiệp vụ và kỹ thuật MTC Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Giải quyết các cửa hàng xăng dầu thuộc diện xóa bỏ, di dời trong giai đoạn 2006-2010 (21/01)

Liên quan đến việc giải quyết các cửa hàng xăng dầu thuộc diện xóa bỏ, di dời trong giai đoạn 2006-2010; ngày12/01/2011,UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 99/UBND-TM, giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện liên quan rà soát lại tình hình di dời các cửa hàng xăng dầu thuộc diện xóa bỏ, di dời trong giai đoạn 2006-2010 và nghiên cứu đề xuất giải quyết theo hướng: Rà soát kỹ về điều kiện kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ và an toàn giao thông của các cửa hàng xăng dầu thuộc diện xóa bỏ, di dời theo quy định hiện hành; nếu đảm bảo các điều kiện và có ý kiến đồng ý của các cơ quan chức năng liên quan, báo cáo cụ thể để xem xét gia hạn hoạt động trong thời gian nhất định.

CTCP Đầu tư VIWASEEN-Huế: Lợi nhuận trước thuế quý 4 ước đạt 7 tỷ đồng (21/01)

Hiện tại, Dự án Siêu thị và Cao ốc văn phòng – số 02 Nguyễn Tri Phương – TP Huế quy mô 15 tầng nổi + 2 tầng hầm có tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng của VHH đang trong giai đoạn hoàn thiện. Dự kiến quý 2/2011 đi vào khai thác, cho thuê mặt bằng. Dự án này tọa lạc tại vị trí chiến lược của TP.Huế nên hiện nay đã có nhiều đối tác đặt vấn đề ký hợp đồng thuê sàn. Dự án khu dân cư Kiểm Huệ, quy mô 6,7 ha, tổng mức đầu tư trên 103 tỷ đồng thuộc Phường Xuân Phú, cách Trung tâm TP.Huế khoảng 1 km về phía Đông Nam đã hoàn thành toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và đang trong quá trình kinh doanh, khai thác. Trong năm 2011, VHH sẽ triển khai Dự án Cải tạo và mở rộng Khách sạn Heritage cao 17 tầng với 11.300 m2, được đầu tư xây dựng trên khu đất trống hiện hữu liền kề.

Cần phanh phui việc chiếm dụng hàng chục tỷ đồng của Công ty cổ phần đầu tư IMG Huế (21/01)

Tình cảnh đáng thương hơn cả lại rơi vào Xí nghiệp Điện nước Hương Thủy (Công ty cổ phần Hương Thủy). Mới chào đời chưa đầy một năm, ngày 4/6/2010, doanh nghiệp phấn khởi khi ký kết hợp đồng “béo bở” đầu tay với chủ đầu tư để thi công điện chiếu sáng, hệ thống chống sét, nối đất an toàn và cấp thoát nước nhà văn phòng với giá trị hơn 820 triệu đồng. Hơn tháng sau, đơn vị thi công bàn giao công trình đưa vào sử dụng, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa chịu trả hơn 300 triệu đồng. Do xí nghiệp mới thành lập, ông Nguyễn Đăng Phong, Giám đốc xí nghiệp này phải huy động tiền từ các thành viên của đơn vị để bảo đảm thi công. Bởi vậy, hiện không những người “đứng mũi chịu sào” lâm vào cảnh... nợ nần thúc ép mà “con thuyền” nhỏ bé cũng đang chực chờ phá sản.

Thừa Thiên Huế: Khai thác thế mạnh vùng biển và đầm phá để phát triển bền vững (20/01)

Thực hiện Quyết định số 1955/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động của Huyện ủy Phú Vang đề ra mục tiêu: “Tập trung nguồn nhân lực đẩy nhanh việc xây dựng 13 xã, thị trấn thuộc vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của huyện Phú Vang trở thành vùng kinh tế tổng hợp. Trong đó, lấy du lịch và phát triển thủy sản làm kinh tế mũi nhọn, theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững để đến năm 2020 tạo sự thay đổi đáng kể ở 13 xã, thị trấn vùng đầm phá ven biển”. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở các xã, thị trấn ven biển và đầm phá của Phú Vang được chú trọng đầu tư nâng cấp khá đồng bộ; với sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, Phú Vang đã xây dựng và đưa vào sử dụng cầu Trường Hà, cầu Thuận An 2, nâng cấp Quốc lộ 49A… tạo sự thuận lợi trong việc đi lại, lưu thông hàng hóa, kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh.

Tăng cường hiệu quả đầu tư công (20/01)

Tại Hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế” diễn ra tại Huế cuối tháng 12 vừa qua, các đại biểu tham dự hội thảo đã phân tích đánh giá về thực trạng đầu tư công trong thời gian qua; chỉ ra những nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp, nhằm hạn chế sự lãng phí về ngân sách, tránh nguy cơ khủng hoảng nợ công… Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, một trong những giải pháp được các chuyên gia kinh tế đưa ra là, đề nghị Quốc hội, Chính phủ thúc đẩy nhanh việc cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện tuyển chọn công khai, theo những tiêu chí đã được cam kết như tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả đồng vốn; đồng thời, cải cách các quy định luật pháp về đầu tư, đấu thầu, giám sát, nghiệm thu...

Danh sách Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TW, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW khoá XI (20/01)

Danh sách Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TW, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW khoá XI

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư BCHTW Đảng khoá XI (20/01)

Đại hội đã nghe đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Đoàn Thư ký đọc thông báo về điện mừng của các Đảng, các tổ chức và bạn bè quốc tế gửi đến Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dịp Đại hội XI. Tính đến ngày 18/1, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được 176 điện mừng của các Đảng, các tổ chức và bạn bè quốc tế. Đại hội nghe báo cáo kết quả biểu quyết một số vấn đề trong các văn kiện. Đại hội cũng đã thông qua toàn văn Điều lệ Đảng khóa XI. Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, đồng chí Trương Tấn Sang báo cáo kết quả bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tại phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí: Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị, Trần Đại Quang, Tòng Thị Phóng, Ngô Văn Dụ, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc.

24.000 tỷ đồng phát triển truyền thông nông thôn (20/01)

Mục tiêu đề án là phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sẽ có điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công cộng; mật độ thuê bao Internet khu vực nông thôn đạt 30-40% mật độ bình quân toàn quốc. Đề án cũng đặt mục tiêu 100% số xã đồng bằng, trung du và hầu hết các xã miền núi có báo Nhân dân, báo Đảng của Đảng bộ địa phương trong ngày. Về cung cấp thông tin, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, phải bảo đảm hầu hết các hộ gia đình khu vực nông thôn nghe và xem được các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị thông tin tuyên truyền thiết yếu.

Thừa Thiên-Huế xúc tiến du lịch tại TP. Hồ Chí Minh (20/01)

Hội nghị đã công bố chương trình, hoạt động du lịch Thừa Thiên-Huế năm 2011 với mục tiêu huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển du lịch trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, góp phần tích cực đưa Thừa Thiên-Huế trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch. Ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng tăng cường mối quan hệ phối hợp với các địa phương bạn nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, hỗ trợ nhau cùng phát triển.