Thư viện pháp luật

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 03/2015 (03/03)

Ngày 29/01/2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. Tại Thông tư này, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp không được sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 01/2015 (05/01)

Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 33/2014/TT-NHNN quy định một số trường hợp được thanh toán bằng tiền mặt của các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước; trong đó, tổ chức sử dụng vốn Nhà nước được Thông tư này giải thích là những tổ chức có sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước. Những tổ chức này sẽ được dùng tiền mặt trong các trường hợp: Thanh toán tiền thu mua nông, lâm, thủy sản, dịch vụ, sản phẩm khác cho người dân trực tiếp sản xuất, đánh bắt, khai thác bán ra mà chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng; thanh toán công tác phí, trả lương và các khoản thu nhập khác cho người lao động chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng; các khoản thanh toán để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước; việc thanh toán được thực hiện tại các xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng nông thôn chưa có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; và đặc biệt, trong trường hợp khoản thanh toán với giá trị dưới 20 triệu đồng (trừ khi các khoản thanh toán trong ngày có giá trị dưới 20 triệu đồng cho cùng một mục đích, một đối tượng thanh toán nhưng tổng các khoản thanh toán này lớn hơn 20 triệu đồng).

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2014 (01/12)

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Ngoài hành vi nên trên, mức tiền phạt từ 10 triệu - 15 triệu đồng cũng được áp dụng đối với các hành vi như: Lắp đặt, thay đổi địa điểm, chấm dứt hoạt động của máy giao dịch tự động (máy ATM) không đúng quy định; đặt máy tại nơi có hệ thống điện không đáp ứng quy định để máy giao dịch tự động nuốt thẻ của khách hàng khi mất điện đột ngột; không đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng của hệ thống máy giao dịch tự động; không duy trì hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng để khách hàng liên hệ bất cứ lúc nào… Đồng thời, Nghị định cũng quy định hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật cũng sẽ bị phạt từ 10 triệu - 15 triệu đồng. Đối với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền, Chính phủ quy định mức phạt 100 triệu - 150 triệu được áp dụng với việc thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả; cung cấp trái phép dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác…

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2014 (05/11)

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, việc thoái vốn dưới mệnh giá, dưới giá trị sổ sách kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc: Hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn nhà nước ở mức cao nhất khi chuyển nhượng vốn. Việc chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận chỉ thực hiện sau khi bán đấu giá không thành công (không có hoặc chỉ có một nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá) hoặc không bán hết số cổ phần, phần vốn nhà nước chào bán qua đấu giá, trừ trường hợp bán thỏa thuận các cổ phiếu đã niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn Upcom với giá bán thỏa thuận quy định. Trường hợp bán thỏa thuận không thành công thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu vốn nhà nước đề nghị Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xem xét, mua lại...

Cục Thuế Thừa Thiên Huế thông báo một số nội dung mới của Thông tư số 119/2014/TT-BTC và lập đường dây nóng hỗ trợ NNT (16/09)

 hực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 25/8/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 119/2014/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về nội dung và mẫu biểu của 7 Thông tư. Một số nội dung mới của Thông tư số 119/2014/TT-BTC như sau:

Quy định mới về thu tiền sử dụng đất (18/07)

Thông tư 76/2014/TT- BTC của Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP quy định về thu tiền sử dụng đất. Theo đó, trường hợp được Nhà nước giao đất mà diện tích tính thu tiền sử dụng đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) từ 30 tỉ đồng trở lên đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; từ 10 tỉ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; từ 20 tỉ đồng đối với các tỉnh còn lại, thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được xác định theo các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư quy định tại Nghị định của Chính phủ về giá đất. Trường hợp được giao đất diện tích tính thu tiền sử dụng đất của thửa đất hoặc khu đất có giá trị (tính theo giá đất trong Bảng giá đất) dưới 30 tỉ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỉ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỉ đồng đối với các tỉnh còn lại thì giá đất tính thu tiền sử dụng đất được xác định bằng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại Bảng giá đất nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 07/2014 (01/07)

Nhằm kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách pháp luật và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp (DN) Nhà nước để có biện pháp khắc phục và giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các DN Nhà nước để xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền..., ngày 20/05/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DN Nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 5/2014 (05/05)

Theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 (gọi tắt là Hệ thống quản lý chất lượng) vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước, cơ quan áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng có thể thuê tổ chức tư vấn hoặc chuyên gia tư vấn độc lập hướng dẫn, tư vấn trong việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng.Trong đó, tổ chức thực hiện tư vấn phải được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng; có Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn hiện hành; có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng; đã đăng ký tham gia hoạt động theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện và có ít nhất 05 chuyên gia tư vấn đã được cấp Thẻ chuyên gia đánh giá (đã tốt nghiệp đại học, đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về đánh giá

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 03/2014 (03/03)

Quy định về các trường hợp không được thanh toán bằng tiền mặt; Phí xét nghiệm máu phát hiện HIV là 52.000 đồng/xét nghiệm; In hóa đơn giả, phạt đến 50 triệu đồng; Quy định về các trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài; Cung cấp thiếu thông tin chứng khoán phạt đến 150 triệu đồng; Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư; Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam; Tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 người có trình độ đại học;... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 03/2014.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 01/2014 (02/01)

Tháng 01/2014 rất nhiều chính sách mới thuộc các lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ phí; Xử phạt vi phạm hành chính; Lao động - Tiền lương - Phụ cấp; Tư pháp - Hộ tịch; Chính sách xã hội.. có hiệu lực thi hành. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế xin giới thiệu đến độc giả.

Từ ngày 15/12/2013, có 38 công việc không được sử dụng lao động nữ (11/12)

Theo đó, 38 công việc không được sử dụng lao động nữ theo khoản 1, 2, 3 Điều 160 Bộ luật Lao động 2012 gồm: Trực tiếp nấu chảy và rót kim loại nóng chảy ở các lò (Lò điện hồ quang từ 0,5 tấn trở lên, Lò quy bilo (luyện gang), Lò bằng (luyện thép), Lò cao); Cán kim loại nóng (trừ kim loại màu); Trực tiếp luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thiếc, thủy ngân, kẽm, bạc); Đốt lò luyện cốc; Hàn trong thùng kín, hàn ở vị trí có độ cao trên 10m so với mặt sàn công tác; Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn; Cậy bẩy đá trên núi; Lắp đặt giàn khoan trên biển; Khoan thăm dò giếng dầu và khí;

Những chính sách có hiệu lực từ 12/2013 (02/12)

Ngày 08/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/04/2007, trong đó, đáng chú ý là quy định hướng dẫn tính lương hưu đối với quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 10/2013 (09/10)

Thêm trợ cấp cho nhà giáo đã nghỉ hưu; nâng mức trợ cấp người có công; sinh hoạt phí cho thanh niên xung phong vùng đặc biệt khó khăn; phụ cấp thâm niên cho công chức dự trữ quốc gia chuyên trách; phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng; quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân; quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hàng hải; vi phạm trong sở hữu công nghiệp…là những chính sách có hiệu lực từ tháng 10/2013.

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 9 năm 2013 (10/09)

Công trình xây dựng dùng vốn ngân sách phải trình thẩm tra thiết kế; Thiết lập địa điểm thu hồi thải bỏ; Thẩm định viên về giá phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm; Miễn học phí cho con sĩ quan, chiến sĩ công an; Lập dự toán đầu tư công trình xây dựng nông thôn mới; Phạt đến 20 triệu đối với vi phạm về mã số mã vạch;... là những chính sách có hiệu lực từ tháng 9 năm 2013.

Những thay đổi quan trọng về hóa đơn từ ngày 1/7/2013 (06/09)

 Ngày 1/7/2013, Thông tư số 64/2013/TT-BTC về hóa đơn chính thức có hiệu lực. So với quy định hiện hành tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC và Thông tư số 13/2011/TT-BTC, Thông tư này có một số điểm thay đổi quan trọng:

Giảm mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu (06/09)

 Từ ngày 3/9, lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam được giảm xuống mức 8,7%/năm.

 

Áp dụng thuế suất thuế 20% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng Ngày 16/08/2013 (16/08)

 

Áp dụng thuế suất thuế 20% đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng

Ngày 16/08/2013

Những chính sách có hiệu từ tháng 08 năm 2013 (05/08)

Đây là chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tại Thông tư số 13/2013/TT-NHNN ngày 11/06/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010 về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTLNH). Theo Thông tư này, kể từ ngày 01/08/2013, NHNN quy định các thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH như sau: Thời điểm thực hiện kiểm tra kỹ thuật và khởi tạo dữ liệu đầu ngày của Hệ thống là 8 giờ của ngày làm việc (quy định hiện nay là 7 giờ 30 phút); thời điểm các đơn vị ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp là 16 giờ và ngừng gửi Lệnh thanh toán giá trị cao là 17 giờ (lùi lại 01 giờ so với quy định hiện nay).

Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và việc đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (01/07)

Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và đã xác định rõ mức độ vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Những nghị định mới nhất về Bộ Luật Lao Động năm 2013 (01/07)

Nghị định này quy định Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.