Quản trị doanh nghiệp

Siết quản lý kinh doanh vàng: Thị trường vàng không có nhiều “sóng” như trước (03/05)

Mấy tuần qua, khi NĐ24 được ban hành, thị trường vàng gần như không sôi động. Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục “lặn sóng” cho đến ngày 25/5/2012, khi NĐ24 chính thức có hiệu lực. Tuy giá vàng trong nước cao hơn cuối tuần trước trên 100.000 đồng/lượng nhưng vàng ở thị trường Huế vẫn ở mức trên dưới 43 triệu đồng/lượng, thấp nhất từ đầu năm đến nay. Mức giá này dù thấp hơn 6 triệu đồng/lượng so với thời điểm đạt đỉnh gần cuối tháng 8/2011 nhưng vẫn chưa hấp dẫn người mua.

Doanh nghiệp ứng phó với vay vốn USD (26/04)

Theo Thông tư số 03/2012/TT-NHNN của Ngân hàng (NH) Nhà nước về việc cho vay bằng ngoại tệ, từ ngày 2-5, NH thương mại chỉ được phép cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.

Doanh nghiệp vận tải chưa tăng cước (26/04)

Sau lần tăng giá xăng dầu vào đầu tháng 3, ngày 20/4 Bộ Tài chính tiếp tục có quyết định tăng giá xăng dầu lần 2-2012. Theo đó, giá xăng đã tăng thêm 900đ/lít, dầu diesel 500đ/lít và dầu hỏa 600đ/lít… Điều đáng mừng, mặc dù giá xăng dầu tăng song đến thời điểm này, các DN kinh doanh dịch vụ vận chuyển trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tăng giá.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ cấu nợ cho khách hàng, giảm nhanh lãi suất (26/04)

Ngày 24/4/2012, thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký ban hành văn bản số 2506/NHNN-CSTT gửi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân từng bước phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Gỡ nút thắt cho bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (25/04)

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu quốc tế đều đã "nói không" với hình thức bán hàng trả chậm thì phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn ưa chuộng hình thức này, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu có quan hệ lâu năm với nhiều bạn hàng lớn. Tuy nhiên, nếu để niềm tin chi phối trong hoạt động xuất khẩu sẽ dẫn tới sự bấp bênh, rủi ro lớn về mặt tài sản, bởi khi đối tác nước ngoài không thanh toán được hoặc phá sản thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề.

Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn mới (25/04)

Thay vì vui mừng trước động thái giảm lãi suất, nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn tỏ ra hờ hững, thậm chí không tin rằng DN có tài chính lành mạnh và phương án sản xuất kinh doanh khả thi sẽ được tiếp cận nguồn vốn mới với lãi suất thấp như thông điệp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Lần thứ hai trong vòng chưa đầy một tháng, NHNN hạ lãi suất huy động xuống còn 12%/năm hiện nay, với hy vọng lãi suất cho vay sẽ giảm xuống 14-16%/năm; theo đó, các DN có cơ hội tiếp cận nguồn vốn mới với lãi suất thấp này nhằm ổn định kinh doanh, phục hồi sản xuất. Sau khi có công bố hạ lãi suất của NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn đồng loạt thông báo hạ lãi suất. Không chỉ hạ lãi suất huy động mà nhiều NHTM đã công bố hạ luôn cả lãi suất cho vay. Đi tiên phong có thể kể đến các ngân hàng: Đầu tư và phát triển (BIDV), Công thương (VietinBank), Ngoại thương (Vietcombank), Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Kỹ thương (Techcombank), Á Châu (ACB), An Bình (ABBank)...

Phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020 (23/04)

Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg, ngày 18/4/2012, Chiến lược Tài chính đến năm 2020 có các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, tiếp tục tiếp tục xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư; tỷ trọng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2015 khoảng 33,5-35% GDP. Tổng thu từ thuế và phí giai đoạn 2011-2015 là 22-23% GDP, giai đoạn 2016-2020 là 21-22% GDP. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước và thực hiện tái cấu trúc đầu tư công, tăng cường đầu tư phát triển con người; cải cách cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công, tài chính doanh nghiệp nhà nước; cải cách tiền lương; củng cố hệ thống an sinh xã hội.

Công bố quy hoạch đô thị Chân Mây Lăng Cô (23/04)

Với tổng số kinh phí xây dựng quy hoạch khoảng gần tổng chi phí để thực hiện dự án đô thị Chân Mây là hơn 900.000 USD tương đương khoảng 20 tỷ đồng, lại được thực hiện bởi một đơn vị tư vấn có uy tín hàng đầu của Nhật Bản, công ty Nikken Sekkei Civil Engineering. Quy hoạch khu đô thị Chân Mây được các chuyên gia đánh giá có tầm nhìn xa. Theo quy hoạch, đến năm 2025 dự báo dân số của khu đô thị là 130.000 người. Toàn bộ khu đô thị Chân Mây được phân thành 2 khu vực lớn nằm về phía Bắc và Nam quốc lộ 1A. Trong đó, khu trung tâm của khu đô thị nằm về phía Bắc quốc lộ 1A có diện tích 2095 ha sẽ gồm  khu hành chính, phức hợp các tòa nhà thương mại, văn phòng và khu nhà ở và tái định cư. Khu đô thị kết hợp với khu công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp kỹ thuật cao nằm về phía Nam quốc lộ 1A, có diện tích 1344 ha.

Lãi suất cho vay cao nhất 20%-25%/năm (18/04)

Trong đó, lãi suất cho vay VND phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5%-16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất-kinh doanh khác 16,5-20%/năm, thấp nhất 15%/năm; cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20%-25%/năm. Trước đó, trong vòng một tháng qua NHNN đã có hai lần điều chỉnh lãi suất tiền gửi từ 14% xuống 12%/năm.

Triển vọng mới từ KCN Phong Điền (18/04)

Đến nay, KCN Phong Điền đã thu hút 5 dự án sản xuất trên diện tích 137 ha, với tổng mức đầu tư chiếm 749 tỷ đồng. Trong đó phải kể đến, Công ty TNHH Scavi Phong Điền với dự án may mặc; Công ty CP Prime Phong Điền sản xuất men frit; Công ty CP Bảo Toàn A và Công ty TNHH Khoáng sản Khánh Hòa với dự án sản xuất sodium silicat, sản xuất pin mặt trời và sợi thủy tinh.

Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công khai thông tin nhạy cảm (04/04)

Kể từ 2/4, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải công khai các thông tin về tiền tệ và hoạt động ngân hàng có tính nhạy cảm như thành lập, mua, bán, chia, tách, sáp nhập, phá sản, tỷ lệ an toàn vốn, nợ xấu… Ngày 11/11/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 35/2011/TT-NHNN (Thông tư 35) quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư 35 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2012. Theo đó, hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu của NHNN sẽ phải công bố rộng rãi một cách nhanh nhất tới công chúng. Nhiều thông tin được coi là nhạy cảm cũng sẽ được công khai rộng rãi.

Doanh nghiệp cắt giảm chi phí quảng cáo (30/03)

Trong khi một số DN trong nước tìm cách thắt chặt chi phí quảng cáo thì ngược lại, một số DN nước ngoài lại nhân cơ hội này đẩy mạnh quảng cáo. Ông Nguyễn Quang Q., Phó phòng Tiếp thị - Truyền thông của một công ty bảo hiểm nước ngoài, cho biết công ty này tiếp tục tăng ngân sách để đẩy mạnh công tác quảng bá. “Cách làm của DN nước ngoài khác với một số DN trong nước. Ngân sách cho thương hiệu luôn ổn định và các chương trình quảng bá trải đều cả năm. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thay đổi cách quảng bá để kéo thêm sự chú ý của cộng đồng” - ông Q. nói.

Yêu cầu 5 ngân hàng hạ lãi suất cho vay (28/03)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh và NHTM cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ tiết giảm chi phí, hạ lãi suất cho vay và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD).

Kiểm soát chặt tỉ giá (27/03)

Tính từ ngày 20 đến 26/3, Ngân hàng (NH) Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh TPHCM  (VCB TPHCM) tăng giá mua - bán ngoại tệ 60-70 đồng/USD, lên mức 20.870 đồng/USD (mua vào), 20.920 đồng/USD (bán ra). Giá mua - bán ngoại tệ tại NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) thấp hơn VCB TPHCM 10 đồng/USD nhưng tính ra cũng đã tăng 50-60 đồng/USD. Các NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Á Châu (ACB)… tăng giá mua - bán USD ở mức tương tự. Trên thị trường tự do, các tiệm vàng cũng nâng giá thu mua ngoại tệ lên 20.900 đồng/USD, bán ra 20.940 đồng/USD.

Bộ Tài chính trả lời việc điều hành giá xăng dầu (26/03)

Bộ Tài chính cho biết, tới đây Bộ sẽ tiếp tục kiên trì điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, giá xăng dầu hiện nay chưa tính đủ các yếu tố cấu thành giá cơ sở. Vì vậy, trước mắt Nhà nước vẫn phải trực tiếp điều hành giá ở mức độ nhất định. Khi giá thế giới giảm, cần khôi phục lại giá cơ sở theo quy định thì sẽ giao doanh nghiệp tự quy định giá trong biên độ cho phép được quy định tại Nghị định 84/2009. Bộ Tài chính khẳng định, việc hình thành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là cần thiết trong điều kiện hiện nay, góp phần bình ổn giá xăng dầu và mặt bằng giá nói chung. Tuy nhiên, Bộ cũng thừa nhận, do để quỹ phân tán tại các doanh nghiệp nên việc kiểm soát số dư của quỹ khá tốn kém về thời gian, chi phí. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi việc hình thành, sử dụng và quản lý quỹ theo hướng doanh nghiệp trích nộp về quỹ để quản lý chung tại Bộ Tài chính.

WB cho Việt Nam vay 522 triệu USD (26/03)

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa phê duyệt các khoản tín dụng cho vay với tổng trị giá 522 triệu USD cho phát triển đô thị, năng lượng và lâm nghiệp của Việt Nam.

NHNN yêu cầu năm ngân hàng giảm lãi suất cho vay (23/03)

Chiều 22/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát đi thông báo yêu cầu năm ngân hàng gồm: Ngân hàng NN&PTNT (Agribank), Công Thương VN (VietinBank), Ngoại thương VN (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) và Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) tiết giảm chi phí, giảm lãi suất cho vay. Theo đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng trên xác định các biện pháp để đạt được mục tiêu tiết giảm từ 5% đến 10% chi phí, hạ lãi suất cho vay, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng phải đăng ký các biện pháp và mức tiết giảm cụ thể với NHNN và Bộ Tài chính trước ngày 10-4. Kết quả thực hiện chỉ tiêu này sẽ là căn cứ để NHNN và Bộ Tài chính đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ban lãnh đạo điều hành các ngân hàng.

Thêm quỹ đầu tư 2.000 tỷ USD vào Việt Nam (23/03)

Theo đánh giá của ông Marc Holzman, với nhiều tín hiệu tích cực, báo hiệu nền kinh tế chuẩn bị cho một chu kỳ mới. Lạm phát 2 tháng đầu năm chỉ có 2,36%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 5 năm qua, xuất khẩu Việt Nam gia tăng tốt dẫn đến nhập siêu giảm mạnh.

Từ 1/5: Tăng vốn pháp định của DN kiểm toán lên 5 tỷ đồng (23/03)

Theo pháp luật Việt Nam, hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc DN kiểm toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, việc quy định về vốn lại không được phân biệt DN kiểm toán lớn hay nhỏ nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, việc đưa ra quy định về mức vốn pháp định nói trên là dựa trên nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của DN kiểm toán nhưng đã tính đến khả năng đáp ứng yêu cầu của các công ty TNHH kiểm toán hiện nay.

Nhận diện yếu kém của doanh nghiệp Việt Nam (22/03)

Hiện nay, Việt Nam có khoảng trên 400.000 doanh nghiệp, nhưng đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa (95%), số doanh nghiệp cực nhỏ và khu vực phi chính thức rất lớn. Trong mấy năm qua, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, có tới hàng chục ngàn doanh nghiệp bị đóng cửa, phá sản do thua lỗ liên tục và không chịu nổi lãi suất cho vay quá cao của ngân hàng. Điều này đã đưa đến hệ lụy là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam yếu và luôn có chiều hướng suy giảm.