Quản trị doanh nghiệp

Tín hiệu vui từ những tháng đầu năm 2011 cuả ngành dệt may TT Huế (18/04)

Những tháng đầu năm 2011mặc dù giá cả đầu vào biến động mạnh, nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn nhưng cty cổ phần dệt may Huế vẫn tập trung đẩy mạnh sản xuất để kịp cung ứng hàng cho các đối tác trong nước và xuất khẩu. Hiện nay , cty cổ phần dệt may Huế đã có đơn hàng hầu như cả năm 2011. Do đó, đơn vị nổ lực sản xuất để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.

Ứng dụng Thương mại điện tử: Cơ hội cho doanh nghiệp và người tiêu dùng (14/04)

Hiện, trên địa bàn tỉnh có trên 3.000 DN, trong đó đa số là DN vừa và nhỏ; số lượng DN có kết nối internet thường xuyên chiếm khoảng 90% và có khoảng từ 10-12% DN có website riêng. Giai đoạn 2006-2010, bằng sự nỗ lực của các ban, ngành chức năng, nhiều chương trình, nội dung cũng như kế hoạch ứng dụng TMĐT trên địa bàn đạt được kết quả khả quan. Trong đó, số DN có quy mô lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình DN với DN chiếm từ 50-60%, đạt 92% kế hoạch; số DN vừa và nhỏ với loại hình DN với người tiêu dùng chiếm khoảng 60%, đạt 75% kế hoạch; số hộ gia đình có kết nối internet chiếm khoảng 2-3%... Ngoài ra, qua 5 năm, đến nay toàn tỉnh có khoảng 0,2-0,5% DN cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến.

Vay vốn xây dựng nhà thu nhập thấp: Doanh nghiệp tự gỡ khó (07/04)

Trong khi nhiều doanh nghiệp trong cả nước và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh loay hoay với việc vay vốn tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì Công ty cổ phần (CTCP) Kinh doanh Nhà Thừa Thiên Huế mạnh dạn “rót” hơn 14 tỷ đồng vào dự án xây dựng NTNT tại Khu chung cư Bãi Dâu, phường Phú Hậu. Ông Lê Văn Phương, Trưởng Phòng Tổng hợp, CTCP Kinh doanh Nhà Thừa Thiên Huế cho rằng, chỉ có cách này mới đảm bảo tiến độ công trình. Và đây là bằng chứng xác thật nhất để chứng minh nguồn lực tài chính khi vay vốn ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Nhờ vậy, trong 5 dự án xây dựng NTNT trên địa bàn tỉnh, chỉ có duy nhất dự án của CTCP Kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế được vay vốn, với tổng số tiền là 10 tỷ đồng. Trong đó, vốn tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 6,5 tỷ đồng, còn lại là vốn của Quỹ Phát triển nhà Thừa Thiên Huế.

ADB dự báo lạm phát tại Việt Nam vẫn ở mức cao (06/04)

ADB cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam ở mức 6,8% trong năm 2010, trong bối cảnh hồi phục kinh tế toàn cầu và điều tiết chính sách tiền tệ. Tăng trưởng tiêu dùng tăng mạnh ở mức 9,7% đã kích thích đầu tư cho khu vực tư nhân, cùng với lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng ở mức 7,7% và dịch vụ tăng 7,5%. Tuy nhiên, theo đánh giá của ADB, việc thực hiện Nghị quyết 11 sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn nhưng Chính phủ phải tiếp tục thực hiện trong khi lạm phát cần có thời gian để giảm dần. ADO 2011 đã giảm mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2011 xuống còn 6,1% so với mức dự báo 7,0% được đưa ra vào tháng 9/2010. ADB cũng dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ tăng trở lại lên mức 6,7% trong năm 2012, khi mà môi trường kinh tế ổn định hơn có thể kích thích tiêu dùng và đầu tư.

“Vượt rào” lãi suất (06/04)

Tuy nhiên, nhân viên của nhiều NH cho biết việc chi trả trực tiếp phần lãi suất tăng thêm khá rủi ro, NH có thể bị cơ quan quản lý xử phạt hàng trăm triệu đồng, hạn chế một số hoạt động kinh doanh… Vì thế, không ít NH đã nghĩ ra “chiêu” đề nghị người gửi tiền đem theo người nhà đến NH và người nhà được xem là “người môi giới” giới thiệu khách cho NH. Khi đó, NH sẽ chi hoa hồng từ 1% - 3%/năm (đối với số tiền gửi từ vài trăm triệu đồng trở lên) vào tài khoản của “người môi giới”. Tiếp đó, “người môi giới” đề nghị NH chuyển tiếp số tiền đó vào tài khoản của người gửi tiết kiệm là hoàn tất phi vụ... Tại thời điểm này, các NH cũng đang khuyến mãi rầm rộ để thu hút tiền gửi. BIDV, VPBank, VietinBank vừa quay số tổng kết đợt khuyến mãi đầu xuân nhưng đã “gối đầu” một số chương trình khuyến mãi mới. Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc VPBank, cho biết với trần lãi suất 14% áp dụng đồng loạt trong hệ thống, các NH rất khó thu hút tiền gửi nên buộc phải khuyến mãi.

Lãi suất vốn vay tăng cao, doanh nghiệp lo lỗ nặng (06/04)

Theo báo cáo tại buổi họp giao ban trực tuyến về xuất nhập khẩu, quí I do Bộ Công thương tổ chức sáng nay, 5/4 thì kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm ước đạt 19,25 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã có sự dịch chuyển tích cực và đặt trọng tâm vào nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 12,27 tỷ USD trong quí I, tăng 31,4% so với năm 2010 và vươn lên chiếm tỷ trọng cao nhất tới 68% các mặt hàng xuất khẩu.

Du lịch Huế: Cồn Dã Viên – Thắng cảnh bậc nhất giữa dòng Hương Giang (05/04)

Gần cuối con đường bê tông, trước khi đến chỗ gấp khúc dẫn vào khu dân cư, ngay vệ đường bên trái có một tấm bia đá được đặt trên một bệ bê tông chuông vuông mỗi cạnh chừng 1,4m. Tấm bia hướng mặt về phía Nam với 3 chữ Hán đại tự đề “Dữ Dã Viên”, bên phải là lạc khoản đề “Tự Đức nhị thập nhất niên ngũ nguyệt cát nhật phụng”, bên trái có 2 chữ “sắc tạo” cho biết bia được dựng vào tháng 5 năm Tự Đức thứ 21 (1868). Tấm bia được nhà nghiên cứu Phan Thuận An khảo tả: làm bằng đá Thanh cao 70cm, rộng 40cm, dày 11cm. “Trăm năm bia đá thì mòn” nhưng tấm bia này tính từ ngày được dựng đến nay đã hơn 140 năm, song chữ khắc trên bia vẫn còn nguyên đường đủ nét, rất dễ đọc. Nó là chứng tích khẳng định cồn Dã Viên từng là khu vườn ngự của vua Tự Đức. Dấu tích của khu vườn ngự không chỉ có tấm bia kể trên mà hiện vẫn còn một ngôi miếu thổ thần, một nền lầu Quan Phong đang hiển lộ.

Ba việc nên làm ngay để phát triển du lịch Huế (05/04)

Sự thưởng ngoạn của khách du lịch là trực quan, tai nghe nhưng mắt phải thấy nữa. Họ phải được thấy tranh, tượng, hình ảnh, phim ảnh lịch sử kết hợp với những lời thuyết minh ngắn gọn nữa mới thỏa mãn. Ví dụ như lễ lên ngôi của vua Duy Tân tại điện Thái Hòa, ít nhất phải có một cái tượng vua Duy Tân năm ông 8 tuổi, hình ảnh vua Duy Tân lúc đó cùng với hình ảnh các quan đại thần và hình ảnh mấy quan chức thực dân Pháp quyết định việc chọn Vĩnh San lên ngôi. Với hình ảnh vua Duy Tân, hiện có các điêu khắc gia nghiên cứu nặn lên một bức tượng vua Duy Tân bằng sáp không phải là việc không thể làm được.

Nan giải tìm vốn rẻ (03/04)

Một trong lý do khác dẫn đến tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng qua chậm là áp lực lãi suất thỏa thuận còn “neo” ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận vốn ngân hàng trước Tết Nguyên đán giờ đang phải xoay xở mọi cách để trả nợ vay, giảm áp lực lãi suất sử dụng vốn. Hiện mức lãi suất cho vay thỏa thuận tiền đồng được các ngân hàng áp dụng phổ biến đối với khách hàng doanh nghiệp ở mức 19%-20%/năm và thậm chí ở mức 22%/năm ở ngân hàng nhỏ. Một trưởng phòng giao dịch ở Agribank tại TPHCM cho biết, với mức cho vay 18%/năm hiện nay của Agribank (thấp hơn nhiều ngân hàng khác) nhưng doanh nghiệp cũng không dám vay bởi lẽ tỷ suất sinh lời trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cao lắm cũng chỉ từ 24%-25%, trừ đi chi phí lương và giá cả nguyên vật liệu tăng doanh nghiệp không có lời.

Tăng gánh nặng cho doanh nghiệp (17/03)

Theo TS Edmund Malesky - giáo sư Đại học California-San Diego, thành viên nhóm nghiên cứu PCI, VN cần thay đổi chính sách thu hút đầu tư để có thể thu hút được thế hệ đầu tư mới có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và có thể trả lương cao cho người lao động VN. Ông Edmund Malesky cho biết 88% số doanh nghiệp được hỏi khẳng định các chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại ở các tỉnh thành không phải yếu tố then chốt khiến họ đầu tư. Họ sẵn sàng từ bỏ ưu đãi cao hơn nếu các quy định về kinh doanh minh bạch hơn.

Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2010: Trở ngại từ chi phí “bôi trơn” (17/03)

Trong giai đoạn 2006-2009, thời gian đăng ký kinh doanh trung bình đã giảm một nửa so với trước đó, song đến năm 2010, xu hướng cải cách này có xu hướng chững lại. Số ngày đăng ký kinh doanh mới hay sửa đổi đều dừng ở mức 2009, lần lượt là 10 và 7 ngày. Số giấy tờ nộp bổ sung tăng lên và kết quả là tỷ lệ doanh nghiệp (ở các tỉnh trung vị) phải chờ hơn 1 tháng để hoàn thành các thủ tục pháp lý cho việc chính thức hoạt động, tăng từ 19,35% năm 2009 lên 24,39% năm 2010; doanh nghiệp chờ hơn 3 tháng tăng từ 4,44% lên 5,77%. Tương tự là chỉ số “Tính minh bạch”. Kết quả điều tra năm 2010 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu của chỉ số tính minh bạch đều sụt giảm so với 2009. Khả năng tiếp cận tài liệu cũng như văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh đều có xu hướng giảm. Khả năng tiếp cận các văn bản pháp luật được đánh giá trung bình là 3,05 điểm so với 3,11 điểm của năm 2009, giảm xuống gần với mức năm 2007.

Hương Thủy: Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trên địa bàn (15/03)

Với một doanh nghiệp đang tham gia sản xuất kinh doanh ở khu công nghiệp Phú Bài trong 03 năm trở lại đây, Công ty Bia Huế đã nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của chính quyền địa phương các cấp trên nhiều lĩnh vực, nhờ vậy tình hình sản xuất của công ty ngày một phát triển, đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho tỉnh Thừa Thiên Huế.  Ông Nguyễn Mậu Chi - Tổng giám đốc Công ty Bia Huế cho biết: Trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên đia bàn thị xã chúng tôi nhận được sự hỗ trợ rất lớn, kịp thời và nhiệt tình của Thị ủy, UBND và các ban, ngành của thị xã. Khi chúng tôi có việc gì cần thì các anh đã có sự hỗ trợ rất nhiệt tình, điều đó đã góp phần không nhỏ cho sự thành công của Công ty bia chúng tôi trong thời gian vừa qua ở nhà máy bia Phú Bài. Điều đó có cảm nhận rằng, giữa doanh nghiệp vơ quản lý nhà nước đang có những bước đi rất gần gũi nhau, đang hỗ trợ nhau để cùng phát triển trên bước đường xây dựng quê hương giàu mạnh.

Doanh nghiệp tìm cách vượt khó (11/03)

Theo các DN, hơn lúc nào hết, lúc này, DN rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước. Ông Đặng Chí Hùng, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Nhôm Kim Hằng, cho rằng ngoài việc đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, DN rất cần được chia sẻ kinh nghiệm thâm nhập thị trường. “Tôi đi Myanmar, Trung Đông thấy thị trường ở đó rất hấp dẫn nhưng DN Việt Nam cứ đi sau DN Trung Quốc, chưa thâm nhập được nhiều” – ông Hùng nói. Riêng về chính sách, các DN kiến nghị nếu giá điện, nước, xăng tiếp tục tăng thì Nhà nước nên thông báo trước và thông báo chính xác để DN chủ động hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh...

Sửa đổi cần linh hoạt và thực tế (07/03)

PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang- giảng viên trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho rằng, hiện nay giá cả đều tăng, chi phí sinh hoạt của mỗi người cũng tăng theo, không còn là 4 triệu đồng mà có khi lên tới 6-7 triệu đồng. Về giảm trừ gia cảnh 1,6 triệu đồng đối với người phụ thuộc, vào thời điểm này đối chiếu với các chi phí ăn ở, học hành, có thể phải lên tới 3 triệu đồng. Chính vì vậy, PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang cho rằng, nên chăng là điều chỉnh Luật cần tính đến tốc độ tăng và trượt giá.

Năm 2011: Vẫn chưa hết khó khăn cho doanh nghiệp (09/02)

Bên cạnh đó, năm 2011 quyết sách của chính phủ thể hiện quyết tâm cao, như về quản trị giá, về cơ chế phối kết hợp nhiều ngành lần này đã quy trách nhiệm cho từng ngành, thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng nhẹ nhàng chứ không mạnh như Hy Lạp, như bắt đầu thắt chặt chi tiêu công, giảm nợ công, giảm bội chi ngân sách bằng cách giảm chi thường xuyên, thanh lọc các dự án… Nếu chỉ thực hiện một phần những vấn đề đó thôi thì đã thuận lợi lắm rồi. Về chính sách tiền tệ, thực hiện biện pháp thắt chặt bằng cách nâng lãi suất, giảm tăng trưởng tín dụng sẽ dẫn đến thuận lợi là làm giảm lạm phát.

Những kỹ xảo bán hàng hiệu quả nhất (22/12)

Mỗi công ty được thành lập đều có những sản phẩm và dịch vụ cần giới thiệu tới nhiều khách hàng. Việc dùng những kỹ xảo như thế nào để chào hàng một cách hiệu quả nhất, đó chính là sự sống còn của công ty. Lắng nghe trạng thái cảm xúc của khách hàng bạn. Mối quan hệ giữa bạn và khách hàng cực kỳ quan trọng. Bạn cần họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là quan tâm đến công ty của bạn. Vậy thì trước tiên bạn phải quan tâm đến trạng thái cảm xúc của họ. Ví dụ, họ trông có vẻ mệt mỏi hoặc lo lắng. Bằng cách “bắt đúng mạch” của khách hàng, bạn có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ tốt và để lại ấn tượng tốt với họ.

5 hành động gia tăng hiệu quả làm việc của giám đốc (06/12)

"Dừng ngay tất cả những hành động đang rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào những việc có khả năng sinh lời mà thôi", đó là lời khuyên của Jana Eggers, giám đốc công ty thời trang thành đạt. Làm thế nào để bạn không phải làm những việc rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào việc phát triển kinh doanh mà thôi? Bạn quá mệt mỏi khi nhìn vào danh sách những việc cần làm ngày hôm nay? Và giống như rất nhiều doanh nhân khác, bạn sẽ rất dễ bị bỏ lại phía sau nếu không có đủ nhân lực. Giải pháp cho việc này là: Dừng ngay tất cả những hành động đang rút kiệt sự sống của công ty và chỉ tập trung vào những việc có khả năng sinh lời mà thôi. Đó là điều mà Jana Eggers đã làm. Cô là giám đốc của Spreadshirt – một công ty thiết kế trang phục có 250 nhân viên. Vị giám đốc đã cho ngừng triển khai đội ngũ bán hàng tại Scandinavia và chỉ tập trung vào thị trường chủ chốt ở Anh và Pháp. Kết quả là doanh số tại các quốc gia này tăng vọt.

Khi doanh nghiệp và trường nghề liên kết (24/11)

Tâm lý của nhiều học viên là đã cầm bằng nghề mà tự đi xin việc thì quả là khó khăn. Thế nên, tại các trường nghề, thắc mắc đầu tiên của người học khi đăng ký là có tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Việc này đòi hỏi các trường, trung tâm dạy nghề phải có sự phối hợp linh hoạt với doanh nghiệp, có sự hậu thuẫn của cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo chính sách dạy nghề, thực hành nghề phù hợp nhất với lao động. Khi doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề không những người lao động được hưởng lợi mà chính các doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề cũng được hưởng lợi. Tuy nhiên, thời gian của một khoá học chỉ là 3 tháng nên chỉ có thể dạy theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” chứ không thể đi vào dạy chi tiết được. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, các trung tâm dạy nghề đào tạo kiến thức cơ  bản (2-3 tháng), sau đó các doanh nghiệp tổ chức cho lao động thực hành tay nghề. Việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp còn được thực hiện trên phương diện đưa học sinh về thực tập tại doanh nghiệp, sau khi tốt nghiệp họ có cơ hội về làm việc tại các đơn vị đó. Với những hợp tác “mật thiết” hơn, có một số doanh nghiệp đến tận trường để tuyển công nhân.

9 Công việc mà nhà quản lý không thể để ngày mai (28/09)

Quản lý là một kỹ năng cần phải học. Bạn có thể cải thiện vai trò quản lý của mình thông qua làm việc mỗi ngày và dần dần tốt lên. Nếu bạn nhặt ra một vấn đề mỗi ngày và làm việc nhằm cải thiện lĩnh vực đó, bạn sẽ trở thành một người quản lý tốt hơn trước khi bạn nhận ra sự thay đổi này. Thúc đẩy nhân viên đạt được thành công trong công việc thôi chưa đủ. Họ cần phải cùng nhau làm việc như một đội để hoàn thành mục tiêu của nhóm đề ra. Nếu chúng ta muốn họ chỉ làm việc của riêng họ, chúng ta không cần những người quản lý để hợp nhất họ thành một đội.

Quản lý doanh nghiệp theo mô hình tích hợp lean - 6 sigma (27/09)

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, cắt giảm chi phí và đảm bảo chất lượng cũng chính là nền tảng để phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn, ví dụ như ISO 9000, cũng có những hướng dẫn về duy trì cải tiến liên tục nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát trong quá trình để giảm chi phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực nhằm quản lý sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp.